Dinh dưỡng cho người mất ngủ
Mất ngủ là chứng bệnh gây suy giảm sức khỏe cho nhiều người. Mất ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ…
Ngoài việc có thể dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng.
Hạt sen.
Những thực phẩm nên dùng:
- Thực phẩm nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12…): Vitamin nhóm B giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin nhóm B trong máu thường thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc, rau xanh…
- Thực phẩm giàu magiê: Mất ngủ là dấu hiệu của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên… Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí…
Video đang HOT
Rau dền
Tăng cường thực phẩm nhiều tryptophan: Khi cơ thể thiếu tryptophan ảnh hưởng lớn đến tinh thần, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận và gây mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ…
Rau dền.
Thực phẩm nên tránh:
Chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem… (vì đây là những thực phẩm cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan); Không dùng cà phê và các loại nước ngọt chứa cafein như pepsi, coca…; Không hút thuốc lá…
Ngoài chế độ ăn hợp lý việc tập luyện dưỡng sinh, đi bộ, tránh công việc căng thẳng…là quan trọng vì đây là nhân tố giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Theo PNO
Suy giảm trí nhớ, nên ăn nhiều thực phẩm kiềm
Căn cứ vào quá trình chuyển hóa, có thể chia thực phẩm thành 2 nhóm: thực phẩm có tính tính kiềm và thực phẩm có tính axit.
Ăn nhiều rau quả giúp chống suy giảm trí nhớ
Thực phẩm tính axit
Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa, các loại đậu và ngũ cốc). Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốt pho, clo..., khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axit.
Các thực phẩm này kết hợp với các thực phẩm tính kiềm sẽ giúp duy trì độ cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể.
Thực phẩm tính axit mạnh: thịt bò, lợn, gà, cá thu, cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mỳ,pho mát, ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy, bia, các loại rượu...
Thực phẩm tính axit yếu: trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla...
Thực phẩm tính kiềm
Là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê..., khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm.
Thực phẩm tính kiềm mạnh: trà, cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, khoai môn, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, cà phê, rượu nho...
Thực phẩm tính kiềm yếu: đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngó sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào...
Chúng ta đều biết, khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axit. Việc ăn các thực phẩm tính axit trong thời gian dài cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axit.
Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axit.
Theo Dân Trí
Cách chọn và dùng thuốc tuần hoàn não Rối loạn tuần hoàn não thường có một số biểu hiện như đau đầu (đau ê ẩm, râm ran, nặng đầu, khó chịu) ù tai, giảm thính lực tạm thời, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng băng, hay quên đột ngột, giảm trí nhớ, nặng hơn có thể có cơn đột quỵ (drop attacks) kèm theo mất ý thức. Thuôc tuân hoan nao...