Đình chỉ hoạt động thêm 2 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở TP.HCM
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa ra quyết định tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới đối với 2 đơn vị đăng kiểm ở TP.HCM là 50-17D và 50-10D do vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Hôm nay (21/12), Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 3 tháng đối với 2 đơn vị đăng kiểm 50-17D (Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh) và 50-10D (Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh), do vi phạm quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Trung tâm đăng kiểm 50-17D vừa bị Cục Đăng kiểm Việt Nam đình chỉ hoạt động 03 tháng.
Các quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 21/12/2022 đến hết ngày 20/03/2023. Hết thời hạn tạm đình chỉ, đơn vị phải có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định trở lại gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Phòng Kiểm định xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm quản lý, giám sát trong thời gian hai đơn vị 50-17D và 50-10D tạm đình chỉ hoạt động kiểm định.
Được biết, quyết định này có liên quan đến hoạt động mở rộng điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đối với vụ việc xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 62-03D (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và Trung tâm đăng kiểm 50-15D (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Như VOV.VN đã thông tin, ngày 20/12, Công an TP HCM tiếp tục bắt giữ 10 đối tượng tại Trung tâm 50-10D, 50-07V để điều tra làm rõ về các hành vi sai phạm.
Đến nay, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can để điều tra về các hành vi “Môi giới hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Giả mạo trong công tác” trong công tác hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.
Qua điều tra, nhóm bị can bước đầu thừa nhận dùng thủ đoạn lập danh sách đăng kiểm, nhưng không làm việc tại trung tâm, giả mạo chữ ký của đăng kiểm viên để ký vào các hồ sơ kiểm định cho các ô tô được cơi nới thùng xe. Các ô tô này được đăng kiểm không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Trong vụ án này, Công an TP HCM đã khám xét khẩn cấp tại 9 Trung tâm Đăng kiểm. Cụ thể gồm: 5 Trung tâm do Trần Lập Nghĩa làm giám đốc (cụ thể: Trung tâm Đăng kiểm: 62-03D (tỉnh Long An); 71-02D (tỉnh Bến Tre); 83-02D (tỉnh Sóc Trăng); 66-02D (tỉnh Đồng Tháp); 63-02D (tỉnh Tiền Giang), Trung tâm Đăng kiểm 50-15D (TP Thủ Đức, TP HCM) do Nguyễn Trọng Vĩnh làm Giám đốc.
Trung tâm đăng kiểm 50-07V (quận Bình Tân) do Ngô Ngọc Sơn làm giám đốc, Trung tâm đăng kiểm 50-10D (huyện Củ Chi) do Nguyễn Thanh Tâm là giám đốc, Trung tâm đăng kiểm 50-17D (huyện Nhà Bè) do Hồ Hữu Tài làm Giám đốc; thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến hành vi phạm tội.
Theo Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, để có tiền chia cho các nhân viên và làm “quỹ hoạt động”, giám đốc các trung tâm đăng kiểm nêu trên đã chỉ đạo nhân viên trung tâm, bao gồm các phó giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng… trong quá trình kiểm định chất lượng, đo tiêu chuẩn khí thải bảo vệ môi trường đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thủ đoạn cụ thể: bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê các phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải…
Tất cả các phương tiện được bỏ qua lỗi vi phạm này đều do “cò mồi” đưa đến kiểm định, hối lộ tiền, từ đó các trung tâm thu lợi bất chính gần 10 tỉ đồng.
Phiên xử Tất Thành Cang và đồng phạm: Luật sư đề nghị triệu tập Văn phòng Thành ủy TP.HCM
Trong phiên tòa Tất Thành Cang và đồng phạm bán rẻ dự án, luật sư kiến nghị HĐXX triệu tập Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Hội đồng định giá tài sản, đến tham dự xuyên suốt phiên tòa.
