Định cư nước ngoài: Giấc mơ của người này có thể là ác mộng của người khác – chia sẻ “gây bão” mạng
Từng sống ở Pháp 7 năm, ở Úc 1 năm và đi du lịch hầu hết các nước châu Âu, châu Á, bà mẹ hai con đã có chia sẻ về chủ đề “Định cư nước ngoài: Đi hay ở”, thu hút hàng nghìn lượt quan tâm của dân mạng.
Giấc mơ của người này có thể là ác mộng với người khác!
Không ít người Việt muốn ra nước ngoài định cư, nhưng chưa tìm hiểu kỹ liệu mình có phù hợp với cuộc sống mới hay không, vì đôi khi giấc mơ của người này có thể là ác mộng với người khác.
Đi hay ở luôn là câu hỏi khó cho nhiều người, vì nó liên quan đến tài sản, sự nghiệp và tương lai của cả gia đình.
Và để phần nào giải đáp phân vân ấy, chị Nguyễn Phước Huyền Anh, 37 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ tâm huyết, nhận được sự tán thành của nhiều người.
Từng du học và định cư ở Pháp 7 năm vì công việc, sau đó lại chuyển sang Úc sống 1 năm, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing tại các công ty đa quốc gia và có đam mê du lịch, chị Huyền Anh đã chu du hầu hết các nước châu Á và châu Âu.
Trải nghiệm nhiều nền văn hóa độc đáo, đa dạng trên khắp thế giới, nhưng cuối cùng, chị Huyền Anh cùng chồng vẫn quyết định trở về quê hương.
Chị Huyền Anh đã có nhiều năm sinh sống, học và làm việc ở nước ngoài.
“Không ít bạn bè, người thân của mình đang băn khoăn việc nên định cư ở nước ngoài hay về Việt Nam – câu hỏi lớn mà bản thân mình cũng từng đặt ra nhiều năm về trước, nên mình quyết định chia sẻ đôi chút quan điểm cũng như trải nghiệm để mọi người có thể tham khảo, thay vì kể chuyện với từng người” – Chị Huyền Anh bộc bạch.
Bà mẹ hai con cho hay, nếu đang cân nhắc về vấn đề định cư nước ngoài, hãy thử trả lời các câu hỏi sau trước khi quyết định:
“Đầu tiên, vì sao bạn muốn định cư nước ngoài? Nếu câu trả lời là bạn đi vì muốn có trải nghiệm mới, nắm bắt cơ hội mới thì hãy cứ đi nhưng đừng đóng luôn cánh cửa quay về, vì chưa chắc bạn và gia đình sẽ thích thú hay thích hợp với cuộc sống nơi đất khách đâu. Cứ đi, nhưng biết đâu là để trở về!
Còn nếu vì bạn chán với cuộc sống ở quê hương thì hãy suy nghĩ lại, đất nước cũng như con người, nơi nào cũng có ưu khuyết điểm riêng. Mỹ là cường quốc kinh tế thế giới, nơi mà cơ hội mở ra cho tất cả nhưng cũng chính là thiên đường của thức ăn công nghiệp, lối sống thực dụng và chủ nghĩa vật chất…
Pháp là đất nước tự do, nhân văn với kho tàng văn hoá, kiến trúc đồ sộ, chế độ an sinh xã hội cực tốt nhưng cũng là nơi suốt ngày có biểu tình, khủng bố, hành chính quan liêu, sưu cao thuế nặng…
Úc là đất nước xinh đẹp, khí hậu ôn hoà nhưng đời sống đắt đỏ, đi đâu cũng xa xôi xách trở, có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới.
Còn Việt Nam tuy có nhiều điều bất cập mà ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm sáng mà chỉ có khi đi xa mới thấy có giá trị: ẩm thực đặc sắc, dịch vụ tốt và rẻ (ở nước ngoài phải tự làm hết mọi việc vì thuê người quá đắt), gia đình và bạn bè.”
Chị Huyền Anh cùng chồng ở Tây Ban Nha
“Nếu bạn đi vì tương lai con cái thì hãy hỏi con bạn có đang hạnh phúc hay không, có nhu cầu đi nước ngoài hay không… chứ đừng tự quyết định giùm nó.
Video đang HOT
Nhiều gia đình đi vì con nhưng sau đó lại lục đục nơi xứ người do không chịu nổi áp lực của cuộc sống, mà cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho con?
