Định danh và xác thực điện tử để hạn chế rủi ro trong giao dịch
Sáng 9/6 tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến, góp ý dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử.
Mục đích cuộc họp là tập hợp nhiều ý kiến từ các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) để yêu cầu làm rõ thêm về khái niệm, phạm vi áp dụng cùng nhiều nội dung từng được góp ý chỉnh sửa nhiều lần từ những bản dự thảo lần trước. Đồng thời, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới quy định định danh và xác thực điện tử; đáp ứng yêu cầu quản lý đối với các giao dịch trên môi trường điện tử để hạn chế lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thực hiện Chính phủ điện tử, phát triển việc cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến đã và đang được Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Do đó, tính chính xác, bảo mật an toàn thông tin cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người dân và doanh nghiệp; nhất là khi thực hiện các giao dịch điện tử.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, dự thảo quy định việc định danh và xác thực điện tử đã được Bộ Công An xây dựng và chính thức xin ý kiến của toàn dân. Đây là nội dung rất quan trọng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tập hợp và tổng hợp được nhiều ý kiến của các tổ chức hội viên liên quan đến việc tổ chức thực hiện quy định định danh và xác định điện tử trong hoạt động tài chính, ngân hàng, các công ty fintech (công nghệ tài chính) và các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay các công ty tài chính vi mô, kể cả các đơn vị liên quan đến khi trung tâm quản lý tín dụng. Đây là nội dung quan trọng để các đơn vị phục vụ cho các quan động của mình; đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số.
Hiệp hội cũng đã tổng hợp bằng văn bản gửi Bộ Công an để nêu các ý kiến, góp ý của mình. Tuy nhiên, quá trình triển khai các văn bản pháp luật thì trước tiên phải tuân thủ theo các quy định của luật pháp; tuân thủ các văn bản quy phạm liên quan đến luật. Thêm nữa, các nội dung quản lý của Nhà nước cũng cần phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp để việc ứng dụng, triển khai được thực hiện đúng; nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
Hiện nay, dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng đang ở mức khoảng 12 triệu tỷ đồng và với số lượng khách hàng rất lớn. Vì thế, với quy định về định danh và xác thực điện tử này sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới quyền lợi của chính các khách hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng; cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Video đang HOT
Ông Hùng mong muốn, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cùng các công ty tài chính tham gia cuộc họp sẽ phát huy trách nhiệm của mình, tích cực có ý kiến đóng góp trên cơ sở đối chiếu với tình hình thực tiễn và quá trình triển khai nghị định này có vấn đề gì vướng mắc, phát sinh để đề xuất cơ quan quản lý, các cấp có thẩm quyền cùng xem xét, tìm hướng giải quyết.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm CLB Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng cho biết, đây là một trong những nghị định có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; các công ty fintech và các trung gian thanh toán sau này. Bởi vì, nếu nghị định mà không có những định nghĩa một cách rõ ràng thì có thể dẫn đến những ứng xử khác nhau, kéo theo những ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các đơn vị.
Ngoài những góp ý chung đã được chuyển tới cơ quan soạn thảo của Bộ Công an. Theo đó, nội dung Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng cho rằng cơ quan soạn thảo cần phải làm rõ thêm đó là định nghĩa của việc định danh và xác thực điện tử, mục đích thực hiện, phạm vi của dịch vụ kinh doanh và các ví điện tử nằm trong định nghĩa này là gì? Phạm vi sử dụng cũng đồng nghĩa với các trách nhiệm có liên quan? Khi đã có mã số định danh của khách hàng rồi thì việc liên kết với cơ sở dữ liệu của các tổ chức tài chính sẽ được thực hiện ra sao?…
Có thể thấy, chuyển đổi số là chuyển đổi các giao dịch lên môi trường số một cách hoàn toàn. Do đó, khi một người thực hiện một giao dịch với nhà cung cấp dịch vụ thì nhà cung cấp dịch vụ cần xác định được ai đang giao dịch với mình, dịch vụ định danh và xác thực điện tử giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ nắm được điều đó. Chính vì tầm quan trọng của việc xác minh danh tính trong giao dịch điện tử, các thông tin về giao dịch được lưu trữ (đặc biệt là những thông tin lưu trữ tại nền tảng) có giá trị làm bằng chứng nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên.
Vì thế, việc quy định cụ thể những yêu cầu về chức năng, về dữ liệu, về an toàn bảo mật cho hệ thống nền tảng định danh và xác thực điện tử là việc không thể thiếu từ giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia.
Vì sao có căn cước công dân gắn chip vẫn cần tài khoản định danh điện tử?
Theo Bộ Công an, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Công an làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG
Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn thắc mắc tại sao có căn cước công dân gắn chip rồi vẫn cần tài khoản định danh điện tử, điều này có gây lãng phí, phát sinh thêm nhiều thủ tục phiền hà hay không...?
Về việc này, Bộ Công an cho hay, hiện nay việc định danh và xác thực cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoài đời thực chủ yếu dựa trên một số giấy tờ nhân thân đã được quy định như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
Trong khi đó, việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử hiện nay cũng chưa có cơ chế để định danh, xác thực thông tin người dùng bảo đảm tính chính xác, đồng nhất, có kiểm chứng.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Mặt khác, Bộ Công an với vai trò là cơ quan quản lý dân cư nhận thấy cần có trách nhiệm trong việc xác thực, định danh công dân trên môi trường điện tử, góp phần xác định chính xác thông tin công dân, phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm, phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân còn đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, công dân khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần như trước đây.
Việc này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
Công dân có thể thay thế căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế...
Công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền...).
Theo Bộ Công an, danh tính điện tử của công dân Việt Nam gồm số định danh cá nhân (mã số trên căn cước công dân), họ, tên đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký thường trú; ảnh chân dung và vân tay.
Tài khoản định danh điện tử bao gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Tài khoản này đã được Bộ Công an xác thực thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính chính xác, duy nhất và không thể giả mạo.
Khi thực hiện các thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử, công dân cần chuẩn bị căn cước công dân gắn chip còn thời gian hiệu lực. Trường hợp công dân mất căn cước công dân gắn chip hoặc căn cước công dân quá hạn thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử kèm cấp căn cước công dân gắn chip tại cơ quan công an.
Công dân cần chuẩn bị thông tin về các loại giấy tờ mà công dân muốn đăng ký tích hợp vào tài khoản định danh điện tử để cung cấp cho cơ quan công an.
Chiến sự Nga - Ukraine: Đơn hàng bán một loài cá của Việt Nam đã gửi đi Nga buộc phải quay lại Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới do tác động của chiến sự Nga - Ukraine. Trước chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu cá ngừ sang Nga - Ukraine tăng bền vững Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),...