Đình công tại Pháp đe dọa Euro 2016
Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016 (10.6-10.7 ) chỉ còn 10 ngày nữa là khai mạc tại Pháp song nước chủ nhà vẫn tiếp tục rơi vào hỗn loạn do phong trào đình công, biểu tình phản đối dự luật lao động đã kéo dài từ 3 tháng qua.
Một cuộc đình công phản đối dự luật cải cách lao động mới ở Donges, Pháp ngày 27.5.2016.
Kể từ tối 31.5.2016, nhân viên các phương tiện vận chuyển công cộng tại Pháp bắt đầu tiến hành cuộc đình công mới, lần này là đình công vô thời hạn.
Các nhân viên đường sắt Pháp bắt đầu đình công sớm nhất. Đây là cuộc đình công thứ 8 kể từ đầu tháng 3 trong Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) nhằm đòi thỏa mãn những yêu sách liên quan đến thời gian làm việc. Tuy nhiên, cuộc đình công vô thời hạn lần này còn nhằm phản đối dự luật lao động cải cách mới mang tên El Khomri (theo tên Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri).
Trong khi đó, dự kiến thứ Năm (2.6) nhân viên hệ thống tàu điện ngầm Paris sẽ đình công. Ngoài ra, nhân viên hãng hàng không Air France cũng đe dọa đình công kéo dài nhiều tuần ngay trong thời điểm giải bóng đá Euro 2016 diễn ra. Thậm chí, các tài xế taxi cũng đe dọa đình công để bảo vệ quyền lợi của họ.
Báo chí Pháp đã đồng loạt lên tiếng báo động rằng, các nhà chức trách cần phải đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng gần như tê liệt hiện nay.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực từ các cuộc đình công và biểu tình, chính phủ cánh tả của Tổng thống Pháp Francois Hollande vẫn dứt khoát không rút lại dự luật lao động El Khomri, được cho là sẽ giúp đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
Video đang HOT
“Dự luật đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho các doanh nghiệp và cung cấp thêm các quyền mới cho người lao động. Mặc dù dự kiến sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn giao thông song mối đe dọa lớn nhất đối với Euro 2016 vẫn là mối đe dọa khủng bố”, ông Hollande tuyên bố.
Xe cảnh sát bị tấn công, đốt cháy trong một cuộc biểu tình.
Giới quan sát quan ngại, tình trạng đình công kéo dài sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước ngay trước thềm giải bóng đá Euro 2016.
Theo đó, ban tổ chức Euro 2016 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc vận chuyển các đội tuyển và các cổ động viên bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đổ đến Pháp.
Đặc biệt, phần lớn các đội tuyển cũng như các cổ động viên sẽ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng.
Hồi năm 1998, khi Pháp đăng cai Cúp bóng đá thế giới, các phi công hãng hàng không Air France cũng từng đình công ngay trước khi khai mạc sự kiện này, khiến 3/4 số chuyến bay trong khoảng thời gian này đã bị hủy. Nhiều người quan ngại, kịch bản năm 1998 có thể sẽ lặp lại với Euro 2016.
Ngành du lịch ở Pháp cũng đã lên tiếng báo động về những hậu quả của phong trào đình công, biểu tình kéo dài khi hình ảnh nước Pháp trên thế giới có thể vì thế mà bị hoen ố.
Những hình ảnh về các vụ đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát ở thủ đô Paris đã khiến nhiều du khách ngoại quốc e ngại đặt chân đến nước Pháp tại thời điểm này, đặc biệt là trong bối cảnh nguy cơ khủng bố vẫn còn đó.
Ngành du lịch ở Pháp, hiện vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau vụ khủng bố đẫm máu ở Paris tháng 11 năm ngoái, đang trông chờ rất nhiều vào sự kiện Euro 2016. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), giải Euro 2016 có thể mang lại cho nền kinh tế Pháp 1,2 tỷ euro.
Do tình hình đình công, biểu tình căng thẳng, Thủ tướng Manuel Valls đã phải hủy chuyến thăm Canada theo dự kiến từ ngày 15 đến 19.6 cho tới mùa Thu.
Theo Danviet
Tù nhân cũng được "nghỉ phép" do nhân viên nhà tù đình công
Theo thông báo mới đây của Bộ Tư pháp Liên bang Bỉ, khoảng 150-200 tù nhân sẽ được "nghỉ phép dài hạn" do các nhân viên nhà tù đình công.
Ảnh minh họa. (Nguồn: thehigherlearning.com)
Quyết định này được coi như một biện pháp "bơm thêm dưỡng khí" cho lãnh đạo các nhà tù hiện đang phải đối mặt với cuộc đình công kéo dài của nhân viên.
Theo quyết định của Bộ Tư pháp, các tù nhân trước mắt sẽ được "nghỉ phép" trong 14 ngày. Nếu tình hình không được cải thiện thì kỳ nghỉ này sẽ được kéo dài hơn.
Theo ông Marc Dizier, Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc các nhà tù vùng nói tiếng Pháp đồng thời là Giám đốc nhà tù Andenne, các tù nhân được hưởng chế độ phép này phải đáp ứng những điều kiện cần thiết như bị kết án tối đa 10 năm và đã từng được hưởng chế độ nghỉ phép, không phải là tội phạm tình dục, không bị kết án vì tội danh khủng bố hay cực đoan hóa.
Các tù nhân được trở về nhà từ ngày 28/5.
Nhân viên các nhà tù ở vùng nói tiếng Pháp của Bỉ bắt đầu biểu tình từ hôm 25/4 do những bất đồng về điều kiện làm việc và chính sách tiền lương.
Chiều 30/5, Bộ trưởng Tư pháp Koen Geens đã ký thỏa thuận với 4 công đoàn nhà tù, trong đó có 3 công đoàn vùng nói tiếng Hà Lan và 1 công đoàn vùng nói tiếng Pháp.
Theo thỏa thuận, nhân sự cho các nhà tù sẽ được tăng cường cùng với việc cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như chế độ đãi ngộ cho nhân viên nhà tù./.
Theo Hương Giang
Vietnamplus
Theo_Giáo dục thời đại
Ảnh: Khánh thành hầm đường sắt dài nhất thế giới Nước chủ nhà Thụy Sỹ đã tổ chức buổi lễ khánh thành hầm đường sắt dài nhất thế giới theo một phong cách độc và lạ. Những tiết mục trình diễn có chủ đề lạ trong buổi lễ khánh thành hầm đường sắt dài nhất thế giới diễn ra ngày 1/6 khiến không ít khán giả kinh ngạc và cảm thấy thích thú....