Đình chỉ DN xả bụi khiến cả KCN lên án!
Ngày 15/11, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cho hay ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ký quyết xử phạt hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công ty TNHH Rochdale Spears chi nhánh 2 (hoạt động tại KCN Đồng An, Thuận An – Bình Dương).
Theo đó, Công ty Rochdale Spears chi nhánh 2 bị phạt 250 triệu đồng và đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Dương còn yêu cầu Công ty trên phải lập đề án bảo vệ môi trường và nộp về sở Tài nguyên – Môi trường để được thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Trước đó, từ gần cuối tháng 10, nhiều doanh nghiệp trong KCN Đồng An đã tán dương khi thấy Ban Quản lý KCN Đồng An treo một băng rôn phản đối Công ty Rochdale Spears chi nhánh 2 gây ô nhiễm môi trường của KCN. Băng rôn có nội dung: “Rochdales Spears bận làm hàng xuất khẩu Châu Âu, chúng tôi không kịp đánh giá tác động môi trường nên phát sinh bụi gỗ, mạt cưa, mong các bạn thông cảm nếu hít phải”.
Băng rông phản đối công ty Rochdales Spears VN gây ô nhiễm có nội dung: “Rochdales Spears bận làm hàng xuất khẩu Châu Âu, chúng tôi không kịp đánh giá tác động môi trường nên phát sinh bụi gỗ, mạt cưa, mong các bạn thông cảm nếu hít phải”.
Theo Phòng Hành Chính KCN Đồng An, Rochdales Spears VN đã xả bụi mù mịt KCN mình từ nhiều tháng nay. Ô nhiễm trên không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của hàng trăm công nhân công ty Rochdales Spears VN còn ảnh hưởng đến công nhân của các công ty lân cận. Một vài công nhân của công ty kế bên bị viêm phổi nghi do hít bụi gỗ của công ty Rochdales Spears VN. Ngoài ra, mùn cưa, bụi gỗ còn bay vào các dây chuyền kéo sợi, sản phẩm xuất khẩu của các công ty lân cận gây ảnh hưởng quá trình sản xuất của các công ty này.
Được biết, Công ty Rochdales Spears VN 100% vốn nước ngoài thuê nhà xưởng từ một đơn vị khác hoạt động từ nhiều tháng qua không có đánh giá tác động môi trường.
Video đang HOT
Theo 24h
12 năm xả thải hủy hoại môi trường
Với trên 20.000 người làm việc cho khoảng 50 nhà máy, KCN Thụy Vân (TP Việt Trì, Phú Thọ) mỗi ngày xả thẳng ra môi trường hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Không ai khác, người hứng chịu là dân sinh sống dọc dòng suối từ KCN chảy ra sông Hồng.
Hàng chục nhà máy cùng xả thải
Chúng tôi đã dành nhiều ngày đêm ăn ngủ cùng bà con nơi đây để hiểu thấu nỗi khổ ô nhiễm. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, những ngày cuối tháng 10/2012, ở KCN Thụy Vân có một "hồ" nước lớn là nơi xả thải của hàng chục nhà máy trong KCN. Nước thải của các nhà máy không được xử lý mà thải trực tiếp xuống hồ, khi hồ đầy tràn qua hệ thống cống gồm hai ống cống lớn. Việc xả thải diễn ra cả ngày lẫn đêm, ban ngày khối lượng thải ra ít hơn. Đêm đến, hai ống cống thải ra một nguồn nước đen kịt, đặc quánh và bốc mùi hôi thối khắp xóm làng sau KCN.
Họng cống xả thải suốt ngày đêm
Ông Tạ Ngọc Lâm nhà cách hai cống xả thải khoảng 50 mét cho biết: "Đã nhiều năm nay gia đình tôi sống chung với mùi hôi và nước độc, chúng tôi có kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa thấy KCN xây dựng nhà máy xử lý. Tất cả các loại rác thải, nước thải trong KCN đều chảy về đây gây ô nhiễm khủng khiếp".
Nhiều người dân thôn Vĩnh Phú, xã Thụy Vân cho biết, việc KCN xả thải gây ô nhiễm đã rõ, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của dân nhưng dân không được hỗ trợ gì. Nhiều đồng ruộng lúa 2 vụ giờ là ao nước ô nhiễm, không cày cấy được. Nuôi cá cũng không ai dám ăn.
