Đỉnh cao phối hợp tác chiến liên quân Việt – Lào
Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu điều động, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của các Mặt trận Đường 9, Trị -Thiên, Đoàn 559, phối hợp với các đơn vị
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Lào, đầu năm 1971, Thường vụ Quân ủy Trung ương Việt Nam ra nghị quyết về giúp cách mạng Lào, trong đó xác định Trung Lào, Hạ Lào là chiến trường trọng điểm phối hợp tác chiến giữa quân đội hai nước. Trong khi bộ đội chủ lực Việt Nam khẩn trương chuẩn bị mọi mặt ở Mặt trận Đường 9 và Quân Giải phóng nhân dân (GPND) Lào chuẩn bị đánh địch ở vùng Trung Lào, Hạ Lào, thì Mỹ và Quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719″, đánh ra khu vực Đường 9 thuộc tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và vùng Nam Lào thuộc tỉnh Xa-vẳn-na-khệt (Lào).
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương phải tập trung các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của ta phối hợp tác chiến với Quân GPND Lào mở chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, cần phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa quân đội hai nước. Mục đích chiến dịch là tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường đẩy mạnh tiến công địch, giành thế chủ động trong mùa khô 1971-1972. Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu điều động, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chủ lực và lực lượng tại chỗ của các Mặt trận Đường 9, Trị -Thiên, Đoàn 559, phối hợp với các đơn vị Quân GPND Lào đánh địch.
Bộ đội Quân GPND Lào phối hợp với Bộ đội Việt Nam chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 1971. Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào.
Quá trình thực hành chiến dịch, sự phối hợp tác chiến Liên quân Việt-Lào được thể hiện linh hoạt, sáng tạo, từng bước phát huy hiệu quả qua ba đợt tác chiến chiến dịch. Đợt 1 là khi địch bắt đầu mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719″ ngày 30-1-1971 đến ngày 7-2-1971. Ta và bạn gấp rút cơ động lực lượng, triển khai thế trận, tổ chức các chốt ngăn chặn địch và giúp bạn huy động toàn bộ lực lượng ở Nam Lào và tỉnh Xa-vẳn-na-khệt triển khai thế trận, sẵn sàng phối hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực của Việt Nam.
Đợt 2 diễn ra từ ngày 8-2 đến ngày 11-3-1971. Địch tiến công đánh chiếm Bản Đông, phát triển lên Sê Pôn. Lực lượng ta trên các hướng dũng cảm chiến đấu, ngăn chặn, làm chậm bước tiến của quân địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực cơ động triển khai đội hình, đánh những trận tập trung tiêu diệt lớn địch. Ở phía tây Đường 9, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 2) và Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) phối hợp với một bộ phận Quân GPND Lào đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn quân ngụy Lào ở Pha Đô Tuya. Đến ngày 11-3-1971, Liên quân Việt-Lào đã chặn đứng các mũi tiến công của địch, giữ vững hệ thống kho tàng, hành lang vận chuyển chiến dịch phía tây đường Trường Sơn, tạo thế phát triển chiến dịch, từ phối hợp tác chiến phản công chuyển sang phối hợp tác chiến tiến công địch quy mô lớn hơn.
Video đang HOT
Đợt 3 từ ngày 12-3 đến ngày 23-3-1971, phát huy thắng lợi, Liên quân Việt-Lào liên tục tiến công các vị trí quân địch trên toàn tuyến. Ở phía nam Đường 9, các đơn vị chủ lực Việt Nam liên tục tiến công tiêu diệt địch. Ở phía tây Đường 9, các tổ công tác của Đoàn 565 phối hợp với các Đại đội 91, 93 Quân GPND Lào và du kích chặn đánh tiêu diệt nhiều sinh lực của Binh đoàn GM33 địch khi chúng từ Hội Mun, Tùm Lan tiến ra hỗ trợ Quân đội Sài Gòn đánh vào Mương Noòng. Một tổ chuyên gia khác cùng Tiểu đoàn 14 Trung Lào tổ chức các trận phục kích Binh đoàn GM31 ở khu vực Đồng Một, Huội Xa La, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy GM31, buộc chúng phải rút chạy về Sê Săng Soi. Ở Phu Tin Tốc, hỏa lực ĐKB của Quân GPND Lào đánh thiệt hại nặng GM32 khi chúng triển khai đội hình chiến đấu. Trong khi đó, ở hướng Đường 9, các đơn vị chủ lực Việt Nam liên tục bao vây, tiến công đánh thiệt hại nặng quân địch trên toàn tuyến, buộc chúng phải rút lui, ta giải phóng Bản Đông, rồi chuyển sang truy kích địch rút chạy, kết thúc chiến dịch.
Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào năm 1971 thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn, đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của Quân đội ta, trong đó có sự phối hợp tác chiến chặt chẽ, hiệu quả của Liên quân Việt-Lào, biểu hiện sinh động về đoàn kết quốc tế, giúp đỡ tận tình lẫn nhau giữa quân đội hai nước.
Điểm nổi bật trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào là ở phía tây Đường 9, Liên quân Việt-Lào đã phối hợp chặt chẽ về mặt tác chiến, gây cho địch nhiều thiệt hại, làm chậm bước tiến quân của chúng. Trên cơ sở đó, quân đội hai nước nhanh chóng chuyển từ thế phối hợp tác chiến phản công sang phối hợp tác chiến tiến công, phát huy sức mạnh của lực lượng chủ lực cơ động, đánh các đòn then chốt, bẻ gãy từng cánh quân của địch, tạo thế và thời cơ thuận lợi chuyển sang tiến công tiêu diệt lực lượng lớn quân địch và truy kích chúng rút chạy, kết thúc chiến dịch. Thắng lợi của chiến dịch này mở ra khả năng quân đội hai nước Việt Nam và Lào hoàn toàn có đủ lực lượng, trình độ phối hợp tác chiến đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn tiêu diệt quân chủ lực tinh nhuệ, lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch, giải phóng từng địa bàn chiến trường quan trọng.
Kế tiếp chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp tác chiến mạnh mẽ trên các chiến trường Lào, đánh nhiều trận, điển hình là phối hợp tác chiến trong các chiến dịch phản công Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum-Long Chẹng và chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, góp phần đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ ở Lào và giành thắng lợi vẻ vang vào năm 1975.
Theo Infonet
Địa Trung Hải dậy sóng vì Syria
Vùng biển quanh Syria lại dậy sóng với sự xuất hiện của hàng loạt tàu chiến nước ngoài tham gia vận chuyển vũ khí hóa học ra khỏi quốc gia này.
Tàu MV Cape Ray của Mỹ - Ảnh: Navy Site
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã quyết định sẽ tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria trên một con tàu chuyên dụng ở ngoài khơi Địa Trung Hải. Một loạt tàu chiến nước ngoài được triển khai để thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm dự kiến kéo dài 45 - 90 ngày.
Chiến hạm Nga "áp đảo"
Sau khi ngăn chặn thành công nguy cơ can thiệp quân sự của phương Tây liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, Nga tiếp tục tham gia tích cực vào việc xử lý chúng. Theo RIA-Novosti, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga đã quyết định điều lực lượng hỗn hợp của hải quân hỗ trợ vận chuyển vũ khí hóa học khỏi Syria. Các tàu Nga tham gia sứ mệnh bao gồm tuần dương hạm Peter Đại đế, khu trục hạm tên lửa Smetlivy và 3 tàu đổ bộ cỡ lớn là Yamal, Filchenkov và Pobeditel. Nga cũng đã cung cấp 75 xe thiết giáp cùng những trang thiết bị khác dùng để tiêu hủy vũ khí hóa học. Ngoài ra, theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, Moscow cũng đóng góp một khoản kinh phí 2 triệu USD cho LHQ để hỗ trợ công tác trên.
Hồi tháng 9.2013, khi căng thẳng liên quan đến Syria tăng cao, Nga đã điều hàng chục tàu chiến đến Địa Trung Hải. Sự hiện diện của hải quân Nga tại khu vực vào thời điểm đó được đánh giá là đông đảo nhất.