Chưa kể trẻ con đi học nước ngoài trước 18 tuổi sẽ hấp thụ toàn bộ tư tưởng kiểu Tây, điểm sáng cũng nhiều nhưng không phải là không có mặt trái của nó. Tây phương theo chủ nghĩa tự do và cá nhân, trẻ con cũng sẽ có quyền được nghĩ, làm theo ý nó, dù đúng hoặc sai, miễn là không phạm pháp.
Có người cha lỡ tay tát con gái vì không chịu dọn dẹp phòng mình, cô bé gọi điện luôn cho cảnh sát đến làm việc. Rồi con cái lớn lên cũng ít chia sẻ hay gần gũi với ba mẹ hơn, thế là nhiều phụ huynh cũng bị sốc…
Còn nếu nói về sự thành đạt, mình không chắc là các bạn Việt kiều giỏi hơn hay giàu có hơn các bạn Việt Nam. Tóm lại, hãy chọn nơi khiến bạn hạnh phúc nhất rồi con bạn sẽ hạnh phúc theo!”
Câu chuyện của chị Huyền Anh nhận được hàng nghìn lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội
“Thứ hai là bạn đã tìm hiểu kỹ về đất nước mình muốn định cư lâu dài chưa? Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả.
Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó?
Trước khi quyết định định cư ở đất nước nào, ngoài việc biết vì sao mình muốn đi, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mọi chính sách và thực tế cuộc sống hàng ngày tại đất nước đó nữa.
Ví dụ như hồi mình ở Pháp, công nhận là an sinh xã hội ở đó rất tốt, đặc biệt là cho đối tượng không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (sinh viên, thất nghiệp…).
Nhưng khi mình bắt đầu đi làm, đóng thuế thì nhìn bảng lương thấy đã bị cắt bớt 23% cho các khoản bảo hiểm xã hội, mua nhà mua xe cũng tốn một mớ cho bảo hiểm các loại (bắt buộc), rồi hàng năm phải đóng các khoản thuế…
Đi khám bệnh tuy là không tốn tiền (vì đã đóng bảo hiểm y tế bắt buộc) nhưng nhiều khi phải ngồi chờ cả buổi, hay lấy hẹn từ trước đó cả tuần hoặc cả tháng, tuỳ là khám tổng quát hay chuyên khoa.
Tuy là học phí gần như là miễn phí cho mọi công dân nhưng các phụ phí khác (ăn trưa, hoạt động ngoại khoá…) lại chênh lệch rất nhiều giữa các gia đình tuỳ theo thu nhập.
Các gia đình nhận trợ cấp thì phải đóng rất ít, còn nếu ba mẹ cùng là cấp bậc quản lý có khi phải trả các khoản phụ phí gấp chục lần các hộ “nghèo”.
Thật lòng mà nói, nếu muốn an sinh tốt, bạn phải sẵn sàng đóng thuế cao ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có thu nhập cao, bạn vẫn có thể dành ra một khoản tiền để mua bảo hiểm hay đầu tư để chi trả cho các khoản chi phí giáo dục, y tế cao cấp.”
Hãy chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần trước khi quyết định đi hay ở
Đó là lời khuyên của chị Huyền Anh , sau những trải nghiệm thực tế của bản thân. Người phụ nữ Việt không ngần ngại thừa nhận đã từng rất vất vả để tìm kiếm một công việc, nhưng phẫn bị thất nghiệp 1 năm ở Úc và 1 năm ở Pháp, dù năng lực và bằng cấp khá ổn.
Nói tiếng Anh, tiếng Pháp trôi chảy, nhưng không thể so với người bản xứ – bởi chị vẫn chỉ là người nhập cư. Do vậy, đang được tự do làm công việc mình thích với mức lương dư giả, bỗng dung chị trở thành bà nội trợ bất đắc dĩ khi sang định cư xứ người.
Chị Huyền Anh và gia đình trong chuyến chu du nước Mỹ.
Chị Huyền Anh đã có những ngày tháng tự đánh giá là khá tồi tệ, nhàm chán. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực học hỏi, chị cũng tìm được công việc đúng ngành nghề ở Pháp, lương tốt, nhưng môi trường làm việc lại không thân thiện khiến chị lần nữa cảm thấy không thoải mái.
“Công việc vốn đã ít thuận lợi, mọi việc trong cuộc sống đều phải tự làm rất vất vả vì không dám vung tiền thuê người hay thuê dịch vụ.