Ngày 10.10, TAND TP.HCM mở phiên xét xử bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020), Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận - Công ty Tân Thuận) và 8 đồng phạm liên quan vụ án bán rẻ 2 dự án Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM) và Ven Sông (Q.7) gây thiệt hại của nhà nước hơn 735 tỉ đồng.
HĐXX sơ thẩm TAND TP.HCM trong phiên xét xử Tất Thành Cang và 9 đồng phạm sáng 10.10. Ảnh NHẬT THỊNH
Ông Tất Thành Cang và đồng phạm đã bán rẻ đất ra sao?
Khoảng 7 giờ, các bị cáo được dẫn giải đến tòa. An ninh phiên tòa được thắt chặt. Phóng viên được yêu cầu theo dõi phiên xét xử qua màn hình trực tiếp đặt trước phòng xử. HĐXX chỉ cho phép phóng viên chụp hình, ghi nhận hình ảnh chung của phiên tòa trong 10 phút đầu trước khi xét xử và không được ghi âm, livestream trong phiên tòa.
Bị cáo Tất Thành Cang tại phiên tòa sơ thẩm sáng 10.10. Ảnh NHẬT THỊNH
Đến 8 giờ 30 phút, HĐXX khai mạc phiên tòa và bắt đầu làm thủ tục, thẩm tra lý lịch các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thư ký phiên tòa cho biết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Quốc Cường Gia Lai, Công ty Tân Thuận có mặt. Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự TP.HCM vắng mặt.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (bào chữa cho bị cáo Trần Công Thiện) kiến nghị HĐXX cần triệu tập Văn phòng Thành ủy TP.HCM và Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự TP.HCM đến tòa và phải có mặt xuyên suốt quá trình xét xử.
Theo HĐXX, Văn phòng Thành ủy TP.HCM và Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự TP.HCM đã được tòa triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Quá trình điều tra đã có lời khai trong hồ sơ, nếu thấy cần thiết, trong quá trình xét xử HĐXX sẽ triệu tập.
Bị cáo Trần Công Thiện . Ảnh NHẬT THỊNH
Theo dự kiến, phiên xét xử từ ngày 10 - 14.10. 10 bị cáo bị truy tố về tội "vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" theo khoản 3 Điều 219 Bộ Luật Hình sự, hiện hành với khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù.
Cáo trạng xác định, 10 bị cáo là cán bộ Văn phòng Thành ủy TP.HCM và Công ty Tân Thuận đã vì những động cơ, mục đích khác nhau thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật, không thẩm định giá, đấu giá.
Trong năm 2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai 32 ha đất dự án Phước Kiển với giá 1,29 triệu đồng/m 2, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 202,6 tỉ đồng; chuyển nhượng dự án Khu IV - khu dân cư Ven Sông thiệt hại cho Nhà nước hơn 532,4 tỉ đồng. Tổng thiệt hại hơn 735 tỉ đồng.
Bị cáo Trần Công Thiện có vai trò chủ mưu, xuyên suốt các hành vi phạm tội trong việc bán rẻ 2 dự án.
Bị cáo Tất Thành Cang (Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM từ 5.2.2016 - 7.1.2019) được giao quản lý tài sản của Đảng bộ TP.HCM, phụ trách Văn phòng Thành ủy. Bị cáo Cang đã có bút phê "đồng ý" vào Tờ trình số 1206 ngày 25.5.2015 của Văn phòng Thành ủy về việc xin chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha đất dự án khu dân cư Phước Kiển (1,29 triệu đồng/m 2), không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định.
Phiên tòa xét xử Tất Thành Cang và 9 đồng phạm bán rẻ dự án tiếp tục.
Truy tố Tề Trí Dũng và 6 bị can vụ bán rẻ đất công gây thiệt hại 127,6 tỷ đồng Ngày 17/8, Viện KSND TP Hồ Chí Minh cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC) và 6 bị can khác trong vụ bán rẻ 24.984m2 đất khu tái định cư An Phú Tây, gây thiệt hại cho Nhà nước 127,6 tỷ đồng. Bị can Tề Trí Dũng và 6 bị can:...