Đình chỉ vụ tranh chấp 1.000 tỷ của bà bán bún
Ngày 7/11, TAND TP HCM cho biết đã ra quyết định đình chỉ vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Thạch Vũ Phương (SN 1958, ngụ quận Tân Phú) và bị đơn là bà Thạch Hà Huệ Lan (SN 1987)
Tại đơn khởi kiện ngày 5/9/2012, ông Thạch Vũ Phương trình bày: do bà Hà Kim Liên (mẹ ông Phương) già yếu và một số anh chị em đã có gia đình, sống ở nước ngoài nên các anh chị em ông thống nhất ủy quyền cho bà Thạch Kim Phát (SN 1946, chị ruột ông Phương) quản lý và sử dụng nhà, đất diện tích 2798 m2.
Ngôi nhà đang bị tranh chấp
Đến tháng 4/1987, bà Hà Kim Liên qua đời, các anh chị em ông Phương vẫn không phân chia lô đất này mà để bà Thạch Kim Phát tiếp tục quản lý, sử dụng.
Năm 2004, bà Thạch Kim Phát được Sở Xây Dựng TP HCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với lô đất 2.798 m2 trên đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Bình Tân -TP HCM. Đến năm 2011, bà Thạch Kim Phát qua đời để lại một khối tài sản khổng lồ và lô đất 2.798 m2.
Theo pháp luật, bà Thạch Hà Huệ Lan là con gái nuôi cũng là người thừa kế toàn bộ di sản này. Các anh chị em ông Phương cho rằng mặc dù bà Thạch Kim Phát đứng tên giấy tờ ngôi nhà và đất này nhưng đây là tài sản do cha mẹ ông để lại nên phải là đồng thừa kế cho tất cả các anh chị em trong gia đình và yêu cầu không công nhận di sản thừa kế với bà Thạch Hà Huệ Lan.
Tại buổi làm việc ngày 12/8/2014, bà Thạch Hà Huệ Lan trình bày tài sản nhà và đất là tài sản do bà Thạch Kim Phát (mẹ nuôi bà Lan) đứng tên, không đồng ý là tài sản thừa kế của bà Hà Kim Liên.
Bà Thạch Kim Phát qua đời để lại khối tài sản khổng lồ gồm nhiều đất đai, sổ tiết kiệm, hột xoàn
Ngày 25/8/2014, TAND TP HCM có văn bản yêu cầu nguyên đơn là ông Thạch Vũ Phương cung cấp văn bản của các đồng thừa kế của bà Hà Kim Liên cùng xác nhận là đồng thừa kế nhà, đất nói trên nhưng ông Phương không cung cấp được.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu coi yêu cầu buộc bà Thạch Hà Huệ Lan giao trả tài sản nhà, đất cho ông Thạch Vũ Phương là tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì phải hòa giải tại UBND phường, xã, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo Luật Đất đai. Vì những lẽ này, TAND TP HCM đã ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự này.
Như Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, do độc thân nên năm 1987 bà Thạch Kim Phát đến bệnh viện xin con nuôi. Trong số những trẻ em bị bỏ rơi, bà đã chọn một bé gái mang về nuôi nấng và đặt tên Thạch Hà Huệ Lan.
Trong những năm đầu sang Đức du học, Thạch Hà Huệ Lan được mẹ nuôi gửi gắm các em nhờ chăm sóc. Về phần bà Phát, bà nối nghiệp làm bún sợi từ cha mẹ và là chủ của thương hiệu bún Long Phụng nổi tiếng một thời. Từ khối tài sản cha mẹ bà để lại, cộng bản tính cần cù siêng năng, bà gầy dựng thương hiệu, mua bán đất đai và trở nên giàu có nhanh chóng.
