Đính chính cáo trạng truy tố cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh
Quá trình ban hành cáo trạng, cơ quan truy tố phát hiện một số chi tiết trung lặp, sai sót nên quyết định đính chính.
Các ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa.
Ngày 12/11 tới, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ xét xử vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vụ án có 92 bị cáo trong đó gồm ông Phan Văn Vĩnh – nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Nguyễn Thanh Hóa – nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50); Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch Cty đầu tư phát triển An ninh công nghệ cao (CNC).
Trước đó, ngày 31/8, Viện KSND tỉnh Phú Thọ ban hành cáo trạng truy tố 92 bị can nói trên. Do sơ suất trong quá trình soạn thảo văn bản, phần “Quyết định” của cáo trạng có sai sót trùng lắp. Vì vậy, Viện KSND tỉnh Phú Thọ quyết định đính chính.
Cụ thể, không đưa tên bị can Nguyễn Duy Thịnh vào phần quyết định truy tố (trang 234) do đã tạm đình chỉ điều tra bị can (Nguyễn Duy Thịnh bỏ trốn, đang bị truy nã, chưa bắt được).
Video đang HOT
Tiếp đến, không đưa tên bị can Trần Viết Trường trong mục truy tố “Về tội Tổ chức đánh bạc, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009″ (trang 234) vì đã bị truy tố về các tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” được xác định tại trang 233 của Cáo trạng.
Cuối cùng, cơ quan truy tố bổ sung 2 bị can Nguyễn Đình Chiến và Hoàng Thị Hà vào mục: “Về tội Mua bán trái phép hóa đơn, theo điểm d, đ khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017…” ( trang 234) vì đã được quy kết tội trạng trong phần Kết luận và nêu ở phần Lý lịch bị can.
Được biết, tham gia tranh tụng có 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó Nguyễn Văn Dương có 5 luật sư; ông Phan Văn Vĩnh có 3 luật sư; ông Nguyễn Thanh Hóa 3 luật sư… Ngoài ra, Tổng Cty viễn thông Mobifone có 1 luật sư, Cty CP thanh toán điện tử VNPT (EPAY) có 2 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Tòa án cũng triệu tập 14 nhân chứng và 73 cá nhân, pháp nhân được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bao gồm cả 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone. Ba điều tra viên thuộc Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ cũng được tòa triệu tập để làm rõ những vấn đề trong quá trình điều tra vụ án.
XUÂN ÂN
Theo TPO
Luật sư bào chữa: Cựu tướng Phan Văn Vĩnh sẽ đến toà và khai sự thật
Một trong 3 luật sư bào chữa cho cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh đã cho biết, dù ông Phan Văn Vĩnh vẫn đang năm viện, tuy nhiên thân chủ của bà sẽ ra toà theo đúng lịch xét xử.
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Huyền Trang - một trong 3 luật sư bào chữa cho ông Phan Văn Vĩnh cho biết thân chủ của bà vẫn đang nằm viện. Tuy vậy, tâm lý và tinh thần của ông Vĩnh vẫn ổn đinh, minh mẫn. Ông Vĩnh đã viết đơn xin về trại giam để tham gia phiên toà đầy đủ.
Theo luật sư Trang thì trong những lần tiếp xúc gần đây, ông Vĩnh cho biết muốn xuất hiện tại toà để khai sự thật. Do đang điều trị tại bệnh viện nên dự kiến sát ngày bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an mới quay lại trại tạm giam.
Liên quan đến quan điểm của ông Vĩnh về cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, luật sư Trang cho hay, trong quá trình điều tra, thân chủ của bà đã nhận tội, còn cụ thể như thế nào thì sẽ ra tòa thẩm vấn công khai.
Trước đó, trong quá trình bị bắt tạm giam để điều tra, ông Vĩnh đã gặp vấn đề về sức khoẻ. Hồi đầu tháng 10/2018, ông Vĩnh phải nhập viện để điều trị bệnh tim mạch, vảy nến.
Ông Phan Văn Vĩnh trong lần làm việc với Công an Phú Thọ (ảnh tư liệu)
Tại bản cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, ông Phan Văn Vĩnh bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
Ngoài công nhận Công ty CNC của trùm cơ bạc Nguyễn Văn Dương là công ty bình phong trái quy trình, ông Vĩnh còn đồng ý cho doanh nghiệp này sử dụng trụ sở của đơn vị, gây cản trở việc xác minh hoạt động nghi vấn đánh bạc.
Với tư cách là Thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Vĩnh có trách đấu tranh, phòng chống tội phạm nhưng ông Vĩnh lại giao cấp dưới nghiên cứu đề xuất của Nguyễn Văn Dương về việc cho thí điểm game bài đánh bạc.
Năm 2016, ông Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa giao cho CNC xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng có nguồn vốn từ game đánh bạc online. Nhưng hơn 2 năm tổ chức đánh bạc, CNC hầu như không đầu tư cho hệ thống phòng thủ quốc gia.
Bản thân ông Vĩnh còn báo cáo về việc hợp pháp hóa 2 cổng game do công ty bình phong liên kết vận hành chui. Chưa có ý kiến của Bộ trưởng Công an, Phan Văn Vĩnh đã ký văn bản xin cấp giấy phép thí điểm trò chơi do công ty bình phong phát hành.
Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hoạt động của Công ty CNC, ông Vĩnh đã không làm theo chỉ đạo. Chỉ khi Thứ trưởng Bộ Công an có văn bản lần 2, ông Vĩnh mới yêu cầu công ty bình phong chấm dứt hoạt động 2 game bài đánh bạc.
Cuối tháng 8/2016, ông Phan Văn Vĩnh đồng ý với đề xuất của Cục cảnh sát công nghệ cao về việc báo cáo lãnh đạo bộ để xây dựng kế hoạch triệt phá đường dây đánh bạc của Nguyễn Văn Dương. Nhưng thực tế, ông Vĩnh và cấp dưới không xây dựng kế hoạch, không báo cáo lãnh đạo bộ, không điều tra xác minh.
Trước khi vụ án được phanh phui, ông Vĩnh không xây dựng kế hoạch, không báo cáo cấp trên, cũng không tổ chức điều tra xác minh dù đồng ý vào đề xuất của Cục Cảnh sát công nghệ cao về việc triệt phá đường dây đánh bạc.
Thanh Sơn
Theo giadinh.net
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Cận cảnh nơi xét xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh TAND tỉnh Phú Thọ đã có thông báo chính thức về thời gian xét xử vụ án liên quan đến cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và đồng phạm. Theo đó, sân TAND tỉnh Phú Thọ rộng khoảng 1.000m2 được thiết kế thành phòng xử án lưu động với đầy đủ khu vực dành cho HĐXX, bục khai báo, khu dành riêng cho...