Định hình cục diện khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Theo dõi VGT trên

Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố.

Định hình cục diện khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Hình 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong năm cầm quyền đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên cao trong tổng thể chính sách đối ngoại của Washington, trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng tăng. Hàng loạt quan chức hàng đầu Mỹ đã công du khu vực, gồm cả Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, phát đi cam kết về sự hiện diện mạnh mẽ của Washington tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuần trước, Mỹ đã công bố phác thảo chiến lược 5 điểm với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó khẳng định đây sẽ là khu vực định hình tương lai thế giới trong thế kỷ XXI.

Tham vọng rất lớn của Mỹ trong việc can dự vào khu vực thông qua thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở thể hiện trước hết qua nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), vốn hình thành từ sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Dưới thời chính quyền Tổng thống Biden, Mỹ đang gia tăng sự liên kết, tích hợp sức mạnh của nhóm với nhiều nước đồng minh châu Âu và trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như đồng minh, đối tác tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm khẳng định vai trò tại khu vực. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy những quyết tâm của Mỹ và các nước trong việc theo đuổi một tổng thể chính sách về đối ngoại, chiến lược và an ninh. Cụ thể hơn, Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng với các đồng minh và đối tác.

Năm 2021 chứng kiến chuyển động mang tính bước ngoặt của nhóm Bộ tứ khi các nhà lãnh đạo bốn nước đã trở nên thống nhất hơn và sẵn sàng xác định một chương trình hợp tác mang tính xây dựng hơn. Trước đó, lực lượng hải quân 4 nước đã tham gia cuộc tập trận chung đầu tiên trong hơn một thập niên vào tháng 11/2020. Tháng 3/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chủ trì cuộc họp thượng đỉnh của nhóm với sự tham dự của Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản khi đó Suga Yoshihide, thành lập các nhóm làm việc về vaccine phòng COVID-19, biến đổi khí hậu, đổi mới công nghệ và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Video đang HOT

Hợp tác chặt chẽ với các quốc gia nhóm Bộ tứ là điều đương nhiên đối với Mỹ, khi Australia và Nhật Bản là đồng minh hiệp ước và Ấn Độ là một đối tác chiến lược quan trọng của Washington . Chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Donald Trump đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia này và chính quyền của ông Biden đang mở rộng chương trình nghị sự của nhóm Bộ tứ. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trải dài qua hai đại dương và một số lục địa, khiến khu vực này trở nên quan trọng đối với các lợi ích hàng hải của Mỹ. Năm 2019, lượng hàng hóa trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ đã đi qua khu vực này. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, năm nay, 42% hàng hóa xuất khẩu của thế giới và 38% hàng hóa nhập khẩu toàn cầu dự kiến sẽ đi qua.

Trong khi đó, sự hình thành AUKUS giúp Mỹ củng cố vững chắc hơn đối tác an ninh với các đồng minh lâu đời là Anh và Australia, nhằm hướng tới hai ưu tiên đối ngoại của chính quyền Tổng thống Biden là tăng cường, củng cố quan hệ với các đồng minh, đối tác trên toàn thế giới và thúc đẩy can dự của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Giới chuyên gia dự đoán rất nhiều vấn đề hợp tác sẽ được AUKUS thúc đẩy trong thời gian tới như tàu ngầm hạt nhân, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, vấn đề chuỗi cung ứng – là những vấn đề có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của liên minh này trước các đối thủ tại khu vực.

Các thông điệp được phát ra từ hàng loạt chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin… tới khu vực đều hướng tới việc khẳng định rằng AUKUS sẽ góp phần duy trì cân bằng chiến lược và quân sự khu vực, ổn định cũng như khả năng răn đe, bảo đảm các nguyên tắc chung mà nhiều nước cùng chia sẻ, trong đó có tự do hàng hải, các tuyến đường biển an toàn và mở. Trong khi đó, AUKUS cũng rất quan trọng trong việc “neo” Anh vào khu vực này, phản ánh xu hướng các đồng minh châu Âu của Mỹ, kể cả Pháp, đang can dự sâu hơn vào khu vực. Theo Giáo sư John Blaxland, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế và tình báo, Đại học Quốc gia Australia (ANU), trong nỗ lực xoay trục về châu Á và kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy và phát triển nhanh chóng năng lực quân sự, Mỹ hiểu rằng phải cần các nước đồng minh và đối tác hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, việc Australia tham gia vào AUKUS cho thấy quyết tâm lớn hơn của nước này trước tầm ảnh hưởng đang ngày càng lớn của Trung Quốc. Theo Giáo sư John Blaxland, AUKUS đem lại khả năng tiếp cận công nghệ động cơ hạt nhân cho thế hệ tàu ngầm tiếp theo của Australia. Thứ hai, thỏa thuận cho thấy sự tái can dự của Vương quốc Anh vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau hơn 50 năm, một kết quả có nhiều ý nghĩa kể từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và chiến dịch “nước Anh toàn cầu” của Thủ tướng Boris Johnson. Thỏa thuận cũng được coi là “sự tái đầu tư” vào quan hệ giữa Australia và Mỹ. Đáng chú ý, thỏa thuận không chỉ là vấn đề bảo đảm an ninh mà còn là vấn đề hợp tác công nghệ, tạo ra một khía cạnh và một cấp độ mới về kết nối và hợp tác giữa Mỹ, Anh và Australia trong quan hệ an ninh giữa ba nước được hình thành từ Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như quan hệ Mỹ-Australia được chính thức hóa bằng hiệp ước ANZUS được ký kết cách đây 70 năm.

