Định hướng nghề nghiệp cho con lúc còn nhỏ, ông bố ngã ngửa khi hỗ trợ con hết mình nhưng con làm hết hồn
Định hướng nghề nghiệp cho con từ rất nhỏ ông bố ngã ngửa khi con quá nghe lời.
Việc định hướng nghề nghiệp cho con từ nhỏ là việc quan trọng mà không bao giờ cho là quá sớm, quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cần trải qua một thời gian dài mà bố mẹ là người phải đồng hành với con ngay từ nhỏ, luôn bên cạnh và động viên con.
Vừa qua, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện một đoạn clip với nội dung: “Bố mẹ cháu được cái định hướng nghề nghiệp sớm cho con”. Dù chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng ai cũng không khỏi bật cười với nội dung đoạn clip.
Ông bố định hướng nghề nghiệp cho con từ nhỏ để con tập làm quen với nghề bác sĩ
Cô bác sĩ nhí đang miệt mài trong công việc
Ông bố phối hợp rất ăn ý với con gái
Trong đoạn clip là hình ảnh cô con gái nhỏ đang làm nhiệm vụ là một bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị thương rất nặng mà bệnh nhân ở đây không ai khác đó chính là ông bố. Có vẻ như ông bố cũng rất ăn ý với cô bác sĩ nhí của mình, nhìn biểu cảm của ông bố thì giống như đang trong tình trạng nguy kịch còn cô bác sĩ nhí thì vẫn miệt mài chuẩn bị dụng cụ.
Sau khi xem đoạn clip ai cũng bật cười và thích thú với độ dễ thương của 2 bố con, nhiều người còn khen ông bố cũng phối hợp ăn ý ghê. Có vẻ như ông bố muốn con sau này lớn lên làm bác sĩ nên đã định hướng cho con tập làm quen với nghề này từ lúc còn nhỏ.
Nhiều người còn bày tỏ thái độ đáng khen đến ông bố vì cách định hướng nghề nghiệp quá dễ thương và phù hợp.
Những cách giúp con định hướng nghề nghiệp
Tìm hiểu sở thích của con và lắng nghe những nguyện vọng của con
Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu sở thích và những năng khiếu của con ngay từ nhỏ để giúp con phát triển năng khiếu và tiếp cận nghề nghiệp ngay từ lúc còn nhỏ để từ đó giúp con phát huy được những điểm mạnh của mình. Đặc biệt chúng ta nên lắng nghe những suy nghĩ của con từ đó giúp con làm quen với những trải nghiệm thực tế để con dễ dàng học hỏi và nắm bắt hơn.
Không áp đặt chọn nghề nghiệp cho con
Bất cứ các bậc cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con, tuy nhiên nhiều người lại quá áp đặt con mình vào những cái mà con không thích. Sự áp đặt đó sẽ khiến cho con làm trái chiều với ý cha mẹ và đôi khi nó lại tạo áp lực cho con khiến con phải một mình gánh chịu. Vậy nên cha mẹ phải luôn là người tạo động lực và động viên giúp con phát triển những thứ mà con thích và giúp con tạo ra một định hướng đúng đắn.
Giúp con trải nghiệm nhiều hơn và tích lũy những kinh nghiệm thực tế
Để giúp con có những định hướng vững chắc ngay từ lúc nhỏ thì cha mẹ nên tạo điều kiện giúp con thích nghi tốt với điều kiện của môi trường tự nhiên bên ngoài, không nên ép con trong một khuôn khổ nhất định. Ngoài những kinh nghiệm được học trên trường lớp thì kinh nghiệm trải nghiệm thực tế có quyết định giúp con phát triển tốt kỹ năng của mình và học hỏi được nhiều điều hơn để con dễ dàng tìm ra lối đi sau này cho bản thân.
