Định hướng để trẻ sử dụng internet an toàn, hiệu quả
Việc sử dụng mạng internet có cả mặt lợi và hại, điều cần thiết là cha mẹ phải đồng hành, có kế hoạch để hỗ trợ các em sử dụng mạng một cách an toàn, hiệu quả.
Trẻ tham gia hoạt động về sách tại chương trình.
Ngày nay, ngoài sách in, trẻ còn có điều kiện tiếp cận với rất nhiều loại hình sách, nhiều nguồn kiến thức, thông qua không gian mạng, trong đó có cả mạng xã hội. Với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, các loại hình sách và thông tin trên mạng dễ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hơn, giúp thúc đẩy việc đọc của các em. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng internet có cả mặt lợi và hại, điều cần thiết là cha mẹ phải đồng hành, có kế hoạch để hỗ trợ các em sử dụng mạng một cách an toàn, hiệu quả.
Đây là chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình giao lưu Đọc sách và an toàn thông tin cho trẻ trên không gian mạng xã hội, được tổ chức tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/8.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Hoàng Tuấn Ngọc, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, việc đọc sách nói chung mang lại rất nhiều lợi ích, giúp mỗi người phát triển khả năng ngôn ngữ, thị giác, nhận thức tiếp thu thông tin, điều khiển cảm xúc. Việc đọc cũng giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và giảm stress…
Dù lợi ích lớn, nhưng qua một cuộc khảo sát nhỏ được Tiến sĩ Hoàng Tuấn Ngọc thực hiện với trên 2.000 trẻ cho thấy một thực trạng đáng báo động hiện nay là đa số trẻ không đọc sách và không thích đọc sách. Nhiều lý do mà trẻ đưa ra là phải dành thời gian cho việc học, chơi game, trẻ không thích đọc sách hoặc trẻ cho rằng không có sách phù hợp…
Tiến sĩ Hoàng Tuấn Ngọc chia sẻ, thực tế, việc đọc sách chính là một loại năng lực bậc trung và cao cấp. Vì thế, để việc đọc sách không trở thành áp lực với trẻ, trước hết cần cho trẻ tham gia hoạt động đọc, như vẽ, trò chơi… liên quan đến sách, để trẻ làm quen. Từ đó, dần xây dựng thói quen đọc cho trẻ.
Hiện nay, việc trẻ sử dụng mạng internet, nhất là các mạng xã hội ngày càng phổ biến và đó là điều tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
Để trẻ có thể khai thác được những mặt có lợi và sử dụng mạng internet một cách an toàn, ông Đoàn Xuân Hiển, giảng viên Google for Education, cha mẹ và trẻ cần cùng nhau thiết lập một quy tắc, như quy định về thời gian sử dụng, định hướng các nội dung bổ ích… Cha mẹ cũng nên quản lý việc sử dụng internet của con thông qua việc trao đổi, định hướng, đồng hành, tạo cho trẻ thói quen tự chủ khi tham gia không gian mạng và cả thông qua giải pháp kỹ thuật là sử dụng các công cụ quản lý thiết bị.
Gợi ý một số biện pháp quản lý thiết bị, ông Đoàn Xuân Hiển chia sẻ, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng mạng internet bằng tài khoản riêng, với những thiết lập cài đặt phù hợp để lọc những nội dung không phù hợp với độ tuổi trẻ. Cùng với đó, phụ huynh kết hợp sử dụng công cụ quản lý hoạt động trên không gian mạng của trẻ như Google family link, Microsoft family safety… Tuy nhiên, trong việc xây dựng và thực hiện quy tắc sử dụng mạng internet hay sử dụng các công cụ quản lý này cần có sự đồng thuận giữa cha mẹ và trẻ, tránh cho trẻ có tâm lý bị ép buộc.
Từ hôm nay (8/4), dịch vụ karaoke, massage ở Hà Nội được mở cửa trở lại
Từ 0h ngày 8/4, các quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử và Internet ở Hà Nội đã được hoạt động trở lại và phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức và người dân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới; yêu cầu các Sở, ngành, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người dân thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (trong đó thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và khử khuẩn) và các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Thành phố; các cơ quan, đơn vị thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Ảnh minh họa
Thành phố tiếp tục thực hiện các nội dung về phòng, chống dịch theo nội dung tại Công văn của UBND Thành phố về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đáng chú ý, đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ như: Karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử, Internet hoạt động trở lại từ 0h ngày 8/4/2022 nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan; khuyến cáo khách hàng khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như ho, sốt, khó thở, mất vị giác... không sử dụng dịch vụ và tham gia các hoạt động tại các địa điểm trên, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ này, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và an toàn phòng, chống dịch.
Hồi cuối tháng 4/2021, trước diễn biến phức tạp của dịch, trong Công điện hoả tốc về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu từ 0h ngày 30/4/2021 tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game.
Nghệ An cho mở lại karaoke, quán bar, massage từ 0h ngày 8-4 Các cơ sở kinh doanh như karaoke, quán bar, vũ trường, massage ở Nghệ An được mở cửa trở lại bắt đầu từ 0h sáng 8-4 nhưng phải đảm bảo các quy định phòng dịch. Một quán bar ở Vinh, Nghệ An mở cửa sôi động trước thời điểm có dịch COVID-19 - Ảnh: DOÃN HÒA Chiều tối 7-4, ông Đặng Thanh Tùng...