Trung Quốc góp mặt
Tờ Nhân Dân nhật báo ngày 2.1 đưa tin tàu hộ tống Diêm Thành của hải quân Trung Quốc tham gia sứ mệnh vận chuyển vũ khí hóa học của Syria đã lên đường đến nơi tập kết ở Địa Trung Hải. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên tàu chiến nước này làm việc chung với hải quân Nga trong một sứ mệnh thực sự, dù hai nước đã hợp tác trong các cuộc diễn tập hải quân trước đây. Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức của Hội Kiểm soát và giải trừ vũ khí Trung Quốc nhận xét đây là cơ hội để hải quân Trung Quốc làm quen với một khu vực còn xa lạ như Địa Trung Hải.
Báo The New York Times dẫn lời các chuyên gia nhận định việc điều tàu chiến hỗ trợ xử lý vũ khí hóa học Syria là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hợp tác với Mỹ, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phê phán Bắc Kinh "vô trách nhiệm" trong vụ cản đường tàu chiến Mỹ ở biển Đông gần đây. Động thái "xắn tay áo" vì Syria cũng không nằm ngoài tham vọng mở rộng ảnh hưởng ra thế giới của Bắc Kinh.
Theo kế hoạch của OPCW, vũ khí hóa học sẽ được chuyển từ cảng Latakia ở Syria đến một cảng của Ý trước khi chuyển lên tàu MV Cape Ray của Mỹ để tiêu hủy bằng phương pháp thủy phân. Tham gia nhiệm vụ trung chuyển số hàng hóa nguy hiểm còn có tàu hộ tống HnoMS Helge Ingstad của Na Uy và tàu hỗ trợ HDMS Esbern Snare của Đan Mạch. Các tàu này đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập ngoài khơi đảo Síp vào ngày 29.12.2013 để chuẩn bị cho sứ mệnh. Các chiến hạm nói trên sẽ hộ tống 2 tàu chở hàng Taiko và Ark Futura làm nhiệm vụ vận chuyển hơn 1.000 tấn vũ khí hóa học ra khỏi Syria.
Tàu Mỹ giữ "vai chính"
Dự kiến, tàu MV Cape Ray của Mỹ đảm nhận nhiệm vụ sau cùng, trực tiếp và quan trọng nhất là tiêu hủy vũ khí hóa học được vận chuyển từ Syria. Theo AFP, quân đội Mỹ đã bắt đầu trang bị thiết bị đặc dụng cho tàu vận tải MV Cape Ray để sử dụng cho việc tiêu hủy vũ khí hóa học.
Theo website Navy Site, tàu MV Cape Ray của Mỹ được Tập đoàn Kawasaki của Nhật đóng cho công ty tàu quốc gia của Ả Rập Xê Út vào năm 1977. Mỹ mua lại chiếc tàu này vào năm 1993 và chuyển đổi công năng của nó từ dân sự sang quân sự. Tàu MV Cape Ray dài 197,5 m và có độ choán nước 35.350 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel và có khả năng đạt tốc độ hơn 16 hải lý/giờ.
Do xung đột vẫn đang tiếp diễn ở Syria cùng những khó khăn về hậu cần và thời tiết xấu nên việc vận chuyển vũ khí hóa học đến cảng Latakia bị gián đoạn và vì thế không thể hoàn tất đúng hạn 31.12.2013 theo kế hoạch của OPCW. Hiện thời điểm vận chuyển mới chưa được ấn định và các tàu chiến nước ngoài sẽ phải tiếp tục "trụ" xung quanh Syria để chờ đợi. Dù không "rầm rộ" như thời điểm tháng 9.2013, sự hiện diện của một loạt tàu chiến nước ngoài tại vùng biển trên được xem là sự kiện hợp tác hải quân chưa có tiền lệ.
Theo TNO
Phát hiện loài Mang lớn quý hiếm tại Khu Bảo tồn Sao la Ngày 23/10, tin từ Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết vừa phát hiện hình ảnh của loài Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) quý hiếm ở khu bảo tồn này qua đợt kiểm tra từ các bẫy ảnh. Loài Mang này có họ hàng rất gần với loài Mang thường (Muntiacus muntjac) nhưng lại khác hẳn Mang thường ở nhiều...