Mình còn nhớ hai vợ chồng cuối tuần phải gửi nhờ con ở nhà bạn, thuê xe tải nhỏ đi Ikea khuân đồ nội thất về, sau đó trong tuần tranh thủ buổi tối khi con ngủ để dựng từng miếng gỗ lên ráp lại thành cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái giường…
Chưa kể ở các xứ lạnh, vào mùa đông là tuyết rơi ngập đường. Nhìn trên phim thấy cảnh tuyết rơi đẹp biết bao nhiêu thì thực tế lại phũ phàng bấy nhiêu, vì cái lạnh tê tái khiến chả ai muốn ra đường, đường lại trơn trượt…”
Hungary…
…Cộng hòa Séc…là những đất nước mà chị và gia đình đã đặt chân đến
Không chỉ gặp khó khăn trong công việc, đời sống vất vả vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ, yếu tố quyết định khiến vợ chồng chị Huyền Anh chọn trở về – bên cạnh vấn đề vật chất – là yếu tố về tinh thần.
“Khó có thể giải thích được hết nỗi lòng của người tha hương, nhiều khi phải đi xa rồi mới thấm thía được thế nào là nỗi nhớ từng góc phố, từng món ăn, từng khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè…
Ở các nước phát triển, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, cộng thêm cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến chả mấy ai quan tâm đến nhau. Đồng nghiệp cũng chỉ xã giao cười nói trong công việc chứ ít khi trở thành bạn bè thân thiết” – Chị Huyền Anh tâm sự.
Cuối cùng, nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho các thử thách trên, bạn có thể sống thử một vài năm để trải nghiệm, xem liệu bản thân và gia đình có thực sự yêu thích cuộc sống nơi xứ người.
Có lẽ sau khi đọc tâm sự của người phụ nữ Việt, nhiều người đã giải tỏa được nỗi băn khoăn của mình. Hãy nhớ rằng, nếu bạn ở một nơi nhưng trái tim lại luôn hướng về nơi khác thì chắc chắn đó không phải là nhà của bạn!
Theo Thế giới trẻ
Tình phí 4 năm chia đều không thiếu 1 đồng, cô gái đăng đàn hỏi: Bạn trai em có keo kiệt không?
Yêu nhau được 4 năm nhưng lúc nào hẹn hò bạn trai cũng đòi "cưa đôi" tình phí, cô gái đăng đàn hỏi cư dân mạng có nên yêu nữa hay không?
Có đi ăn, đi chơi, đi xem phim hay la cà quán xá... mới gọi là yêu. Thế nhưng vấn đề "tình phí" cho mỗi cuộc hẹn luôn là chuyện tế nhị với các cặp đôi mà không phải ai cũng tiện nói ra. Vậy, con trai hay con gái nên là người chịu chi hơn trong các cuộc hẹn? Hay, cứ sòng phẳng share tiền kiểu 50-50? - Đây vẫn là câu hỏi khó trả lời đối với nhiều người.
Dẫu biết rằng, thời đại nam - nữ bình đẳng thì chuyện thanh toán "tình phí" cũng nên công bằng một chút. Thế nhưng, nếu chi li quá thì sẽ không hay lắm. Như câu chuyện vừa được chia sẻ trên trang NEU Confessions là một ví dụ. Vậy mới thấy, yêu đương đừng nên tính toán quá, không khéo lại mất vui:
"Chào mọi người, mình là nữ. Các bạn nghĩ sao nếu đi chung với bạn trai của mình lúc nào cũng phải share tiền?
Gia đình mình thuộc dạng khá giả, ba mình rất galang đi với mẹ mình đều luôn là người trả tiền tất nhiên là kể cả trước khi kết hôn, tiền bạc của ba mình thì đều do mẹ mình giữ hết, ba mình luôn dạy mình: nếu muốn gia đình hạnh phúc thì hãy cho người phụ nữ giữ tiền... Ấy thế mà cuối cùng mình lại gặp phải người bạn trai lúc nào cũng muốn share tiền. Dù ít hay nhiều từ 20-100k đều phải share 50/50 với anh ấy.
