Đình chỉ giải quyết đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Chủ tọa phiên sơ thẩm quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu hủy một số quyết định liên quan đến Trung Nguyên IC để chờ trả lời từ chánh án.
Ngày 3/7, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên sơ thẩm xem xét đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảoyêu cầu hủy một số quyết định của Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC) về việc bãi nhiệm bà khỏi vị trí người đại diện theo pháp luật của công ty.
Phiên Tòa do thẩm phán Thái Thị Hữu Xuân làm chủ tọa và ông Trần Văn Bé là đại diện Viện KSND tỉnh Bình Dương.
Kết thúc phiên tòa, chủ tọa Thái Thị Hữu Xuân quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc để chờ kết quả trả lời từ Chánh án TAND tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, tại phiên tòa hôm nay, đại diện của bà Thảo là ông Đặng Ngọc Hoàng Hưng và luật sư Phạm Công Hùng. Đại diện cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ông Nguyễn Duy Phước cùng các luật sư Trương Thị Hòa, Bùi Quang Nghiêm.
Ngay từ phần thủ tục, ông Hùng đề nghị triệu tập đại diện Phòng đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT Bình Dương). Ông Hùng cho rằng việc tòa không đưa vào xem xét yêu cầu hủy bỏ giấy đăng ký kinh doanh lần 8 là thiếu sót.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và người đại diện trong phiên Tòa ly hôn vào tháng 3/2019.
Video đang HOT
Đồng thời, ông Hùng cũng cho rằng, có 2 bản điều lệ của Trung Nguyên IC nhưng lại có nội dung khác nhau là không hợp pháp. Vì các lý do trên, ông Hùng đề nghị tạm đình chỉ vụ việc và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ hành vi giả mạo giấy tờ.
Phản bác lại yêu cầu trên, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng phòng đăng ký kinh doanh không liên quan trong vụ án. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 8 được giải quyết bằng bản án có hiệu lực của TAND cấp cao trước đó. Vì vậy, luật sư nhận định các đề nghị phía bà Thảo là không phù hợp và đề nghị chủ tọa không hoãn phiên tòa.
Cùng quan điểm, luật sư Bùi Quang Nghiêm không đồng ý hoãn phiên tòa và cho rằng phía bà Thảo đang tìm cách kéo dài vụ việc.
Sau phần tranh luận của 2 bên, đại diện viện kiểm sát cho rằng không có cơ sở triệu tập đại diện phòng đăng ký kinh doanh, đồng thời việc đề nghị chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra không thuộc phạm vi kiến nghị của phía bà Thảo. Ngoài ra, vụ án có chuyển sang cơ quan điều tra hay không phải do Chánh án ủy quyền.
NHẬT LINH
Theo VTC
Tên 4 con của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều gắn với thương hiệu cà phê
4 người con chung của ông Vũ bà Thảo cũng được đặt tên gắn với thương hiệu cà phê Trung Nguyên (Trung Nguyên, Bình Nguyên, Thảo Nguyên, Tây Nguyên).
Tại phiên xử chiều 21.2, luật sư Trương Thị Hòa đã trình bày phần bảo vệ cho ông Vũ. Luật sư giải thích về lý do tại sao ông Vũ đề nghị phân chia tài sản theo tỷ lệ 70/30, trong đó có lý do niềm say mê, tâm huyết của ông Vũ đối với loại sản phẩm uống này. Vì niềm đam mê, ông Vũ đã bỏ ngành y chọn ngành cà phê.
Ông Vũ từng đau đớn thốt lên: Tôi chưa bao giờ nghĩ đến lúc phải chia tài sản, cổ phần...
Thậm chí 4 người con chung của ông Vũ bà Thảo cũng được đặt tên gắn với thương hiệu cà phê Trung Nguyên (Trung Nguyên, Bình Nguyên, Thảo Nguyên, Tây Nguyên).
Lý giải tại sao lại chọn thương hiệu cà phê Trung Nguyên mà không phải là một tên khác, luật sư cho biết từ năm 1996, ông Vũ từng bị cho rằng điên rồ vì chỉ dựa trên 1 căn nhà nhỏ và 1 chiếc máy cà phê rang xay với mơ ước xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Đến năm 1998 khi khai trương quán cà phê của mình, ông Vũ đã miễn phí 10 ngày uống cho khách hàng.
Theo ông Vũ, Trung Nguyên là trung phần, là miền trung Tây Nguyên, là cao nguyên. Ai ở đó sẽ là "bá chủ thế giới". Ông Vũ không giấu tham vọng "muốn bá chủ thế giới về cà phê". Chỉ người đam mê mới hiểu và tìm tòi đặt tên cho thương hiệu sản phẩm của mình mang ý nghĩa như vậy.
Hàng mấy chục năm qua, ông Vũ xứng đáng là ông vua cà phê Việt. Ông đã xây dựng thành công thương hiệu cà phê quốc gia.
Ngay cả logo công ty như một mũi tên hướng lên trên cũng mang ý nghĩa nhân văn, mang khát vọng đưa cà phê Việt bay cao, bay xa.
Triết lý kinh doanh của ông Vũ cũng vượt trên tư tưởng kinh doanh, đó là triết lý thu phục lòng người và phụng sự cộng đồng. Trung Nguyên đứng vững, cạnh tranh với các sản phẩm khác, có mặt trên 60 quốc gia. Triết lý kinh doanh thu phục lòng người của ông Vũ có sức lay động, đặc biệt là đối với lớp trẻ. Cùng với đó, hàng trăm chương trình do ông Vũ và Trung Nguyên phối hợp với các tổ chức nhằm thực hiện sứ mệnh cộng đồng của mình mang ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc.
Vị luật sư khẳng định: Lý tưởng, triết lý nhân văn mới là tài sản vô giá của Trung Nguyên chứ không phải là tài sản hiện hữu.
Ông Vũ với tham vọng "bá chủ thế giới" về cà phê.
Vị luật sư của ông Vũ trình bày thêm: Mâu thuẫn giữa ông Vũ và bà Thảo là mâu thuẫn trầm trọng. Không chỉ có vậy, bà Thảo còn mâu thuẫn với các cổ đông của Trung Nguyên, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Nguyên.
Bà Thảo đã phát triển công ty riêng, không ngừng tuyên truyền quảng bá và có phần gây hiểu lầm trong cộng đồng là thương hiệu cà phê mới do bà Thảo thành lập là một trong những sản phẩm của Trung Nguyên. Sản phẩm của bà Thảo đang cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Nguyên.
Trung Nguyên thành công sẽ truyền cảm hứng phát triển đất nước, đưa thương hiệu cà phê Trung Nguyên phát triển vươn xa ra thị trường thế giới.
Ngày mai 22.2, phiên tòa tiếp tục xét xử.
Theo Danviet
Luật sư: "Ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên núi chuẩn bị cho sự phát triển mới" "Ông Vũ lên núi là để bắt đầu cho một phát triển mới, một tầm nhìn mới, bởi ông Vũ nhận thức được việc một doanh nghiệp, một thương hiệu đã phát triển vững mạnh từ lâu như Trung Nguyên sẽ cần những thay đổi, phát triển mới. Trong thời gian ở trên núi, ông Vũ vẫn điều hành, chỉ đạo mọi hoạt...