Theo Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia), năm qua, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có vị trí và vai trò đặc biệt trong chính sách đối ngoại của các nước lớn gồm Mỹ, các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc. Tháng 9 vừa qua Liên minh châu Âu (EU) đã công bố chiến lược của khối đối với khu vực, trong đó xác định 7 lĩnh vực hành động ưu tiên nhằm tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị và quân sự của EU tại khu vực. Một số nước châu Âu cũng có chiến lược riêng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như Đức và Hà Lan. Pháp đã có chiến lược riêng từ năm 2018 và trong năm nay đã cập nhật chiến lược này. Các chiến lược của EU và từng nước châu Âu có một điểm chung là xác định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Đông Nam Á là trung tâm của tăng trưởng toàn cầu nhờ các yếu tố như dân số đông, sức mạnh kinh tế.

Việc châu Âu tăng cường can dự vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương xuất phát từ vai trò quan trọng cả về địa kinh tế lẫn địa chính trị của khu vực đối với EU. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU, 4 trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của EU ở khu vực này. Các nước châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có những mối đe dọa chung như đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng. Để giải quyết các thách thức này, các nước cần phải hợp tác và hỗ trợ nhau, khiến lợi ích của EU tại khu vực ngày càng tăng. Mặt khác, cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh quyền lực lớn trong khu vực cùng những thách thức đang nổi lên có ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, bao gồm cả tự do hàng hải, tự do thương mại tại Biển Đông. Khi công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell nhấn mạnh “EU mong muốn là nhân tố đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”.

Theo các chuyên gia, trước mắt, nhóm Bộ tứ và AUKUS, hay việc các tàu ngầm chạy bằng năng lương hạt nhân của Mỹ và Anh xuất hiện và hoạt động sẽ tác động đáng kể và phần nào định hình cục diện khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Diễn biến này có thể mở ra những cơ hội, song cũng tạo ra những thách thức nhất định và đó là điều các nước khu vực phải tính đến nếu muốn bảo đảm “xây dựng thế kỷ XXI hòa bình và ổn định cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng

Ngày 9/11, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đặt chân tới Paris, bắt đầu sứ mệnh hàn gắn mối quan hệ với Pháp sau khi xảy ra bất đồng giữa hai quốc gia đồng minh này liên quan việc Australia hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp.

Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng - Hình 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 4 ngày, Phó Tổng thống Harris sẽ có cuộc hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 10/11. Trong đó, bà Harris sẽ đề cập đến loạt đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden, như việc Mỹ hỗ trợ lực lượng Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Sahel hay kế hoạch tăng cường năng lực phòng thủ cho các nước châu Âu.

Ngoài ra, Phó Tổng thống Mỹ cũng sẽ tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Paris vào ngày 12/11 cùng nhiều lãnh đạo thế giới. Nội dung của sự kiện này xoay quanh sự hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Theo kế hoạch, trước khi trở về Washington, bà Harris cũng tham gia Hội nghị đa phương về Libya vào ngày 13/11 nhằm thúc đẩy cuộc bầu cử hòa bình tại nước này, qua đó giúp giảm thiểu dòng người di cư đổ tới châu Âu. Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Mỹ sẽ tham dự lễ tưởng niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Đây cũng là chuyến công du nước ngoài thứ ba của bà Harris trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ.

Phát biểu với phóng viên trước chuyến thăm, một quan chức Mỹ khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp, cũng như mối quan xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và các nước châu Âu và đây cũng là nội dung mà Tổng thống Joe Biden, khi còn là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, đã nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tháng 9 vừa qua, Anh, Australia và Mỹ đã quyết định thành lập liên minh an ninh ba bên (AUKUS), dẫn tới việc Canberra hủy hợp đồng mua tàu ngầm đã ký với Pháp trị giá nhiều chục tỷ USD. Thay vào đó, nước này sẽ mua ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh. Pháp đã phản ứng khá gay gắt, gọi đây là "nhát dao đâm sau lưng" và triệu hồi đại sứ của mình tại Washington và Canberra về nước.

