Đinh hương: Thuốc quý trong vườn
Y học cổ truyền nhiều nước đã dùng cây đinh hương vào việc chữa cảm, ho và giảm đau
Đây cũng là loài cây rất thường gặp ở vùng nông thôn miền Trung và miền Bắc nước ta. Có thể sử dụng đinh hương hoặc tinh dầu đinh hương vào những trường hợp sau đây:
- Thoa tinh dầu đinh hương vào vùng răng bị đau hoặc nhai vài mẩu đinh hương. Cảm giác đau răng sẽ biến mất sau vài phút. Cũng có thể thêm tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng rồi chải răng sẽ bảo vệ răng khỏi bị sâu và diệt vi khuẩn hại răng.
- Xay tán vài mẩu đinh hương thành bột mịn rồi cho vào một ít mật ong để làm thành một khối bột nhão đem thoa vào mụt mụn. Đặc tính kháng khuẩn của đinh hương sẽ cùng mật ong chống lại sự nhiễm trùng và hạn chế lan truyền mụn.
- Cho vài mẩu đinh hương vào trà nóng rồi nhâm nhi, sẽ có tác dụng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy… Thoa dầu đinh hương vào vùng cơ bị đau để giảm đau.
Video đang HOT
- Bỏ vài mẩu đinh hương vào hũ chứa gạo và đảo đều để giúp gạo không bị mối mọt và ký sinh trùng.
Theo PLXH
Đổ xô săn tìm cây kim cương
Cả tháng nay, vùng đông Trường Sơn mưa tầm tã, rét buốt thấu xương. Bất chấp tiết trời khắc nghiệt, nhiều người từ khắp nơi đổ về vùng cao Kon Plông (Kon Tum) để săn lùng cây kim cương.
Kim cương là cây thuốc quý, do giá mua hấp dẫn nên người dân vùng cao đổ xô săn tìm. Đó là một loại cây thân mềm, chiều cao chỉ 20-30 cm, mọc hoang trong rừng. Theo lời truyền miệng là cây thuốc quý chữa bệnh tim mạch. Sự thật ra sao chưa rõ nhưng chỉ cần mang cây kim cương ra khỏi rừng là có người mua ngay với giá 600.000 đồng/kg dạng thô.
Giá cao vì là thuốc quý?
Dưới cơn mưa rừng trút nước tầm tã không dứt, từng tốp người cứ đi sâu mãi vào các cánh rừng dọc dãy Trường Sơn. Hiện tại, mỗi ngày có hàng ngàn người dân các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăkglei, Kon Rẫy (Kon Tum) và các huyện lân cận thuộc tỉnh Quảng Ngãi đi tìm cây kim cương.
Già làng Vi Xây (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) cho biết: "Cả làng mình có 24 hộ, hơn 100 nhân khẩu. Những ngày này chỉ có tụi trẻ con ở nhà thôi, còn tất cả người lớn đều vào rừng sâu tìm kiếm cây kim cương". Hỏi về tác dụng của loại cây này, già làng lắc đầu: "Ồ mình không biết nó dùng để chữa bệnh gì. Chỉ thấy mấy người buôn bán hỏi mua, có bao nhiêu họ cũng mua hết, giá 600.000 đồng/kg cây tươi, còn khô thì giá 7 triệu đồng/kg. Ai mà tìm trúng cây kim cương có thể kiếm được cả triệu đồng một ngày...".
Bốn em học sinh ở Đăk Tăng (Kon Plông) đi tìm hái cây kim cương trong mưa, gió rét
Theo trưởng thôn A Jơn, loại cây này trước đây mọc đầy quanh nhà nhưng bà con trong thôn không ai để ý đến chúng, đến khi có người từ xa đến hỏi mua, ban đầu 250.000đồng/kg, rồi giá tăng vọt mỗi ngày. Do nhiều người tìm hái nên bây giờ muốn hái cây kim cương phải đi vào tận rừng sâu mới có.
Cây kim cương
Chúng tôi đến gặp anh Đ., một người chuyên thu mua cây kim cương để tìm hiểu thêm. Anh Đ. cho biết lúc đầu còn dễ thu mua nhưng nay có quá nhiều người nơi khác đến gom hàng nên mỗi ngày cũng chỉ mua được vài ba chục ký. Thậm chí ngay cả anh Đ. cũng không rõ công dụng của loại cây này như thế nào, đại lý thu mua để làm gì, chỉ biết cây được gom mua với giá cao, rồi vận chuyển bán sang Trung Quốc, Đài Loan..., không tiêu thụ tại Việt Nam.
Trẻ em bỏ học đi tìm cây kim cương
Trong "cơn lốc" săn tìm cây kim cương, rất nhiều trẻ em xao lãng việc học hành để gia nhập đoàn người vào rừng sâu lặn lội tìm cây kim cương. Chúng tôi gặp A Toàn, học sinh lớp 9A Trường THCS Đăk Tăng (huyện Kon Plông), đang mặt mày tím tái, người run cầm cập do không mũ nón, áo che mưa. Toàn nói: " Em vào rừng từ sáng sớm do biết cây kim cương còn mọc nhiều ở vùng rừng này". Chiếc túi mang theo của Toàn đựng chưa đến nửa ký cây kim cương. Toàn nói số cây đem bán sẽ được chia cho ba bạn đi cùng là A Toài, A Lài, A Vận. Cũng như A Toàn, ba em này nhiều lần trốn học vào rừng tìm hái cây kim cương. "Vẫn biết là nhà trường nghiêm cấm nhưng tụi em vẫn tranh thủ vào rừng tìm hái cây kim cương kiếm ít tiền phụ giúp cha mẹ" - A Lài thật thà kể.
Từ ngày cây kim cương lên giá, bị săn lùng ráo riết, nhiều lớp học ở trường làng Đăk Tăng luôn vắng học sinh. Thầy giáo Đinh Văn Kiểm, Trường THCS Đăk Tăng, bức xúc: "Nhiều lớp vắng hơn phân nửa, phần lớn các em vào rừng tìm hái cây kim cương. Giáo viên đến từng nhà để vận động các em trở lại lớp. Già làng, trưởng thôn họp dân kêu gọi, nghiêm cấm nhưng xem ra không hiệu quả, bởi giá cây kim cương cao ngất, đủ sức hút các em ra khỏi lớp học!".
Hiện tượng cây kim cương đang được săn tìm, bán với giá cao rất cần các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học nghiên cứu, nếu kết luận là cây thuốc quý thì cần sớm có kế hoạch bảo tồn.
Theo bác sĩ Lê Nam Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, cây kim cương là loại thân mềm, màu tím, mặt trên của lá có nhiều sọc trắng dạng hình thoi, khi ăn vào có vị ngọt, giống như các loại rau thường ăn hằng ngày, không độc. Sách y học không ghi nhận loại cây kim cương dùng làm thuốc chữa bệnh, tuy nhiên một số người cho rằng dùng cây này giá trị cao và có tác dụng chữa bệnh tim mạch, thực hư ra sao cần sớm được làm rõ.
Theo Pháp luật TP HCM
Thuốc quý từ quả chanh Chanh là một loại quả phổ biến và có nhiều loại như chanh giấy, chanh đào... Hầu hết bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền. Vỏ quả: chiếm 13 - 24% trọng lượng của quả, có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện chữa...