Định hướng khó lường
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cải cách luật chống khủng bố vì mục đích miễn thị thực với công dân nước này khi tới Châu Âu” là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước quyết định vào tháng 6 tới của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề này.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thách thức sự kiên nhẫn của EU.
Người đứng đầu xứ Thổ còn cáo buộc Lục địa già “độc tài” và “tàn nhẫn” khi đóng cửa biên giới với người tị nạn. Dường như cả hai “câu chuyện” – chống khủng bố và khủng hoảng di cư – qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đang thử thách sức chịu đựng của Cựu lục địa.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 4-5, Ủy ban Châu Âu (EC) đã hoàn tất bước đầu hướng tới bỏ thị thực với người dân Thổ Nhĩ Kỳ – từ cuối tháng 6 tới – khi Ankara thực hiện các yêu cầu của EU. Thực tế, thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ về người di cư đạt được hôm 18-3 vừa qua đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, chỉ có khoảng 100 người di cư tới Hy Lạp mỗi ngày so với hàng nghìn người vào mùa thu năm 2015. Điều này cho thấy Ankara có thể kiểm soát hữu hiệu dòng người di cư đến EU. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi trú chân của khoảng 2,7 triệu người tị nạn, phần lớn từ Syria. Do đó, Ankara mới trở thành “đối tác” không thể thiếu của EU trong nỗ lực ngăn người di cư vượt biển đến Hy Lạp như một tuyến đường ngắn nhưng đầy rủi ro.
Bên cạnh đó, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng không quên nỗ lực suốt mấy tuần qua nhằm giành được quyền miễn thị thực đi lại trong khối Schengen cho công dân của mình. Trong 72 điều kiện mà EU đưa ra, có điều kiện mà Ankara phải đáp ứng ngay, đó là sửa đổi luật chống khủng bố cho phù hợp với tiêu chuẩn của EU. Nhưng, theo Tổng thống R.T.Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị các tổ chức khủng bố tấn công và đang phải đơn thương độc mã chống trả. Nên Ankara sẽ không sửa luật để đổi lấy thị thực tới Châu Âu. Điều đáng nói là trước đó, Ankara đã nhận gói viện trợ 3 tỷ euro để giúp EU ngăn dòng người nhập cư.
Thậm chí, nhà lãnh đạo Thổ còn yêu cầu EU tăng gấp đôi gói viện trợ (lên đến 6 tỷ euro) trong vòng 3 năm để ngăn chặn người di cư vào Châu Âu. Tuyên bố gây sốc của nhà lãnh đạo Thổ được đưa ra sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu – người chịu trách nhiệm đàm phán về thỏa thuận người di cư với EU – tuyên bố sẽ từ chức cuối tháng này sau những bất đồng với Tổng thống R.T.Erdogan. Ông A.Davutoglu được xem là người có công trong thỏa thuận di cư EU – Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, các nhà ngoại giao tại EU đều cho rằng sự ra đi của Thủ tướng A.Davutoglu không phải là một tin tốt với Liên minh.
Không những vậy, trong một phát biểu tại Istanbul ngày 8-5, ông R.T.Erdogan còn cáo buộc liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bỏ mặc Ankara đơn độc chống IS. Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang nâng cảnh báo an ninh lên mức tối đa sau một loạt cuộc tấn công do IS tổ chức những tháng gần đây thì, “cơn nóng” giận của nhà lãnh đạo xứ Thổ là dễ hiểu. Thủ đô Ankara và thành phố Istanbul là hai trong số các khu vực bị tấn công nhiều nhất.
Có thể thấy, với tình thế hiện nay của Ankara, mặt trận chống khủng bố sẽ càng khó khăn bởi Thổ Nhĩ Kỳ – với vai trò địa – chiến lược nối hai lục địa Á – Âu – đang là điểm “trung chuyển” khủng bố đáng ngại nhất toàn cầu. Thêm vào đó, theo thỏa thuận Ankara – EU về người di cư, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận trở lại những người nhập cư Châu Âu bất hợp pháp. Việc này được cho sẽ gây không ít phức tạp cho an ninh nội địa Thổ Nhĩ Kỳ. Rất khó tránh nguy cơ khi những kẻ khủng bố có thể được các tổ chức của chúng “đánh” vào dòng người di cư bị Châu Âu trục xuất để xâm nhập Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh như vậy, những tuyên bố không thể xấu hơn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào EU đủ làm dấy lên nghi ngại về tương lai thỏa thuận với EU trong chính sách miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại Châu Âu. Quan trọng hơn, cử chỉ từ Ankara dường như định hướng chính sách đối ngoại và chiến lược chống khủng bố mà EU cùng đồng minh chưa thể lường hết từ quốc gia này trong khu vực.
Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
Hàn Quốc không chấp nhận Triều Tiên có vũ khí hạt nhân
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 9/5 tuyên bố, Seoul và cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một nước có vũ khí hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un quan sát tàu ngầm Triều Tiên phóng tên lửa. (Ảnh: EPA/KCNA)
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ gây sức ép thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ để thúc đẩy Triều Tiên từ bỏ các tham vọng hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng bác bỏ đề nghị của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc tổ chức các cuộc đàm phán quân sự liên Triều, cho rằng đề nghị này "không chân thành" và kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành động mang tính khiêu khích và có những bước tiến hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên thông qua một quyết định tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân tự vệ "cả về chất và lượng".
Theo_VTV
Gruzia đưa Mỹ vào nhà tập trận Gruzia tuyên bố tập trận với Mỹ, Anh sát biên giới với Nga, sau rất nhiều kế hoạch dồn quân tới châu Âu của Mỹ. Bộ Ngoại giao Gruzia hôm 7/5 tái khẳng định các cuộc tập trận sắp tới với Mỹ và Anh không nhắm vào bất cứ quốc gia nào. "Chúng tôi muốn tuyên bố dứt khoát rằng Gruzia là một...