Đình chỉ công trình vi phạm hành lang lưới điện gây chết người
Dù chính quyền xã Cẩm Quang cùng Điện lực huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tiến hành lập biên bản đình chỉ xây dựng công trình xây trong hành lang lưới điện gây chết người, song người dân vẫn kiến nghị làm rõ trách nhiệm của cả chính quyền xã lẫn phía điện lực huyện Cẩm Xuyên.
Trao đổi với Dân trí sáng ngày 6/5, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Quang thông tin, chiều ngày 5/5, lãnh đạo địa phương đã cùng Điện lực Cẩm Xuyên có cuộc làm việc liên quan đến vụ thợ xây Mẫn Văn Mến, một lao động tự do trú tại huyện Hòa Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị điện từ đường dây 10KV giật chết trong lúc thi công dầm tầng 2 nhà của hộ ông Trần Văn Sơn vốn xây dựng trong hành lang an toàn lưới điện tại xóm 10 xã này.
Ngôi nhà xây ngay dưới đường dây điện 10KV gây chết người đã bị đình chỉ thi công
Ông Đồng cho biết, sau khi kiểm tra hiện trường, đối chiếu các văn bản hiện hành về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, chính quyền xã cùng Điện lực Cẩm Xuyên đã lập biên bản, buộc gia đình ông Sơn dừng hẳn việc thi công công trình nói trên. Nội dung biên bản còn yêu cầu chủ hộ phải sớm tháo gỡ phần công trình thi công trong hành lang an toàn lưới điện theo quy định.
“Sai phạm của chủ hộ là đã rõ, nên chủ hộ đã ký vào biên bản cam kết dừng thi công công trình mà chúng tôi lập ra” – ông Đồng thông tin.
Quá trình tiếp xúc với PV Dân trí, nhiều người dân xã Cẩm Quang hết sức bức xúc, đề nghị UBND huyện Cẩm Xuyên và Điện lực Hà Tĩnh phải làm rõ trách nhiệm của chính quyền xã Cẩm Quang cũng như phía Điện lực Cẩm Xuyên do thiếu giám sát để người dân xây dựng công trình trong hành lang lưới điện gây chết người.
Video đang HOT
“Rõ là cái chết của người thợ xây có trách nhiệm của chủ ngôi nhà. Nhưng sự việc sẽ không xảy ra nếu chính quyền địa phương cũng như phía điện lực tuýt còi ngay khi công trình vừa khởi công. Cơ quan chức năng ở đâu khi một công trình thi công ngay trong hành lang an toàn lưới điện nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A đông người qua lại hằng ngày?”- một người dân sống ngay cạnh công trình gây chết người bức xúc.
Người dân Cẩm Quang bức xúc, đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính quyền xã và Điện lực Cẩm Xuyên
Một số người dân khác cũng đồng quan điểm: “Tôi chắc hẳn cán bộ xã thừa biết đâu là hành lang lưới điện, đâu là khu vực không được xây dựng, nhưng họ làm ngơ, không có ý kiến với phường, xã để rồi xảy ra cái vụ việc chết người. Theo tôi phải làm rõ trách nhiệm để không còn sự việc đau lòng như thế nữa”.
Tiếp thu ý kiến của người dân, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Nguyễn Phúc Phong cho hay, sẽ cho kiểm tra ngay vụ việc, nếu đúng là công trình xây trong hành lang lưới điện một thời gian dài mà đơn vị trực thuộc, cán bộ được giao phụ trách không biết dẫn đến sự cố đáng tiếc thì công ty sẽ xử lý nghiêm.
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Bộ Tư pháp "tuýt còi" thông tư do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư do Bộ Xây dựng ban hành có quy định mở rộng hơn việc xử lý vi phạm hành chính so với quy định của Chính phủ, gây nhầm lẫn giữa quy định về "vi phạm hành chính nhiều lần" và "tái phạm", ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng để thông báo chính thức về việc "tuýt còi" quy định không phù hợp trong Thông tư số 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; phát triển nhà và công sở.
Theo Cục Kiểm tra văn bản, việc xem xét tính pháp lý của Thông tư 02 được cơ quan này thực hiện sau khi nhận được phản ánh của ông Nguyễn Tri Hùng, cư trú tại số 10/10A Khu phố 3, ấp Bình Khánh 1, phường Bình Khánh, quận 2, TPHCM.
Để có cơ sở, Cục Kiểm tra văn bản đã tổ chức họp với đại diện các đơn vị có liên quan của Bộ Xây dựng (Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ) và đại diện Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp).
Tại đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư 02 quy định: "Sau khi người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013 mà tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó về hành vi quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP".
Trong khi đó Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013 quy định "Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có)".
"Như vậy, chỉ đối với các tổ chức, cá nhân đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013"- Cục Kiểm tra văn bản nhận định.
Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (khoản 6 Điều 2).
Như vậy, trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02 có thể được hiểu là một trong các trường hợp: Tổ chức cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần; Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi tái phạm vi phạm hành chính đã thực hiện; tất cả các hành vi "vi phạm hành chính nhiều lần" và "tái phạm" đều có thể bị coi là "tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm" và bị xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng với trường hợp thực hiện hành vi " tái phạm" (?!).
Từ phân tích đó, Cục Kiểm tra văn bản khẳng định quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02 là mở rộng hơn việc xử lý vi phạm hành chính so với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 121/2013, gây nhầm lẫn giữa quy định về " vi phạm hành chính nhiều lần" và " tái phạm", dẫn đến cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng điều này để xử lý đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần (không phải là hành vi tái phạm), gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
"Để đảm bảo tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trân trọng đề nghị quý Bộ tổ chức tự kiểm tra, xử lý nội dung chưa phù hợp với pháp luật của Thông tư số 02 theo thẩm quyền và thông báo kết quả xử lý cho Cục Kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật (30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này)"- văn bản của Cục Kiểm tra văn bản nêu rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
Bài 13: Hết hạn "tối hậu thư", 12 hộ dân ngập trong ô nhiễm chưa được "giải cứu" UBND TP. Hà Nội ra "tối hậu thư" yêu cầu quận Ba Đình thực hiện việc xác định nguyên nhân ô nhiễm và "giải cứu" cụm dân cư 146 phố Quán Thánh trước ngày 30/4/2015, nhưng đến nay 12 hộ gia đình vẫn mỏi mắt chờ đợi trong cảnh ô nhiễm, xú uế. Sau loạt bài của báo Dân trí phản ánh tình...