Đình chỉ công tác chủ tịch phường cho người về từ TPHCM cách ly tại nhà
Một gia đình về từ TPHCM, theo quy định phải đi cách ly tập trung 21 ngày, nhưng Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn đã ký quyết định cho cách ly tại nhà. 4 trường hợp này sau đó dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 2/8, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Đoàn Kim Khánh đã ký quyết định về việc tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn, vì không thực hiện đúng các quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 1/8, tại phường Lộc Sơn ghi nhận 4 ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo điều tra dịch tễ, những trường hợp này là người cùng một gia đình, sinh sống tại TP Thủ Đức (TPHCM).
Ngày 25/7, gia đình này về nhà người thân tại phường Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) và được xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Theo quy định của tỉnh Lâm Đồng, người đi về từ vùng dịch phải cách ly tập trung 21 ngày nhưng Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn đã ký quyết định cho cách ly tự theo dõi tại nhà.
Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa).
Sáng 1/8, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, ghi nhận 4 trường hợp trên đều dương tính với SARS-CoV-2. Qua truy vết có 8 trường hợp F1, 10 trường hợp F2, lực lượng chức năng đã chỉ đạo phong tỏa toàn bộ khu phố tại phường Lộc Sơn để phòng chống dịch.
Video đang HOT
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu Thành ủy, UBND TP Bảo Lộc đình chỉ công tác Bí thư Đảng ủy phường Lộc Sơn do thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Hiện, TP Bảo Lộc đang xem xét đình chỉ tiếp những người liên quan vì thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo.
Đến ngày 1/8, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 47 ca mắc Covid-19; trong đó có 10 trường hợp đã lành bệnh xuất viện.
Vượt qua 10.000 ca, Bình Dương huy động 20.000 người hỗ trợ ngành y tế
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, tính từ 6 giờ đến 17 giờ ngày 29/7, Bình Dương ghi nhận thêm 738 ca mắc mới, nâng số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua là 1.144 ca.
Nhiều người ở thành phố Dĩ An vẫn còn ra đường sau 18 giờ và bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt do vi phạm quy định. Ảnh: Tuấn Anh-CTV/TTXVN
Trong 1.144 ca ghi nhận trong ngày hôm nay, có 200 ca phát hiện tại cơ sở y tế, 803 ca trong khu cách ly, 41 ca trong khu phong tỏa, 100 ca qua sàng lọc cộng đồng.
Bình Dương vượt qua 10.000 ca
Theo ngành y tế, số ca mắc có xu hướng tăng cao ở các địa phương Thuận An, Bàu Bàng, Tân Uyên, Bến Cát. Trong đó, "vùng đỏ" thành phố Thuận An ghi nhận 452 ca; huyện Bàu Bàng 390 ca; thành phố Thủ Dầu Một 128 ca; thị xã Bến Cát 69 ca; thị xã Tân Uyên 44 ca; huyện Phú Giáo 28 ca; thành phố Dĩ An 19 ca; huyện Dầu Tiếng 7 ca; huyện Bắc Tân Uyên 2 ca và 5 ca liên quan các tỉnh, thành khác.
Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 10.684 ca mắc COVID-19; 770 bệnh nhân khỏi bệnh; 62 bệnh nhân tử vong.
Số bệnh nhân đang điều trị là 5.748 người (các bệnh nhân mới phát hiện đang được điều phối sang các khu điều trị và một số bệnh nhân F0 không triệu chứng vẫn còn cách ly tại các khu cách ly tạm thời); trong đó có 81 phụ nữ mang thai, 69 người trên 65 tuổi, 194 người có bệnh lý nền, 254 người có diễn biến nặng.
Hiện tại, tỉnh có 12 khu điều trị bệnh nhân COVID-19, có 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng trực tiếp phục vụ; cùng nhân viên y tế hỗ trợ 166 người. Tỉnh đang xây dựng kế hoạch nâng tổng số giường điều trị lên 20.000 giường.
Bình Dương đang triển khai công tác điều trị theo mô hình tháp "3 tầng". Trong đó, tầng 1 thu dung và điều trị F0 mức độ nhẹ và không triệu chứng, gồm: Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.500 giường; Bệnh viện dã chiến số 2 (Khu Đại học Việt Đức) 3.000 giường, Bệnh viện dã chiến số 4 (Khu nhà xưởng Hoàng Hùng, Bàu Bàng) 3.000 giường và có thể mở rộng thêm.
Tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ lực lượng điều trị, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với 20.000 giường. Cụ thể, cần phải bổ sung thêm 1.486 bác sĩ (trong đó gồm 300 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 1.186 bác sĩ đa khoa, nhi khoa) và 4.014 điều dưỡng, kỹ thuật viên (gồm 600 điều dưỡng hồi sức cấp cứu, 3.414 điều dưỡng, kỹ thuật viên).
Tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trong ngày hôm nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện Bình Dương có khoảng 80% ca F0 không triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ. Qua khảo sát thực tế, tỉnh đang thực hiện rất tốt công tác chăm sóc, điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ ở tầng 1 (Bệnh viện dã chiến Becamex). Chưa có tỉnh nào làm tốt công tác chăm sóc F0 như ở Bình Dương và đoàn sẽ báo cáo Bộ Y tế, Chính phủ đây là mô hình điển hình cho cả nước thực hiện.
"Hiện Bình Dương rất thuận lợi là có tòa nhà 6 tầng, mỗi tầng 12 phòng oxy, khí nén, đủ tiêu chuẩn làm trung tâm ICU. Hiện nay chúng tôi đang có 10 bác sĩ, chuyên gia, 5 điều dưỡng đã tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng được cử vào để hỗ trợ hồi sức cấp cứu cho tỉnh", ông Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Huy động 20.000 người hỗ trợ y tế, sẽ đình chỉ chức vụ Bí thư cấp ủy nếu còn lơ là
Công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho công nhân tại Công ty Huhtamaki Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP1, thành phố Thuận An). Ảnh: TTXVN phát
Cùng ngày 29/7, tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn dẫn đầu, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo các đơn vị, địa phương nào thực hiện không nghiêm Chỉ thị 16 sẽ đình chỉ chức vụ Bí thư cấp ủy ở đơn vị, địa phương đó.
Về công tác huy động lực lượng điều phối lấy mẫu xét nghiệm, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu huy động 20.000 người trong ngành giáo dục và Đoàn thanh niên trong tỉnh tham gia lấy mẫu, làm những công việc giúp ngành Y tế.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đốc thúc công tác tiêm vaccine cần rút ngắn thời gian, nên thực hiện trong vòng 7 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Lợi cũng yêu cầu Sở Y tế đẩy nhanh trang bị các trang thiết bị cho "3 tầng" điều trị COVID-19; huy động các lực lượng y, bác sĩ ngoài công lập, đội ngũ y, bác sĩ về hưu đăng ký tham gia công tác điều trị.
"Mục tiêu của chúng ta là làm sao dịch không lây lan, giảm ca F0 và chuẩn bị thực hiện mục tiêu cấp thiết nhất trong giai đoạn trước mắt là phải giảm được tỷ lệ tử vong, giảm số lượng bệnh nhân có diễn biến nặng", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc phân tuyến điều trị theo mô hình tháp "3 tầng"; sàng lọc các trường hợp người nhiễm không triệu chứng để tạo thuận lợi hơn trong công tác điều trị, tránh trường hợp bệnh nhân thể nhẹ, nặng đều tập trung về một nơi gây khó khăn nhất định cho lực lượng tuyến đầu. Đồng thời, cần lưu ý về vận hành điều phối linh hoạt mô hình "3 tầng" cho hiệu quả, không chuyển bệnh nhân quá sớm lên tầng trên gây quá tải, cũng như không chuyển quá muộn làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng gây tử vong.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Bình Dương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, bổ sung các biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 16 tùy theo tình hình dịch bệnh, để bảo vệ tốt, tiến tới mở rộng "vùng xanh", khóa chặt "vùng đỏ" để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo việc làm giả thẻ có logo và con dấu của công ty TNHH Grab Ngày 29/7, trên mạng xã hội có thông tin về việc rao bán, trao đổi thẻ có logo và con dấu của công ty TNHH Grab. Nhiều đơn vị giả mạo, lợi dụng hình ảnh mẫu thẻ Grab để thay giấy đi đường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Sau khi làm việc với công ty TNHH Grab, Sở Thông tin và...