Đình chỉ trợ cấp 7.100 thương binh, cựu chiến binh giả mạo
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trong 5 năm đã phát hiện, đình chỉ trợ cấp 7.100 người giả mạo, man khai hồ sơ thương binh, cựu chiến binh… thu hồi nộp ngân sách 75 tỷ đồng của gần 3.400 trường hợp trong số đó.
Báo cáo về việc thực hiện lời hứa sau phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng 6/2013), Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền thông tin cụ thể nhiều nội dung.
Về vấn đề giải quyết chế độ chính sách cho các trường hợp người có công bị mất hồ sơ gốc, người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH, những năm qua các bộ ngành đã nỗ lực ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Nhờ đó, đến nay đã cơ bản công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi cho những người có công.
Để phòng ngừa tình trạng man khai hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ hiện nay diễn ra rất phổ biến, gây bức xúc trong dư luận, việc giải quyết chế độ người có công với cách mạng phải dựa trên quy trình, thủ tục đảm bảo đủ căn cứ pháp lý, đủ độ tin cậy, đảm bảo chính xác và công bằng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền là một trong những thành viên Chính phủ được chọn trả lời chất vẫn tại kỳ họp trước (ảnh: Việt Hưng).
Qua thanh, kiểm tra, từ năm 2008 đến 2013, tổng số đối tượng bị đình chỉ trợ cấp tại 63 tỉnh thành là gần 7.100 người. Trong đó, có 1.560 người giả mạo hồ sơ, gần 2.700 người man khai hồ sơ và 2.800 người vì những lý do khác.
Tổng số tiền chi chế độ với những trường hợp “giả” người có công đã thu hồi nộp ngân sách là trên 75,5 tỷ đồng của 3.378/7.100 đối tượng bị đình chỉ trợ cấp.
Video đang HOT
1.762 người đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra).
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sẽ tiếp tục triển khai công tác rà soát, thanh kiểm tra công tác xác nhận và thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công, kiên quyết xử lý những trường hợp đã xác định không đúng quy định.
Về công tác quản lý doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp.
Qua thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 doanh nghiệp do vi phạm các quy định về đưa người lao động đi làm việc nước ngoài. Trong đó, có 1 doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động trong thời gian 6 tháng, 1 doanh nghiệp bị đình chỉ hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Singapore trong thời gian 3 tháng.
Đặc biệt, đối với thị trường Đài Loan, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức phỏng vấn trực tiếp người lao động trước khi xuất cảnh sang làm việc tại Đài Loan, cũng như tổ chức đoàn công tác sang Đài Loan để phỏng vấn người lao động đang làm việc ở nước sở tại về tổng chi phí mà người lao động phải chịu để được sang làm việc tại đây.
Qua đó, bà Chuyền cho biết, Bộ đã phát hiện và đề xuất xử lý đối với những doanh nghiệp (của cả Việt Nam và Đài Loan) do thu phí vượt quá mức quy định, nhằm chấn chỉnh tình trạng thu phí sai quy định ở thị trường này.
Bên cạnh đó, công tác cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các doanh nghiệp cũng đã được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định nhằm đảo bảo chỉ các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và có khả năng mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH cũng “hứa” tiếp tục thường xuyên phối hợp chặt ché với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để cảnh báo các hiện tượng lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, ngăn ngừa và phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tăng cường phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, TƯ Đoàn TNCS HCM… để thông tin về xuất khẩu lao động đến tận cơ sở. Tại thị trường Hàn Quốc, Bộ đã phối hợp với phía bạn tổ chức nhiều hoạt động phổ biến thông tin trực tiếp đến hàng ngàn lao động.
Về công tác phát triển thị trường lao động ngoài nước, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, từ tháng 7/2013 đến nay, Bộ đã ký Hiệp định lao động mới với Lào, ký thỏa thuận hợp tác về lao động, việc làm và xã hội với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc vào tháng 9 vừa qua.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đang đàm phán để có thể sớm ký hiệp định về lao động của Thái Lan, Ả rập Xê út và Israel, thúc đẩy hợp tác lao động với Ăng gô la và vấn đề quản lý người Việt sinh sống, làm việc tại đây…
Tháng 8/2013, Bộ làm thủ tục xuất cảnh cho hơn 100 điều dưỡng viên sang học tập, làm việc tại Đức, đang tuyển chọn 180 ứng viên hộ lý, điều dưỡng khóa 2 sang Nhật Bản làm việc.
Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu, Bộ trưởng LĐ-TB&XH thông tin, Chính phủ đã thực hiện công bố mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Điều 91 BLLĐ, kết luận 63 của Hội nghị TƯ 7 (tháng 5/2013) về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương đến năm 2020, Nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 của QH. Theo đó, mức lương tối thiểu sẽ căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện lao động cũng như mức tiền lương trên thị trường lao động.
Đến nay, Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng LĐTBXH: Chính Bộ đề nghị điều tra "cậu Thủy"
Khi phát hiện trường hợp làm giả hài cốt liệt sĩ như "cậu Thủy" mà vừa rồi báo chí nêu, Bộ đã có công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 31/10, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã khẳng định như vậy.
Quan điểm của Bộ là phải sớm làm rõ và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm trước pháp luật. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện đề án tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, còn Bộ LĐTBXH xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ đã được Thủ tướng phê duyệt và Bộ đang triển khai. Bộ đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu tất cả các hài cốt liệt sĩ tìm được thông qua các kênh bên ngoài như bạn bè, đồng đội của liệt sĩ... dứt khoát phải giám định ADN. Có kết quả chính xác mới được tổ chức làm lễ truy điệu và đưa vào nghĩa trang.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời bên hành lang Quốc hội
Về việc quản lý các nhà ngoại cảm, Bộ trưởng Chuyền cho biết: Hiện nay có một bộ phận các nhà "ngoại cảm" đã lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sĩ để trục lợi cá nhân. Theo tôi, cần tuyên truyền để người dân cảnh giác các đối tượng lừa đảo. Khi phát hiện vụ việc phải xử lý nghiêm.
Về việc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình quy tập hài cốt liệt sĩ, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, khi phát hiện hài cốt liệt sĩ ở đâu, lẽ ra Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với địa phương đó cũng như cơ quan quân sự có trách nhiệm cùng thực hiện.
Hiện chúng tôi đã đề nghị Viện Pháp y quân đội và Viện Khoa học hình sự Bộ Công an làm việc đó, khi khẳng định những thứ giám định không có cơ sở kết luận là xương người, chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ. Tháng 8/2013, Bộ LĐTBXH đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ làm hài cốt giả.
Theo Hải Phong
"Ấn định mức thu nhập cho người nghèo là sai" Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, trường hợp ấn định mức thu nhập 750.000 đồng/tháng cho một người nghèo là không đúng và rất cần được kiểm tra. Trong chuyên mục "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên VTV tối 20/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhận được nhiều thắc mắc từ những người dân ở tỉnh Lâm Đồng...