Dinh dưỡng giải nhiệt, tăng đề kháng ngày hè
Nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời luôn vượt ngưỡng thân nhiệt, tức trên 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, chức năng điều tiết thân nhiệt của con người do mất cân bằng khiến mồ hôi ra nhiều gây mệt mỏi, đặc biệt là ở người già và trẻ em.
Với trẻ nhỏ, do chưa hoàn thiện thần kinh và các cấu trúc khác trong cơ thể nên trời nắng nóng dễ khiến các em bị mất nhiều nước khiến các niêm mạc – phòng tuyến đầu tiên của cơ thể bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh – bị khô, từ đó dễ bị bệnh.
Khi cơ thể ở tình trạng mất nước, nếu bù đắp không tương xứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh học. Chính điều này làm khả năng bảo vệ các niêm mạc giảm sút khiến trẻ dễ bị bệnh, sốt. Trẻ càng dễ mắc bệnh hơn nếu hệ miễn dịch yếu do đề kháng nhận được từ mẹ giảm dần.
Để chống lại sự xâm nhập, với vi khuẩn còn có kháng sinh hỗ trợ nhưng với virus thì hầu như phải dựa vào sức đề kháng tự thân. Khi bị lây nhiễm virus, trẻ có sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự “tấn công” và sớm hồi phục. Ngược lại, trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị phát bệnh, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.
Để đối phó với dịch bệnh trong mùa hè nắng nóng, ngoài việc tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho trẻ, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức khoa học để chăm sóc con cái tốt hơn.
- Giữ vệ sinh môi trường và đồ chơi của trẻ. Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
Cần ăn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng ngày hè
- Cần ăn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (gồm 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng) với các món thanh mát, đủ dinh dưỡng và cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có gaz hay dùng những thức ăn vặt thiếu giá trị dinh dưỡng.
Video đang HOT
- Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh, nhất là trong phòng ngủ và sinh hoạt của trẻ, khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng. Hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào những ngày nhiệt độ quá cao.
- Cần sử dụng một số loại thảo dược như atisô, rau má giúp thanh nhiệt, mát gan. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C là giải pháp hiệu quả nhằm chống lại tác động tiêu cực của thời tiết nóng bức và các tác nhân gây bệnh. Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virus như cảm cúm, sốt virus, tay chân miệng, thủy đậu, viêm đường hô hấp, hen suyễn…
Theo Người lao động
Những bệnh dễ nhầm lẫn khi trẻ sốt và nổi ban
Tại thời điểm này ở nước ta có rất nhiều dịch bệnh bùng phát như sởi, thủy đậu, sốt phát ban, tay-chân-miệng... Các bệnh này có biểu hiện tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Dấu hiệu nhận biết rất quan trọng
Đã có rất nhiều gia đình trường hợp khi con bị sốt phát ban ra ngoài là cuống cuồng lên vì không biết con bị sởi hay bị tay-chân-miệng, thủy đậu, rubella... bởi vì các bệnh này thường có dấu hiệu tương tự nhau. Vậy nên, một trong những vấn đề rất quan trọng là khi trẻ bi ốm có dấu hiệu sốt, phát ban là các mẹ cần chú ý theo dõi bệnh sát sao để tránh nhầm lẫn bệnh.
Để phân biệt giữa dạng sốt phát ban thông thường với các loại sốt phát ban khác, chúng ta cần căn cứ vào triệu chứng trên lâm sàng của bệnh.
Nhiều cha mẹ không phân biệt được các nốt phát ban của con là do bệnh gì.
- Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban: Sốt phát ban thông thường sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
- Dấu hiệu trẻ bị sởi: Dấu hiệu của bệnh sởi đi theo tiến trình. Đầu tiên, người bệnh bị sốt, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Trẻ có thể có thêm các dấu hiệu như chảy nước mũi, ho và mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp...
- Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng: Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó "lặn", có thể để lại vết thâm.
- Dấu hiệu trẻ bị bệnh thủy đậu: Triệu chứng của thủy đậu thường là nốt đỏ có bóng nước. Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng...
Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy. Trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này se khô nước, teo dần rồi mất dạng.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh mùa hè
"Tùy vào mỗi loại bệnh chúng ta có những biện pháp phòng và trị bệnh nhân khác nhau", BS Hiền cho biết. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định mà các mẹ không thể bỏ qua trong việc đề phòng bệnh cho con như sau:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
- Tắm gội, rửa tay, vệ sinh cơ thể hàng ngày với các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay... có tác dụng diệt khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Cần bảo vệ da không để da bẩn, xây xước... là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh ở trẻ.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ vì xà phòng diệt khuẩn có thể "tẩy" được vi khuẩn, vi rút gây.
Vệ sinh đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước, ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước hoa quả khác. Tránh ăn uống thức ăn lạnh.
- Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng và chia bữa ăn nhỏ thành nhiều lần trong ngày để trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh tật.
Theo Dân trí
Cách phân biệt thủy đậu và tay - chân - miệng Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu đặc trưng để cha mẹ có thể nhận biết nhằm có hướng xử trí và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông - xuân. Bệnh do...