Đình chỉ 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép và giấy phép hết hiệu lực
Từ tháng 7 đến tháng 12-2019, Đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa, hàng hải trên địa bàn TP Cần Thơ đã ra quân tổng kiểm tra 26 đợt với 695 trường hợp.
Trong đó, tập trung kiểm tra tại các cảng, bến thủy nội địa; bến khách ngang sông; phương tiện, thuyền viên; mỏ cát; trạm điều tiết giao thông cầu; công trình thi công bờ kè sông; đơn vị quản lý chợ nổi Cái Răng; phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.
Theo Đoàn kiểm tra liên ngành, qua đợt tổng kiểm tra, lực lượng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 9 trường hợp, phạt tiền gần 18 triệu đồng; lập biên bản nhắc nhở 170 trường hợp; lập biên bản đình chỉ hoạt động 52 bến thủy nội địa. Các trường hợp vi phạm chủ yếu là phương tiện vận tải hàng hóa, thuyền trưởng và chủ bến thủy nội địa, gồm các lỗi: phương tiện chở quá vạch mớn nước an toàn, không đăng ký phương tiện tại mỏ khai thác cát, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hết hiệu lực, người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định, đưa phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa tại bến thủy nội địa chưa được cấp giấy phép hoạt động, bến thủy nội địa hoạt động không phép…
Đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động bến thủy nội địa trên tuyến sông Hậu.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành còn phát hiện nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp phép cho các bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Theo thống kê trước đây, tuyến Kênh Thị đội Ô Môn có 22 bến thủy nội địa hoạt động không phép. Đoàn kiểm tra đã làm việc với 15 chủ bến thủy nội địa đang hoạt động, 2 bến ngưng hoạt động, 5 bến đóng cửa do hoạt động theo thời vụ. Theo trình bày của các chủ bến, nguyên nhân không được cấp phép là do luồng hẹp không đảm bảo vùng nước cho bến thủy nội địa hoạt động.
Video đang HOT
Đối với khu vực vàm Cái Sắn (đầu kênh rạch Sỏi Hậu Giang) hiện còn tồn tại 5 bến thủy nội địa hàng hóa đang hoạt động không phép, luồng hẹp, nằm trong đoạn cong, gần cầu vượt sông, gần ngã ba sông, nên khi các bến thủy nội địa này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến TTATGT. Ngoài ra, đa số phương tiện thủy neo đậu để mua bán, kinh doanh tại khu vực chợ nổi Cái Răng, không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm theo quy định; các phương tiện neo đậu mua bán đã cũ hoặc tự ý hoán cải nên không đủ điều kiện đăng ký, đăng kiểm theo quy định…
Bà Trần Thị Xuân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp với địa phương có giải pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp trên tuyến Kênh Thị đội Ô Môn và khu vực vàm Cái Sắn để được cấp phép hoạt động đúng quy định pháp luật (do các bến này đã tồn tại từ nhiều năm nay). Cục Đăng kiểm Việt Nam hỗ trợ, hướng dẫn cho địa phương triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với một số đối tượng mới phát sinh như: cấp giấy phép bến thủy nội địa cho bè nuôi cá kết hợp du lịch, việc giải quyết sự chồng lấn giữa vùng nước bến thủy nội địa và vùng nước chợ nổi Cái Răng để các phương tiện hoạt động đúng quy định pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan đăng kiểm hạn chế việc hạ tải khi cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện thủy, đặc biệt là phương tiện chở cát sỏi để công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ hơn…
Bài, ảnh: Xuân Đào
Theo Cantho online
Thời gian giải quyết một vụ tai nạn giao thông là bao lâu?
"Tôi muốn hỏi về thời gian theo quy định để giải quyết một vụ tai nạn giao thông (trường hợp không khởi tố vụ án, hai bên đã giải quyết dân sự) là bao nhiêu ngày và được quy định cụ thể trong văn bản nào?"- một người dân gửi thắc mắc tới Bộ Công an.
Giải đáp câu hỏi này, Bộ Công an cho biết, đối với các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 77/2012/TT-BCA và Thông tư số 73/2012/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo đó, trường hợp xác định vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu phạm tội, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông phải tiến hành xem xét, điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
Đối với vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần điều tra, xác minh thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
(Ảnh minh họa).
Trong trường hợp xác định vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm thì chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra, giải quyết theo thẩm quyền, thời hạn giải quyết vụ tai nạn thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt, Bộ Công an cho biết Thông tư số 34/2018/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định: Bộ Công an giao Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý điều tra, giải quyết tất cả các vụ tai nạn giao thông đường sắt, thời hạn giải quyết vụ tai nạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển cho Cảnh sát giao thông xử lý thì thời hạn giải quyết được áp dụng theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Theo đó, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.
Xử lý hành vi xả chất thải độc gây ô nhiễm nguồn nước
Một người dân phản ánh, thời gian gần đây hành vi xả chất thải độc gây ô nhiễm nguồn nước đã làm thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây bức xúc trong dư luận. "Hành vi xả chất thải độc hại gây ô nhiễm nguồn nước sẽ bị xử lý như thế nào và quy định tại văn bản nào?"- người dân hỏi.
Theo Bộ Công an, hành vi xả chất thải độc hại có thể được hiểu là hành vi xả nước thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại (chất thải nguy hại) vào nguồn nước. Phụ thuộc vào khối lượng nước thải, chất thải rắn chứa thành phần nguy hại nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra, xử lý về tội "Gây ô nhiễm môi trường" theo Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Thế Kha
Theo Dân trí
Cần Thơ: Nhiều khởi sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT Nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) . Ngày 18/11, Ban ATGT TP Cần Thơ tổ chức tuyên truyền lưu động sâu rộng cho từng nhóm đối tượng tại các điểm trường, khu vực chợ và bến xe buýt trên địa bàn quận Ô Môn. Cách thức...