Anh Tạ Quang Hải, Trưởng thôn Vĩnh Phú, khẳng định: "KCN Thụy Vân 12 năm hoạt động không có hệ thống xử lý nước thải, xả thải ra suối rồi ra sông Hồng. Nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, không khí, sản xuất, vật nuôi. Chúng tôi có rất nhiều đơn kiến nghị nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn... ô nhiễm".
Cũng theo anh Hải, nguồn nước sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Không thể dùng nước giếng, năm 2006 người dân phải bỏ tiền túi liên hệ với công ty cấp nước để dùng nước sạch. 6 năm trở lại đây, số người mắc bệnh ung thư nhiều, riêng thôn có 12 người bị chết vì ung thư, tính từ năm 2006 đến nay.
Một số nhà máy liên quan đến hóa chất xả thải xuống hồ dẫn đến nhiều hộ nuôi cá cứ mưa rào là cá chết.
Dài cổ chờ nhà máy xử lý nước thải
12 năm KCN Thụy Vân xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường cũng là chừng ấy năm hàng trăm hộ, hàng nghìn người dân sống dọc con suối nước thải mòn mỏi chờ nhà máy xử lý nước thải. Nhưng càng mong ngóng càng thất vọng. Người dân đành kêu lên chính quyền địa phương, nhưng kêu xong thì đâu lại vào đó. Người dân cùng nhau viết đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn song đến giờ vẫn chưa có kết quả.
Đem tâm tư của người dân đến "gõ cửa" UBND tỉnh Phú Thọ, chúng tôi được ông Thiều Vinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, thẳng thắn chia sẻ: "Cái này do lỗi cơ chế, lúc đầu cũng nghĩ cố làm sao để phát triển công nghiệp, bấy giờ xử lý chất thải không được quan tâm đến đầu tiên, nên giờ tỉnh Phú Thọ đã nhìn thấy hậu quả rồi. Phải lựa chọn cái trước cái sau, chỗ nào bức xúc nhiều giải quyết trước, cũng có cái phải chấp nhận. Bài học từ nhà máy giấy Bãi Bằng, nước ngoài họ quy hoạch đầy đủ có hệ thống xử lý nước thải, mình lại cắt bỏ".
Người dân bức xúc trình bày nỗi khổ ô nhiễm
"Tất cả các công ty đều được sự đồng ý của Ban quản lý các KCN mới được vào KCN hoạt động, và việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ, nếu không cảnh sát môi trường sẽ xử lý. Tỉnh Phú Thọ đều tuân thủ về quản lý, nhưng do tỉnh nghèo, những năm trước do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, tâm lý người dân cũng vậy, khi thấy có KCN sướng lắm, bỗng dưng có việc làm lương tháng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó mới phát sinh những tồn tại, ô nhiễm môi trường không được xử lý", ông Vinh chia sẻ thêm.
Ông Vinh cho biết thời gian tới, được sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, vốn ODA, tỉnh Phú Thọ sẽ khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Thụy Vân.
Còn ông Hà Tất Lợi, Phó giám đốc Công ty Phát triển Hạ tầng - KCN Thụy Vân, cho biết, dự án xử lý nước thải KCN Thụy Vân đã được duyệt với công suất xử lý 5.000 mét khối/ngày đêm. Khi nhà máy đi vào vận hành thì những nhà máy xả thải phải đóng phí. Dự tính ngày 1/1/2013 sẽ khởi công dự án và sẽ hoàn thành trong 16 tháng.
Đến thời điểm này dù tỉnh Phú Thọ đã quan tâm và thúc đẩy đầu tư vào các KCN, CCN nhưng thực tế đang cho thấy các KCN, CCN chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Nhiều KCN, CCN đã được quy hoạch trong giai đoạn năm 2006 - 2010 nhưng đến nay vẫn đang nằm trên giấy. Trong khi đó các khu, cụm đã được đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động rất khiếm tốn hoặc nằm im.
Đó chính là một trong những nguyên nhân vì sao các KCN, CCN đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh chưa thật sự hiệu quả.
Theo Dantri
Dân khốn khổ sống trong điểm nóng ô nhiễm Với cách xử lý "bắt cóc bỏ đĩa" như hiện nay, thâm niên gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất dọc kênh Tham Lương, quận 12 - TPHCM không chỉ dừng lại ở con số 10! Sau một thời gian tạm lắng, điểm nóng ô nhiễm tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12 - TPHCM có dấu hiệu... bùng phát trở...