Định hướng nghề nghiệp cho con ngay từ lúc còn nhỏ
Việc định hướng cho con ngay từ lúc nhỏ không quá thừa mà nó là yếu tố quan trọng giúp con có một nền tảng vững chắc cho tương lai. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những sở thích của con, xem con thích gì và muốn gì rồi bắt đầu giúp con tiếp cận dần với nghề nghiệp ngay từ lúc nhỏ để sau này con dễ dàng trong việc lựa chọn nghề nghiệp vì đã có nền tảng từ nhỏ rồi.
Chàng trai làm bánh nổi tiếng từ Nam ra Bắc, thu nhập 200 triệu đồng/tháng
An Tú, biệt danh "Cậu bé trà sữa", là người truyền cảm hứng, dạy nhiều người làm nên những chiếc bánh ngon miệng và bắt mắt. Chàng trai làm bánh này sở hữu lượt theo dõi "khủng" trên mạng xã hội.
Định hướng nghề nghiệp sớm, tầm sư học đạo ở nước ngoài
An Tú (tên thật là Nguyễn Thành Công) sinh năm 1998, là một đầu bếp làm bánh tại TP Hồ Chí Minh. Với biệt danh "Cậu bé trà sữa", chàng trai này có hơn 200 nghìn lượt theo dõi trên mạng xã hội với nhiều nội dung thú vị về kinh nghiệm làm bánh, bí quyết bếp núc...
An Tú là chàng trai trẻ gốc Hà thành có niềm đam mê mãnh liệt với nghề làm bánh.
An Tú yêu thích nghề làm bánh này từ khi còn đang là học sinh cấp 3. Sau khi tốt nghiệp, anh bày tỏ mong muốn theo đuổi nghề làm bánh thay vì học đại học với gia đình. Tuy nhiên, Tú không nhận được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình.
An Tú bộc bạch: "Cảm nhận của mình lúc đó khá khó chịu, buồn bã khi không được gia đình ủng hộ những dự định, đam mê của mình. Nhưng đến bây giờ, mình đã hiểu sự không đồng tình đó là vì gia đình lo lắng cho tương lai của mình sẽ không được ổn định".
Không chỉ người nhà, An Tú cũng vấp phải sự dị nghị của người ngoài khi làm nghề được cho là của con gái. Anh thẳng thắn chia sẻ: "Theo quan điểm của mình, nghề làm bánh không cứ phải con gái mới làm được. Bởi nó đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau mới có thể làm nên được một sản phẩm.
Hơn nữa, trong công việc này có nhiều bước đặc thù như việc nhồi bột. Công việc này khá vất vả và nặng nên nếu ai có sức khỏe không được đảm bảo thì sẽ nhanh mất sức".
Mặc dù bị gia đình phản đối, người ngoài lời qua tiếng lại, nhưng An Tú vẫn luôn cố gắng nỗ lực, theo đuổi con đường mà mình lựa chọn. Anh luôn thử thách bản thân, học hỏi thêm nhiều điều mới để thành toàn chính mình, chứng minh cho gia đình và mọi người thấy quyết định lựa chọn theo nghề làm bánh của anh là đúng đắn.
Công việc hiện tại mang lại cho Tú nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm trong nghề và rèn luyện được đức tính kiên trì, cẩn thận.
Để thực hiện ước mơ của mình, An Tú quyết định học làm bánh tại nước ngoài. Anh chia sẻ: "Mình rất thích khám phá những điều mới. Chính vì thế, thay vì học tập trong nước, mình muốn tìm hiểu xem ở nước bạn, họ làm nên những chiếc bánh như thế nào.
Và việc học không có giới hạn nên mình càng muốn học hỏi thêm những điều mới từ nhiều người hơn đặc biệt là đối với nghề làm bánh này và mình đã tham gia rất nhiều khóa học tại nhiều đất nước khác nhau".
An Tú nói thêm: "Mình đã đến một số nơi như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Malaysia... để "tầm sư học đạo" về nghề làm bánh bởi bản thân mình rất thích văn hóa ẩm thực của các nước này nói riêng và châu Á nói chung.
