Đỉnh dịch sởi Hà Nội lập điểm tiêm vắc-xin miễn phí
Từ hôm nay (20/4), Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội sẽ mở một phòng tiêm chủng vắc-xin sởi miễn phí (thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng) bên cạnh phòng tiêm chủng dịch vụ tại địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh (HàNội).
Đây là quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch sởi tại Hà Nội đang tăng cao với số mắc và số tử vong cao. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, nếu người dân cho trẻ đi tiêm đông thì trung tâm sẽ lên phương án bổ sung thêm nhiều điểm tiêm vắc-xin sởi miễn phí (vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng) để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Hà Nội đẩy mạnh tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trong lúc dịch sởi đang hoành hành mạnh(Ảnh: C.Q)
Với các biện pháp phòng chống đồng bộ như tăng cường tiêm vắc-xin, giảm lây chéo bằng cách giảm tải bệnh viện, lãnh đạo ngành y tế Hà Nội hy vọng dịch sởi sẽ được khống chế ngay trong tháng 4 này.
Trong ngày 19/4, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sởi. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thị sát tình hình tại BV Xanh Pôn và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại huyện Thạch Thất.
Sau khi thị sát, trong chiều 19/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch sởi của Bộ Y tế đã họp, nhấn mạnh cần đặc biệt chú ý công tác tiêm ngay trong ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan. Các biện pháp giảm lây chéo như sàng lọc phân loại bệnh nhân nghi sởi ngay tại Khoa Khám bệnh tiếp tục được triển khai.
Video đang HOT
Tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi thấp ở nhiều địa phương
Giữ đúng lời hứa của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra tại cuộc họp báo chiều 18/4 là “sẽ công khai tỷ lệ tiêm vét vắc-xin sởi ở các địa phương”, chiều 19/4, Bộ Y tế đã công bố danh sách 20 tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi dưới 50% (tính đến 19/4). Trong đó cá biệt có những địa phương mà tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi chỉ đạt 8,21% (Bình Phước), 15,87% (Long An), 18,15% (Cao Bằng), …
Trong cuộc họp vào cuối tháng 2 và sau đó ban hành quyết định triển khai chiến dịch tiêm vét vắc-xin sởi, Bộ Y tế đặt ra mục tiêu sẽ kết thúc chiến dịch này trong tháng 4. Tỉ lệ tiêm thấp ở một số địa phương như trên “kéo” tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi chung của cả nước xuống còn khoảng 57%.
Theo thông tin mà Bộ Y tế cung cấp thì trong ngày 19/4, số trẻ nhập viện mới và lây chéo sởi tại BV Nhi TƯ thấp hơn mọi ngày (với 3 ca nhập viện mới và 10 ca lây chéo). Hiện nay, BV đang điều trị cho 218 ca với 17 ca thở máy, 1 ca nặng xin về trong ngày khiến tổng số trẻ tử vong ở BV này là 111 trẻ.
Ngoài ra, còn 10 bệnh nhân nặng khác đang phải thở máy ở BV Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong ngày 19/4, cả nước ghi nhận thêm 116 trường hợp mới mắc sởi trong tổng số 241 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 32 tỉnh, thành phố.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
HN: Hơn 20 học sinh nhập viện do hội chứng cúm
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong 3 ngày qua đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp có biểu hiện của hội chứng cúm.
Những học sinh này đang học tại THPT Trí Đức (Hà Nội). Đa số hơn 20 trường hợp đều có biểu hiện sốt cao, ho, viêm long đường hô hấp, nhiễm trùng đường hấp, dấu hiệu điển hình của hội chứng cúm nên đã được nhập viện theo dõi.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, các ca bệnh dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng chắc chắn không phải cúm A(H5N1) hay H7N9.
Học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đây là ca nghi ngờ viêm đường hô hấp do vi rút cúm. Mẫu bệnh phẩm của các ca bệnh đã được lấy xét nghiệm để xác định chính xác chủng vi rút gây bệnh.
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm A/H5N1 có độc lực mạnh. BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch. Đến nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và dự kiến có kết quả trong ngày 22/1.
TS.BS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh Viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo người dân nên rửa tay với xà phòng thường xuyên
Theo các chuyên gia, thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh nhất trong năm. Để phòng lây nhiễm các loại cúm gia cầm nói chung, người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường..
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có các biểu hiện cúm không rõ lý do, sau khi tiếp xúc với gia cầm có các triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Ông Kính cho biết, chủng cúm A/H5N1 gây bệnh cho phổ rộng hơn, vì thế nếu bùng phát cũng rất nguy hiểm. Trong khi đó, hiện nay, việc vi rút cúm gia cầm lưu hành trên đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện là một mối nguy lớn do không kịp thời phát hiện nguồn bệnh để kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.
Sau ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong đầu tiên trong năm 2014 tại Bình Phước, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng Bình Phước điều tra dịch tễ, tăng cường triển khai các biện pháp giám sát và phòng, chống cúm A/H5N1 trên địa bàn. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng đã lập đoàn kiểm tra giám sát, điều tra ca bệnh, ca tiếp xúc, kiểm tra các điểm chăn nuôi gia cầm tại địa phương.
Theo Khampha
Hà Nội: Xe Jeep "rụng" bánh khi đang chạy Đang lưu thông trên đường, chiếc xe Jeep đột nhiên bị gãy trục trước khiến bánh trước bên lái rơi ra. Vụ việc xảy ra khoảng 18h ngày 18/4, trên đường Văn Cao (thuộc phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội). Chiếc xe Jeep "rụng" mất 1 bánh. Thời điểm trên, chiếc xe Jeep mang BKS 29Z-2967 do anh Nguyễn Bá Hải...