Định hình trật tự thế giới mới sau thượng đỉnh Nga – Mỹ
Nhà chính trị học, kinh tế học, nhà báo nổi tiếng Mikhail Khazin đã đưa ra giả thuyết cá nhân về cuộc gặp sắp tới giữa nhà lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 16/7 sắp tới tại Helsinki.
Ảnh: AP
Theo chuyên gia Khazin, để hiểu được bản chất cuộc gặp sắp tới, cần hiểu được một số khía cạnh của sự tồn tại hai quốc gia này từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước. Về vấn đề này, chuyên gia Khazin nhắc lại rằng, hơn nửa thế kỷ trước các siêu cường (Mỹ và Liên Xô) đã thiết lập nên một hệ thống quan hệ Yalta nhằm chia thế giới ra làm 3 phần lớn.
Phần thứ nhất đó là khu vực ảnh hưởng của Mỹ, phần thứ 2 là khu vực ảnh hưởng của Moscow, còn phần thứ 3 là tất cả các quốc gia còn lại, nơi mà hoạt động của các siêu cường cần có sự thỏa thuận một cách bí mật (bí mật gặp gỡ và đàm phán) hoặc công khai (thông qua Liên Hợp quốc).
Vào cuối những năm 80, hệ thống Yalta chấm dứt tồn tại, còn từ năm 1991 thì Washington tự cho mình quyền kiểm soát toàn bộ thế giới. Một số quốc gia không khuất phục Mỹ (Saudi Arabia và Vương quốc Anh), nhưng nhìn chung các quốc gia khác bị ép buộc bởi các quy tắc hành xử một cách nghiêm ngặt.
Điều đặc biệt là hiếm có người dám nỗ lực phá vỡ những quy tắc mới về địa chính trị này. Để duy trì khả năng kiểm soát tình hình, Mỹ đã xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ, thậm chí đầu tư một lượng lớn tài nguyên và tiền bạc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau những năm 2000, rất nhiều người mong muốn phá vỡ các quy tắc này, và Washington đã không biết cách đáp trả như thế nào đối với họ. Mỹ đã cố trừng phạt những người có tội. Theo đó sau cuộc khủng bố ngày 11/9, Mỹ đã đưa quân đến Iraq và Afghanistan, chống Nga và nhiều vấn đề khác.
Mặc cho có nhiều nỗ lực, nhưng Nhà Trắng đã không thể đưa thế giới tới mức độ ổn định như những năm 70 – 80. Nhưng nhiều vấn đề càng trở nên lớn hơn, bởi các nỗ lực theo đuổi các quy định của Mỹ đã dẫn tới việc Mỹ buộc phải tăng thêm chi phí cho việc đảm bảo hoạt động cho các cơ cấu thực thi các quy định này. Trong tình huống này, các nước nhỏ có thể không đồng ý. Họ đã từ chối thẳng thừng bởi giới chức chính trị trong nước cần phải chịu trách nhiệm về đất nước của mình. Và điều này cũng xảy ra thậm chí ở Đức, chuyên gia Khazin cho biết.
Theo ông, Tổng thống hiện nay của Mỹ đã mệt mỏi với tình hình này. Ông không còn muốn chi tiêu số nguồn lực khổng lồ của quốc gia cho việc hỗ trợ kẻ thù của mình trong thế giới tinh hoa tài chính. Tuy nhiên, việc tìm một hệ thống mới thay thế hệ thống thế giới hiện hành là rất phức tạp, nhưng cần thiết một sự thay đổi nào đó. Do đó ông Trump đang dự sẽ định làm lại thế giới. Không, ông sẽ không muốn trở lại hệ thống Yalta.
Trước hết, theo chuyên gia Khazin, lãnh đạo Mỹ sẽ đề xuất thiết lập một hệ thống “các siêu cường lớn” của cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Có khả năng là chính điều này đã khiến lãnh đạo Mỹ mong muốn sẽ gặp Tổng thống Nga Putin.
Các đại diện của “ trật tự thế giới cũ” sẽ rất không thích điều đó. Và hiển nhiên là họ lo ngại bởi Trump và Putin có thể mở bản đồ thế giới ra và bắt đầu vẽ lại bản đồ thế giới bằng các đường nét đỏ. Đồng thời, họ sẽ chỉ tham khảo ý kiến với Trung Quốc chứ không phải với bất kỳ quốc gia nào còn lại.