Mình cũng thấy chúng có nhiều nét tương đồng với ẩm thực Việt nên qua đó, mình có thể sáng tạo và vận dụng mùi vị của nhiều món ăn khác nhau để làm nên những sản phẩm hợp khẩu vị người Việt Nam mình".
An Tú trở thành thợ dạy làm bánh nổi tiếng khi còn rất trẻ.
Việc chuyên tâm vào nghề ngay từ khi còn trẻ đã giúp An Tú hiểu và yêu nghề hơn. Anh nói: "Chỉ một món bánh nhưng mỗi năm lại có những sự thay đổi mới mẻ và cải tiến hơn trong công thức cũng như cách làm.
Khi có cơ hội được tham gia vào các khóa học làm bánh tại nước ngoài, mình đã tận dụng nó để học hỏi và làm quen được nhiều bạn bè cùng chung chí hướng tại đó nữa".
23 tuổi có thu nhập 200 triệu đồng/tháng
Để trở thành một người làm nghề thành thạo trong bất cứ công việc nào, mỗi người, mỗi nghề đều đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng. "Đối với nghề làm bánh không có yêu cầu điều gì quá đặc biệt mà điều đơn giản đầu tiên là bạn phải có một trái tim đam mê với bánh trái, phải thật sự yêu nghề.
Ngoài ra, tính kiên trì, chịu khó là những đức tính vô cùng cần thiết đối với công việc làm bánh, bởi đây là một nghề đòi hỏi rất nhiều thời gian, thời gian thực hành sẽ khác nhiều so với thời gian theo lý thuyết mình được học", An Tú chia sẻ.
Mẫu mã, công thức làm nên những chiếc bánh sẽ được cải tiến liên tục, nên An Tú luôn mong muốn được học hỏi nhiều hơn.
Sau một thời gian học tập và làm nghề, anh Tú đã có cửa hàng cho riêng mình và gặt hái được một số thành công nhất định trong nghề. Anh tiết lộ: "Thu nhập trung bình mỗi tháng của mình dao động từ 160 triệu đến 200 triệu với nghề này".
Dù vậy, tình hình dịch bệnh đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với mô hình kinh doanh của An Tú. Để thích ứng, An Tú đã tìm ra những hướng đi mới.
Thay vì tổ chức các buổi học làm bánh tại chỗ, An Tú đã thay đổi hình thức, mở các lớp học dạy làm bánh trực tuyến để phù hợp với tình hình thực tế. Lớp học thu hút nhiều học viên ở các độ tuổi khác nhau, trong và ngoài nước tham gia. Việc hướng dẫn mọi người làm nên những chiếc bánh cũng khiến anh nhớ lại những ngày đầu mới học nghề, làm nghề.
An Tú được nhiều người tin tưởng và chọn lựa để học thêm về nghề bánh.
Sự khác biệt về vai trò của người làm bánh và người dạy làm bánh khiến An Tú có những trải nghiệm đặc biệt: "Khi là một người làm bánh, mình luôn cố gắng hoàn thiện những gì nhỏ nhặt nhất và gửi gắm tâm huyết của mình vào từng sản phẩm.
Còn khi dạy, công việc này đòi hỏi bạn phải là một người vững kiến thức chuyên môn, không chỉ về nghề mà kỹ năng sư phạm của bạn cũng phải tốt thì mới có thể truyền đạt một cách dễ hiểu tới các học viên".
Hiện nay, nhiều người nghĩ rằng để làm ra một chiếc bánh, họ chỉ cần làm theo công thức và nguyên liệu đã định sẵn là được, không cần phải cầu kỳ học thêm lớp này, lớp nọ, học nâng cao hay chuyên nghiệp, chỉ thêm phí thời gian, tiền bạc.
An Tú thẳng thắn bày tỏ: "Việc học về làm bánh phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân. Ví dụ, bạn làm bánh để phục vụ gia đình thì chỉ cần những công thức và cách làm đơn giản, không cần quá cầu kỳ.
