Đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp gây ô nhiễm tại làng nghề Thái Phương
UBND tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định đình chỉ hoạt của 6 doanh nghiệp hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm tại Cụm công nghiệp Thái Phương, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, Thái Bình, vì gây ô nhiễm môi trường.
Sáu doanh nghiệp vi phạm là: Công ty TNHH Tuấn Lộc, Công ty TNHH CBA, Công ty TNHH Phương Tiến, Công ty TNHH Nam Thành, Công ty TNHH Minh Tâm và Công ty TNHH Thành Bắc.
Công ty TNHH Phương Tiến
Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng: hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm phát sinh nước thải của 6 doanh nghiệp trên có hàm lượng chất rắn lửng, ôxy hóa, sulfua vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam cho phép từ 3 đến 10 lần, nồng độ ô nhiễm quá cao, gây bức xúc cho người dân.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, UBND huyện Hưng Hà… đã tổ chức niêm phong, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ngày 5/7/2018, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 cơ sở này tự ý tháo gỡ niêm phong, hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm khi không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép .
Cơ quan chức năng kiểm tra tại các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Cụm công nghiệp Thái Phương
Video đang HOT
Với những vi phạm trên, 4 doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng do lỗi tự ý tháo dỡ niêm phong để tiếp tục hoạt động sản xuất khi chưa được sự cho phép của tỉnh Thái Bình; 2 doanh nghiệp bị xử phạt tổng số tiền hơn 700 triệu đồng do lỗi triển khai sản xuất nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh phê duyệt.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, cho biết, các doanh nghiệp nêu trên tự ý nấu, giặt, tẩy, nhuộm trái phép từ nhiều năm nay khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động này là vi phạm pháp luật, gây ra hệ lụy lớn đối với môi trường trong khu vực, nhân dân bất bình và liên tục yêu cầu các cấp chính quyền phải xử lý nghiêm.
Niêm phong cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Do đó, ngày 20/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2013, tỉnh Thái Bình đã có quyết định buộc di dời, thậm chí ngừng cung cấp điện, nước, xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến nay các tổ chức, cá nhân nhất quyết không chấp hành, vẫn tiến hành hoạt động sản xuất bình thường.
Đức Văn
Theo Dantri
Hết đường mưu sinh vì bãi rác Đa Phước: Sự im lặng khó hiểu
Báo Lao Động đã có bài "Nhiều gia đình hết đường mưu sinh vì bãi rác Đa Phước", nói về bãi rác Đa Phước (TPHCM) gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ dân. Trước phản ánh của dân, chính quyền và cơ quan chức năng đã cử những đoàn khảo sát đến ghi nhận tình hình, lấy mẫu xét nghiệm, nhưng rồi không phản hồi.
Ông Ngô Văn Minh, Trưởng ấp 2, xã Đa Phước phản ánh với PV Báo Lao Động về sự im lặng của các cơ quan chức năng . Ảnh C.H
Theo phản ánh của người dân ấp 2, xã Đa Phước, từ ngày có bãi rác Đa Phước đến nay, nguồn nước trên con Rạch Chiếu bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khi đưa nước từ con rạch này vào các ao hồ để nuôi thủy hải sản đã dẫn đến hiện tượng cá, tôm chết hàng loạt.
Trao đổi với PV Báo lao Động, ông Ngô Văn Minh - Trưởng ấp 2, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh cho biết, những vấn đề mà người dân trong trong ấp phản ánh đã được ông tổng hợp và báo cáo lên chính quyền địa phương. "Tuy nhiên, chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan chỉ đến ghi nhận tình hình, vẫn chưa có câu trả lời nào cho người dân được rõ, đồng thời cũng chưa đưa ra một phương án giải quyết gì để dân yên tâm".
Người dân đang chờ đợi kết luận nguồn nước ô nhiễm là do dâu, phương án bồi thường thiệt hại như thế nào? Ảnh C.H
Gia đình anh Nguyễn Phước Sũ, làm kinh tế hộ gia đình thông qua nuôi tôm nhiều năm qua. 12.000m2 chia đều cho 3 vuông tôm là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Anh Sũ cho rằng trước đây hoạt động nuôi tôm đều thuận lợi. Tuy nhiên, sau khi bãi rác Đa Phước hình thành thì nguồn nước bắt đầu ô nhiễm, gây thiệt hại đến hoạt động nuôi tôm.
Đỉnh điểm của thiệt hại này là trong năm qua, anh vay mượn cả tỷ đồng để đầu tư, nhưng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng.
"Đã có nhiều đoàn của chính quyền, các cơ quan chức năng được cử đến gia đình tôi để ghi nhận thiệt hại, đồng thời lấy mẫu nước trong hồ tôm của tôi đem đi xét nghiệm nhưng rồi tất cả đều im lặng, không thấy nói gì. Một lần họ đem đến cho gia đình tôi chục triệu gọi là tiền khắc phục thiệt hại, nhưng tôi không nhận", anh Sũ nói với PV.
Anh Nguyễn Phước Sũ thẫn thờ bên số tôm bị chết, thời gian qua anh luôn chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ bãi rác Đa Phước. Ảnh C.H
Không riêng gì anh Sũ, nhiều hộ gia đình tại ấp 2, xã Đa Phước tham gia nuôi thủy hải sản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những hộ nuôi bị chết trắng phải bỏ ao chuyển sang đi làm thuê, kiếm sống qua ngày.
Họ đang chờ đợi từng ngày kết luận của các cơ quan chức năng, cũng như sự giải trình của Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (đơn vị quản lý bãi rác Đa Phước).
Theo Laodong
Dân Thủ đô lập lán canh đê sông Hồng, chặn xe đổ rác Từ khoảng nửa tháng nay, nhiều người dân thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã dựng lán trông coi ngày đêm ở khu vực chân đê sông Hồng, ngăn các xe lén lút đổ rác ngay chân đê, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đe dọa cả dòng sông. Khi phát hiện có rác thải được đổ...