Định hình tương lai hợp tác GCC – Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 27/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố quan hệ giữa nước này và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ( GCC) đã duy trì đà phát triển mạnh mẽ và trở thành hình mẫu xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng các nước GCC bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, ông Vương Nghị lưu ý rằng GCC là tổ chức khu vực năng động nhất ở Trung Đông và là đối tác tin cậy của Trung Quốc.
Đồng thời, ông nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng quan hệ với GCC và sẵn sàng tăng cường giao tiếp và phối hợp song phương, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau một cách vững chắc, cũng như thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, đầu tư và đổi mới sáng tạo.
Về phần mình, Ngoại trưởng các nước GCC bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thực hiện sự đồng thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh GCC – Trung Quốc lần thứ nhất vào tháng 12/2022; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, đầu tư, năng lượng, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác; đồng thời thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ GCC-Trung Quốc.
Cũng tại cuộc gặp trên, hai bên cũng trao đổi quan điểm về tình hình Trung Đông.
Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác
Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong cuộc hội đàm ở Budapest ngày 9/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Viktor Orban đã có cuộc hội đàm tại thủ đô Budapest trong khuôn khổ điểm dừng chân cuối cùng của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến công du 5 ngày tới châu Âu, bao gồm cả Pháp và Serbia.
Phát biểu họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Orban ca ngợi "tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn" giữa hai nước kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 2010, đồng thời cam kết Hungary sẽ tiếp tục thu hút thêm các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
Thủ tướng Orban khẳng định Hungary sẽ tiếp tục tạo điều kiện bình đẳng cho các công ty Trung Quốc đầu tư vào Hungary, đồng thời tạo cơ hội cho các công nghệ hiện đại nhất của phương Tây và phương Đông "được gặp gỡ và xây dựng hợp tác ở Hungary". Ông cũng nhấn mạnh so với 20 năm trước khi nền kinh tế và thương mại thế giới phải hoạt động trong một thế giới đơn cực, trật tự thế giới hiện nay đã mang tính đa cực và một trong những trụ cột trong đó chính là Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2023, Hungary đã thông báo rằng một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới là BYD của Trung Quốc sẽ mở nhà máy đầu tiên ở châu Âu tại miền Nam Hungary.
Hungary cũng đang sở hữu một số nhà máy pin của Trung Quốc và hi vọng trở thành một trung tâm sản xuất pin lithium toàn cầu, đồng thời đã thực hiện một dự án đường sắt là một phần của "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định ông và Thủ tướng Orban đều nhất trí rằng sáng kiến này "rất phù hợp" với chiến lược hướng Đông của Hungary, đồng thời nhấn mạnh rằng Bác Kinh ủng hộ Budapest đóng vai trò lớn hơn trong Liên minh châu Âu (EU) đối với việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-EU.
Campuchia và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác song phương Theo Tân Hoa xã, ngày 12/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea, trong đó, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ song phương. Tại cuộc gặp, ông Sophea đánh giá cao chuyến thăm Campuchia của ông Vương Nghị. Ghi nhận hợp tác song phương đã giúp...