Mặc dù là một đại gia sở hữu tài sản ngàn tỉ nhưng bà Phát sống rất bình thường, bà chắc chiu từng đồng lẻ, đi xe máy loại bình thường và có tâm làm từ thiện. Sau khi bà qua đời năm 2011, các anh chị em bà cũng như cô con nuôi Huệ Lan khi kiểm tra tại phòng riêng mới “bật ngửa” phát hiện bà có khối tài sản khổng lồ gồm nhiều tài sản là sổ tiết kiệt từ 500.000 USD, sổ tiết kiệm tiền tỉ lãi suất thả nổi, hột xoàn, vàng miếng… Khối tài sản này khiến những người lập vi bằng cũng ngạc nhiên.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Chuyện những người "bỗng dưng" thừa kế nghìn tỷ ở Việt Nam
Cậu bé Việt thừa kế 100 triệu USD của tỷ phú Mỹ có lẽ là người thừa kế bất ngờ nhất ở Việt Nam, bên cạnh một số trường hợp khác.
Con rơi gốc Việt thừa kế khổng lồ từ tỷ phú Mỹ
Câu chuyện tìm cha để đòi chia quyền thừa kế của cậu bé Nguyễn Bé Lory gây ồn ào dư luận suốt một thời gian dài. Larry Hillblom là chủ của công ty chuyển phát nhanh DHL, sở hữu khối tài sản 600 triệu USD. Ông nổi tiếng là một tỷ phú đào hoa. Năm 1993, khi đầu tư khách sạn và sân golf tại Phan Thiết, Larry Hillblom gặp và có mối tình chớp nhoáng với cô hầu phòng Nguyễn Thị Bé. Sau lần gặp gỡ ngắn ngủi định mệnh trên, cô Bé có thai và quay về Tân Xuân, cuối năm 1994, cô hạ sinh Nguyễn Bé Lory giống cha như đúc.
Tỷ phú Larry chỉ biết mình có con tại Việt Nam qua một tấm ảnh khi Lory vừa vài tháng tuổi. Ngày 21/5/1995, trong một chuyến bay bằng thủy phi cơ từ đảo Pagan đến Saipan, tỷ phú Larry Hillblom tử nạn, đến nay vẫn chưa tìm được thi thể.
Cậu bé Nguyễn Bé Lory bỗng nhận được thừa kế khổng lồ từ người cha tỷ phú Mỹ.
Sau cái chết của nhà tỷ phú đào hoa bạc mệnh, có hơn 10 cháu bé được cho là con rơi của ông đã đứng ra tranh chấp khối tài sản khổng lồ. Cuối cùng, ngoài phần lớn tài sản để nghiên cứu y khoa dành cho ĐH San Francisco, 4 cậu bé gồm Nguyễn Bé Lory ở Việt Nam; một đứa con rơi khác ở đảo Guam và hai người con ở Philippines được hưởng quyền thừa kế sau khi đã chứng minh trước tòa là con huyết thống của nhà tiỷ phú trong cuộc chiến ADN ở Mỹ vào năm 1999.
Hiện mẹ con Nguyễn Bé Lory ở trong một ngôi nhà tại thị trấn ở bờ biển phía Đông nước Mỹ. Theo một nguồn tin thân cận với gia đình Lory, lẽ ra năm 2012 cậu bé đủ 18 tuổi sẽ là người đứng tên trên số tài sản ước tính hiện đã lên đến gần 100 triệu USD. Song do Lory còn đang đi học, những người quản lý số tài sản đã thống nhất với gia đình Lory làm tăng thêm số tài sản khổng lồ này bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Đến năm 21 tuổi, Nguyễn Bé Lory mới chính thức là chủ nhân của số tiền khổng lồ này.
Trao thừa kế nghìn tỷ cho con 1 tuổi
Năm 2013, dư luận xôn xao về việc ông Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng "lò vôi" - Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại Nam - bất ngờ tuyên bố di chúc nhượng toàn bộ khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ cho con trai vừa tròn 1 tuổi của mình.
Di chúc này được công bố ngay trong bữa tiệc thôi nôi hoành tráng mà gia đình ông Huỳnh Uy Dũng tổ chức cho cậu bé Huỳnh Hằng Hữu - con trai duy nhất của ông Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng. Theo đó, kể từ ngày 21/9/2013 trở đi, cậu bé Hằng Hữu chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Đại Nam, với hơn 2.000 nhân viên.
Tiệc thôi nôi đình đám của con trai Dũng "lò vôi".