Gần đây, Mỹ liên tục có các động thái nhằm hàn gắn quan hệ với Pháp, trong đó có chuyến thăm Paris của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Macron bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome, Italy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
12:54:00 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không giàPhim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
14:43:23 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025

Tin mới nhất

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

16:09:23 22/02/2025
Bình luận về xung đột Ukraine, Bộ trưởng Elon Musk cho rằng "vô số cái chết trong chiến hào là điều sai trái và bất cứ ai tiếp tục thúc đẩy điều này đều là người thiếu sự thấu cảm và trí óc".
3 sinh viên tử vong thương tâm trong vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng

3 sinh viên tử vong thương tâm trong vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng

15:44:12 22/02/2025
Mặc dù các nhân chứng suy đoán rằng việc lái xe quá tốc độ có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn, nhưng lý do chính xác vẫn chưa được xác nhận.
Giới khoa học trấn an về thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người

Giới khoa học trấn an về thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người

15:10:32 22/02/2025
Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng chủng virus nói trên có thể lây lan sang con người trong tương lai, mặc dù ở thời điểm hiện tại khả năng lây lan hiện tại của virus này chưa cao như SARS-CoV-2.
Lý giải việc người Ireland sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn

Lý giải việc người Ireland sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn

15:07:50 22/02/2025
Dân số Ireland đã tăng 14,8% kể từ năm 2015, trong đó nhóm trên 65 tuổi tăng tới 36,5%. Điều này đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế trong tương lai khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng.
Tòa án Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID

Tòa án Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID

15:06:15 22/02/2025
Đây là trường hợp mới nhất tòa phải quyết định liệu có chặn các kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump giảm số lượng nhân viên liên bang hay không, nhất là nhân viên những cơ quan mà chính quyền ông Trump dự định dẹp bỏ.
Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới

Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới

14:43:31 22/02/2025
Phát biểu với báo chí, quan chức Kyrgyzstan nói: Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về phân định biên giới giữa Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan đã diễn ra. Đại diện phía Kyrgyzstan là ông Tashiev trong khi đại diện cho Tajikistan là ông Yatim...
Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

14:11:40 22/02/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cũng đã phủ nhận kế hoạch tổ chức cuộc họp giữa Tổng thống nước này, ông Putin với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nga như những đồn đoán trong thời gian qua.
Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

13:52:27 22/02/2025
Ông Issa cũng bày tỏ tin tưởng rằng hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Liban sẽ được tiếp tục, bao gồm các khóa huấn luyện quốc phòng bổ sung và các trang thiết bị từ Mỹ và các đồng minh khu vực như Jordan.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .
Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

11:21:01 22/02/2025
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, lực lượng phiến quân này được khoảng 4.000 quân từ nước láng giềng Rwanda hỗ trợ và thỉnh thoảng tuyên bố sẽ hành quân đến tận thủ đô Kinshasa của Congo, cách đó hơn 1.600 km.
Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

07:32:53 22/02/2025
Hầu hết đại diện các nước phát biểu đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, coi đó là nền tảng vững chắc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và xây dựng một hệ thống đa phương vững mạnh, có khả năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao việt

17:54:40 22/02/2025
Hoàng Mập đã lên tiếng cho biết người gặp nạn là các con, anh không xuất hiện trong chiếc bán tải kia. Theo lời nam nghệ sĩ, nguyên nhân xe rơi xuống độ cao 40m là do trời mưa, sạt lở.
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trắc nghiệm

17:53:37 22/02/2025
Cuối tuần luôn là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn biết cách tận dụng cơ hội, nó có thể trở thành thời điểm bùng nổ tài lộc và thành công trong công việc.
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Sức khỏe

17:43:34 22/02/2025
Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động của thực phẩm từ đậu nành đối với khả năng tư duy, hormone sinh dục, sức khỏe trao đổi chất và sức khỏe đường ruột.
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

Sao thể thao

17:29:31 22/02/2025
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên mặc dù đã giải nghệ nhưng những gì nữ VĐV làm được cho thể thao Việt Nam luôn được nhắc đến.
Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Netizen

17:24:32 22/02/2025
Nữ vận động viên Nguyễn Anh Thơ (sinh năm 2002) gây sốt trên mạng xã hội khi tham gia các lễ hội đầu năm mới để đấu vật với... trai làng.
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Pháp luật

17:10:22 22/02/2025
Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác định được đối tượng sát hại 2 mẹ con trong một ngôi nhà tại khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Lạ vui

17:08:50 22/02/2025
Chính quyền phường Addition Hills ở trung tâm thủ đô Manila quyết định trao thưởng tiền mặt cho những người dân bắt muỗi như một cách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang lan tràn trong thời gian gần đây.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.