Còn khi bạn xác định đây là nghề nuôi sống bản thân thì mình nghĩ mọi người nên nghiêm túc, tập trung trau dồi và đầu từ thêm kiến thức cho bản thân. Bởi ngoài công thức thì kỹ năng của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. Đó là lý do của một số trường hợp bánh khi làm thì có chất lượng, mẫu mã khác nhau".
Học cách làm bánh là một điều thật sự thú vị, mình có thể thưởng thức những món bánh ngon và cũng có thể phục vụ gia đình.
Nổi tiếng từ Nam ra Bắc
An Tú được biết đến là một chàng trai trẻ sở hữu lượt theo dõi khủng nhờ chia sẻ các video công thức làm bánh, nấu nướng trên mạng xã hội. Khi các nội dung về nghề làm bánh nhận được phản hồi tích cực của cộng đồng mạng, Tú cảm thấy rất vui và hào hứng.
Tài khoản Tik Tok "Cậu bé trà sữa" của An Tú thu hút tới hơn 200.000 lượt theo dõi và 1.8 triệu lượt thích với những nội dung thú vị, hấp dẫn.
An Tú bộc bạch: "Khi chia sẻ những công thức nấu nướng, làm bánh lên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người đã ủng hộ và tiếp thêm động lực rất nhiều cho mình. Thậm chí, họ còn làm theo và gửi phản hồi nên mình đã rất hạnh phúc.
Cuộc sống của mình có những thay đổi tích cực và ý nghĩa hơn vì được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người, đặc biệt là những người có chung niềm đam mê làm bánh như mình".
Hiện nay, có khá nhiều người đam mê nấu ăn, làm bánh học theo công thức "Cậu bé trà sữa" để làm ra những mẻ bánh thơm ngon cho gia đình, người thân thưởng thức.
An Tú chia sẻ thêm: "Ban đầu, mình chỉ làm video để giải trí những lúc rảnh khi giãn cách xã hội vì dịch bệnh. Nhưng sau khi nhận được sự ủng hộ từ mọi người, mình có đôi chút áp lực và kỳ vọng.
Mình mong muốn những kiến thức mình chia sẻ về nghề bánh sẽ được nhiều người cùng đam mê biết tới và có thể lan tỏa năng lượng, cảm hứng tới họ để theo đuổi đam mê của mình".
An Tú hy vọng những chia sẻ của mình sẽ tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ yêu thích nghề làm bánh theo đuổi ước mơ của mình.
Vừa làm bánh, vừa sáng tạo nội dung video, khó khăn lớn nhất của An Tú là phải sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành tốt hai công việc. Để những video trở nên chân thật hơn, anh đã sử dụng những khoảnh khắc lúc làm việc hay hoạt động thường ngày của mình để làm nội dung chính từ đó, giúp mọi người hiểu hơn về công việc này. Hơn thế nữa, cũng nhờ có mạng xã hội An Tú có thêm nhiều đơn đặt hàng.
Các món ăn được An Tú trau chuốt, cẩn thận từ mùi vị đến hình thức bên ngoài.
Chàng trai trẻ nghĩ rằng: "Nếu mọi người có đam mê thì hãy kiên trì theo đuổi và tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Đừng sợ thất bại khi bạn chưa bắt tay vào làm. Hãy trải nghiệm và thử thách thật nhiều để có những bài học giá trị cho bản thân không chỉ trong nghề mà trong cả cuộc sống nữa".
Ảnh: NVCC
F0 ở lại viện chăm bệnh nhân: Có người cho vàng quyết không nhận nhưng món quà này thì không thể cầm được lòng Tâm sự dí dỏm của anh Nguyễn Hồng Kỳ - tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 4 khiến nhiều người vừa bật cười, vừa không giấu nổi xúc động. "F0 man" và tâm sự dí dỏm: Ai cho gì cũng kiên quyết từ chối, cho đến khi nhìn thấy "món quà" hấp dẫn khó cưỡng...