Dinh dưỡng cải thiện vòng ngực
Có một số nguyên nhân khiến vòng ngực nhỏ, song theo các chuyên gia, ăn uống đúng cách có thể giúp cải thiện vòng 1.
Ảnh: Shutterstock
Thiếu cân bằng nội tiết tố, di truyền là một số nguyên nhân chính khiến ngực nhỏ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu bổ sung vitamin, năng lượng tắc nghẽn, có vấn đề về tuyến giáp, căng thẳng, trầm cảm hoặc thiếu hụt nội tiết ở tuổi dậy thì, hàm lượng chất béo thấp cũng góp phần làm vòng ngực nhỏ.
Tuy nhiên, thay vì lãng phí tiền bạc vào các phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục thông qua thực phẩm. Một số thực phẩm được cho rằng có ích đối với việc này. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến hàm lượng chất béo thấp, do đó không làm tăng vòng 1. Ngoài ra, thiếu estrogen và testosterone cũng khiến ngực nhỏ. Các loại thực phẩm như thịt gà, lúa mạch, đậu, đậu lăng, trứng… là những thực phẩm có ích.
Video đang HOT
Brom và mangan có tác dụng tăng sản xuất hóc môn sinh dục trong cơ thể. Táo, quả óc chó, hạnh nhân, quả lê, vẹm, bắp (ngô), gừng, tỏi, tôm, khoai mỡ rất giàu brom và mangan. Ngay cả hạt mè cũng có thể giúp tăng kích thước bộ ngực một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thảo mộc như cỏ cà ri, thì là, cam thảo.
Ngoài việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể mát xa ngực bằng các loại dầu tự nhiên.
Theo Thanhniên
Bộ Y tế lên tiếng tiếp vụ "ngực lép" không được lái xe
Ngày 26/8, đại diện Bộ Y tế khẳng định, Bộ chưa từng đưa ra dự thảo thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, trong đó quy định "ngực lép" thì không đủ tiêu chuẩn lái xe.
Sáng 26/8, ông Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm này, Bộ Y tế mới chỉ thành lập ban soạn thảo và chưa công bố nội dung dự thảo nào liên quan đến chuyện "ngực lép" thì không được lái.
"Hiện Bộ vẫn chưa có văn bản chính thức đưa ra dự thảo về những tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, trong đó có quy định về vòng ngực", ông Khuê khẳng định.
Đại diên Bô Y tê khẳng định Thông tư liên tịch này mới được đưa ra lây ý kiên ngày 7/8; dự thảo chưa được đưa ra.
Trước thắc mắc của dư luận về việc một Dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Y yế và Bộ Giao thông vận tải về sức khỏe lái xe" được cho là đã đưa ra hôm 7/8, ông Khuê cho biết, sơ thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe được đưa ra trong cuộc họp lấy ý kiến ngày 7/8. Tuy nhiên, cuộc họp này là do các cấp chuyên viên của Bộ Y tế ngồi cùng với Bộ GTVT để họp bàn rút kinh nghiệm. Còn hiện tại, dự thảo chưa được đưa ra. Bộ Y tế mới đang thành lập Ban soạn thảo thông tư về điều kiện sức khỏe lái xe gồm đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, đại diện Hiệp hội Ô tô, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện một số đoàn thể xã hội liên quan và đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị liên quan của hai Bộ Y tế và Giao thông vận tải.
Cũng theo Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, tiêu chí "vòng ngực" chỉ là một trong nhiều chỉ số sinh học được đưa ra để đảm bảo sức khỏe của người lái xe. Trước khi soạn thảo Bộ Y tế sẽ khảo sát các thông số, chỉ số sinh học (chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, tình trạng sức khỏe) của những người đang lái xe. Các chỉ số khảo sát này góp phần làm cơ sở xây dựng các chỉ số sức khỏe bảo đảm cho vận hành phương tiện giao thông.
Cũng trong ngày 26/8, Bộ Y tế đã chính thức ra thông cáo báo chí sau vụ lùm xùm "ngực lép" không được lái xe mà các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải thời gian qua.
Theo đó, hiện Cục Quản lý khám, chữa bệnh đang trình báo cáo với Bộ trưởng Bộ Y tế để thành lập ban soạn thảo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Giao thông vận thải quy định về Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo đúng quy định tại khoản 2 điều 60 Luật Giao thông đường bộ. Như vậy, hiện nay Bộ Y tế chưa hoàn tất việc thành lập ban soạn thảo thông tư liên tịch, nên chưa có bất kỳ bản dự thảo nào về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
Bộ Y tế cũng cho biết, để bảo đảm tính khoa học chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, khả thi khi ban hành thông tư, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo việc thực hiện nghiên cứu, đánh giá khoa học về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe trước khi ban hành thông tư. Khi đánh giá khoa học phải căn cứ vào các chỉ số sinh lý người Việt Nam bình thường; căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe người lái xe hiện tại và có tham khảo quốc tế.
Sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá khoa học về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, Ban soạn thảo sẽ xem xét và tiếp tục xây dựng thông tư liên tịch theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hồng Hải
Theo Dantri
Buồn vì cặp đào tiên "teo tóp" Được trò chuyện với thầy thuốc chuyên khoa tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe TPHCM với chủ đề "Làm thế nào để có vòng 1 đẹp?", không ít chị em phụ nữ "như được cởi tấm lòng", bày tỏ với với bác sĩ (BS) về nỗi "phiền muộn" khi có một cặp ngực trời ban nhưng lại không được như ý... Nỗi...