Theo Sơn Nguyễn
Tiền phong
Ông Putin sẽ đưa ra thỏa thuận làm hài lòng ông Trump tại thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Các quan chức điện Kremlin đang trong giai đoạn thương lượng với phía Mỹ nhằm đưa ra ít nhất 1 thỏa thuận có thể làm hài lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến ông Trump coi đó là thành công của hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ dự kiến diễn ra vào giữa tháng 7.
Tổng thống Putin và Tổng thống Trump (Ảnh: Reuters)
Bloomberg đưa tin, các quan chức Nga và Mỹ đang trong quá trình thương lượng nhằm tìm ra ít nhất một thỏa thuận chung mà họ hy vọng rằng có thể khiến ông Trump cảm thấy vừa lòng, và Tổng thống Mỹ có thể ca ngợi cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin là một hội nghị thượng đỉnh thành công, một bước đi có thể góp phần cải thiện quan hệ giữa Moscow và Washington.
Vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 16/7 tại Phần Lan dường như sẽ là vai trò của Iran tại Syria. Đây là vấn đề mà Nga cũng đang đồng thời đàm phán với Tehran, Bloomberg trích lời 1 quan chức cấp cao Nga giấu tên, cho biết.
Ông Putin dường như đã đồng ý về mặt nguyên tắc với yêu cầu của Mỹ và đồng minh Israel rằng lực lượng do Iran hậu thuẫn ở phía nam Syria sẽ không được đóng quân ở gần khu vực biên giới Syria-Israel. Thay vào đó, các lực lượng trung thành với chính phủ Damascus hiện tại sẽ được điều tới khu vực này, 2 cố vấn Điện Kremlin cho hay.
Quan chức cấp cao Nga cho biết, sau khi nghiên cứu cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng trước, ông Putin được cho là đã quyết định ông sẽ đàm phán riêng với ông Trump. Hai nhà lãnh đạo có thể gặp mặt mà không có các trợ tá đi theo tháp tùng như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman ngày 5/7 xác nhận, cuộc gặp riêng của ông Putin và ông Trump sẽ diễn ra.
Ông Trump đã có sự thay đổi so với người tiền nhiệm Barack Obama về mặt quan điểm liên quan tới vấn đề Syria. Theo đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm không yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức như đòi hỏi của chính quyền tiền nhiệm.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, người vừa có chuyến công du tới Nga nhằm đặt nền móng cho hội nghị thượng đỉnh song phương nói với CBS News tuần trước rằng, ông Assad không còn là "vấn đề chiến lược" với Mỹ ở Syria.
"Có khả năng là họ (2 tổng thống) sẽ thương lượng với quy mô rộng hơn, nhằm đưa lực lượng Iran ra khỏi lãnh thổ Syria và về nước. Đó là một bước tiến rất quan trọng", ông Bolton nhận định.
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin được coi là cơ hội để 2 bên cùng đưa quan hệ 2 nước sang trang mới, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và Washington đã leo thang trong suốt thời gian qua từ vụ Nga sáp nhập Crimea, vấn đề Ukraine, cho tới Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, câu hỏi về việc ông Putin liệu có nhượng bộ về vấn đề Iran trước ông Trump hay không vẫn chưa có lời giải đáp. Ông Putin có thể đề xuất đưa quân đội Nga tới bình ổn khu vực biên giới với Israel, nhưng Tổng thống Nga dường như sẽ không quá "mạnh tay" về vấn đề Iran, đồng minh của Nga trong khu vực, chuyên gia Andrei Kortunov của tổ chức Hội đồng quan hệ quốc tế Nga, nhận định.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trump có thể công nhận Crimea là của Nga? Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có một bình luận cực "sốc" liên quan tới bán đảo Crimea. Tổng thống Donald Trump trả lời các phóng viên trên máy bay Không Lực Một vào ngày 29.6.2018. Ảnh: Reuters. Trên máy bay Không Lực Một vào hôm thứ Sáu (29.6) vừa rồi, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Mỹ có...