Mình quen anh ấy đầu năm nhất đại học, lúc chưa quen anh luôn thể hiện mình là người rất galang, hào phóng đến khi quen nhau được 6 tháng anh bắt đầu tỏ rõ quan điểm về việc share tiền hoặc sau khi kết hôn ai là người giữ tiền. Điển hình như việc đi ăn uống hoặc xem phim chung với nhau nếu mình không phải là người tính trước luôn mang tiền phòng thân thì anh ấy lúc nào cũng mang đủ chỉ mình phần anh ấy, ví dụ như vé xem phim 50k/vé thì ngoài gửi xe 5k anh ấy chỉ mang đúng 50k.
(Ảnh minh hoạ)
Về việc sau khi kết hôn, anh ấy muốn tiền ai nấy giữ nhưng người vợ phải ở nhà nội trợ. Tại sao thời này lại còn có người như vậy cơ chứ.
Do 2 đứa nhà ở xa, anh ấy ở Hà Nội còn em ở tỉnh lẻ nhưng cũng gần đấy, nên ít khi nào anh ấy chở mình đi chơi bằng xe của anh ấy. Chỉ bảo là xe anh ấy đi tốn xăng hơn, xe em tiết kiệm xăng hơn.
Em không phản đối việc share tiền vì em và anh ấy cũng đã quen nhau được 4 năm rồi và việc share tiền vẫn luôn xảy ra trong các cuộc đi chơi của tụi em vì anh ấy còn là SV. Nhưng đến bây giờ đã ra trường nhưng anh ấy vẫn đối với em như vậy, đến cả bạn của anh ấy cũng nói sao đi chơi với bồ mà cứ bắt share hoài vậy?
Vậy thì nên nói anh ấy là ki bo, keo kiệt không ạ? Em đang rất buồn vì cuộc tình của tụi em cũng có nhiều kỷ niệm đẹp nhưng em không chấp nhận được việc tính toán của anh ấy. Mong mọi người cho ý kiến".
Sau khi được chia sẻ, bài viết đã nhận được hơn 7k lượt thích, gần 2k bình luận cùng hàng trăm lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng. Đa phần, các cư dân mạng đều khuyên cô gái nên suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình. Thậm chí có người còn ủng hộ cô nàng chia tay anh chàng này càng sớm càng tốt nữa chứ.
Vũ Hạnh Nguyên: "Bạn ơi, bạn nhớ giữ anh ấy cẩn thận vào nhé. Để lạc anh ấy ra ngoài lại mất công làm khổ mấy bạn gái khác nữa".
Phạm Thư: "Thôi em ơi, chia tay đi cho ấm lòng. Chứ không mà lỡ lấy về sau này có cái váy của em nó cũng đòi chia để mặc chung thì khổ lắm".
(Ảnh minh hoạ)
Trần Lan Anh: "Bạn yêu được 4 năm cũng khâm phục thật đấy! Người yêu mình mỗi lần đi đâu cũng dành trả tiền. Ba cái chuyện tiền nong này cũng chi li thì thử hỏi sau này làm được việc gì. Đàn ông mà bủn xỉn thế?".
Nguyễn Thành Phi: "Đa số những lần hẹn hò hay đi chơi thì bạn nam nên là người trả tiền hết. Nhưng thi thoảng bạn nữ cũng nên trả một vài lần để thể hiện sự tôn trọng trong mối quan hệ này. Chứ cứ cái gì cũng chia đôi như thế thì sĩ diện đàn ông nằm ở đâu? Tốt nhất là chia tay đi em ạ".
Bùi Văn Quang: "Mình là con trai, khi nào hẹn hò mình cũng trả hết. Hôm nào hết tiền thì nói thẳng là hôm nay hết tiền. Chứ đừng kiểu cái gì cũng ki bo thế!".
Nguyễn Mai: "Mình không có ý gì đâu nhưng tỏ ra là chỗ dựa cho người yêu là bản năng của con trai rồi. Nếu người yêu của bạn không như thế thì có khi anh chàng bị khiếm khuyết chăng?".
Theo Trí thức trẻ
Cô gái hỏi: "Người yêu cũ bị tai nạn nằm viện thì có nên đi thăm không?", dân mạng hiến kế đầy thâm sâu Đến cuối cùng "khổ chủ" vẫn chính là người tự đưa ra 1 hướng giải quyết phù hợp cho tình huống siêu khó xử này. Hy vọng cô bạn sẽ cảm thấy thoải mái với quyết định của mình. Người ta nói hết tình còn nghĩa nhưng chữ "nghĩa" này thật ra rất khó vẹn tròn khi một mối quan hệ đã kết...