Thiếu gia 1 tuổi còn được sở hữu khối tài sản khổng lồ từ người cha mình để lại là hàng loạt công trình, bất động sản như: Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, khu dân cư Trung tâm hành chính Dĩ An, KCN Sóng Thần 2, KCN Sóng Thần 3... có tổng trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhận được quyền thừa kế khối tài sản khổng lồ của ông chủ Đại Nam, cậu bé Hằng Hữu đã trở thành tỷ phú nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, không lâu sau, ông Dũng đã đính chính rằng, con trai 1 tuổi của mình không phải là chủ tịch Đại Nam như những tuyên bố trước đó. Cậu bé này chỉ là chủ sở hữu của một quỹ thiện nguyện. Trong khi bé Hữu chưa đủ 18 tuổi, quỹ này sẽ do một hội đồng Giám sát quản lý gồm 12 người, trong đó 2 vị trí chủ chốt vẫn do ông Dũng và bà Hằng nắm giữ.
Chọn nhiều người cùng thừa kế tài sản khủng
Ở độ tuổi U70, đại gia Lê Ân đã gây bão dư luận với nhiều phát ngôn, việc làm gây sốc. Ông công khai "chỉ lấy gái trinh", cưới vợ trẻ hơn mấy chục tuổi. Cái tên Lê Ân trở nên "đình đám" khi quyết định rước về nhà chiếc giường 6 tỷ đồng từ Anh, cùng nhiều vụ kiện lớn nhỏ.
Mới đây, đại gia nổi tiếng chơi ngông này đã quyết định chọn người thừa kế tài sản. Theo đó, ông Lê Ân chọn 7 người trong gia đình và họ tộc để trao quyết định kế thừa, nhận nhiệm vụ quản lý khối tài sản trên 2.000 tỷ đồng để tiếp tục kinh doanh sinh lãi, phục vụ cho mục đích làm từ thiện.
Đại gia Lê Ân chọn 7 người cùng thừa kế tài sản 2.000 tỷ đồng.
Những người kế thừa tài sản của đại gia Lê Ân bao gồm người vợ trẻ Mai Thị Mai cùng con gái của người vợ trước và cháu nội, cháu kêu ông bằng chú ruột, bác ruột với một người anh họ.
Được biết, ngoài quyết định kế thừa tài sản, đại gia còn trao cho 7 người này những quy định chi tiết dài 17 trang liên quan đến việc quản lý, điều hành Chương trình Từ thiện Lê Ân.
Cô gái nuôi thừa kế nghìn tỷ không có di chúc
Tháng 3.2011, bà Phát (quận Tân Phú, TP.HCM) đột ngột qua đời để lại khối tài sản cả nghìn tỷ đồng, nhưng không có di chúc.
Bà Phát sống bằng nghề bán bún. Bà không lấy chồng, nhận nuôi Thạch Hà Huệ Lan. Do bà Phát không để lại di chúc nên theo luật thì số di sản của bà Phát thuộc về cô con gái nuôi Huệ Lan. Tuy nhiên, những người họ hàng của bà Phát không đồng ý nên xảy ra tranh chấp.
Ngôi nhà của bà tỷ phú bán bún.
Từ tháng 6.2011, trong khi chưa phân chia xong khối tài sản cả nghìn tỷ của bà Phát để lại với những người anh em của mẹ nuôi, Huệ Lan đã đơn phương đi khai nhận di sản thừa kế đối với hơn 20 sổ, thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng. Ước tính những sổ này có giá trị hàng triệu USD. Đến nay, hai bên vẫn chưa thống nhất được phương thức giải quyết tranh chấp.
Cũng liên quan đến vụ tranh chấp khối tài sản này, theo người thân của gia đình bà Phát, hiện còn một vụ kiện do người em khác của bà Phát kiện đòi cô cháu nuôi trả lại 100.000 USD.
Theo Lao Động
Phải có 16m2 nhà mới được nhập khẩu: Dân sẽ lách luật? Nếu tờ trình của sở Xây dựng được HĐND TP HCM thông qua, những công dân ngoại tỉnh sẽ rất khó để có thể nhập khẩu vào thành phố này. Và để có một tấm hộ khẩu thành phố, nhiều người sẽ tính tới chuyện lách luật để đạt mục đích. Tuy nhiên, đến lúc đó, chính quyền lại phải đối mặt với...