Đỉnh cao marketing của người bán hàng rong (P2)
‘Nghệ thuật cả đấy, không phải ai cũng làm được đâu’, một cư dân mạng hài hước bình luận.
Nhìn sơ thì rẻ thật, nhìn kỹ lại thì thật… không rẻ.
Thế này thì 52 ngàn hay 25 ngàn 2 ký?!
Số 15 được in đậm, to và rõ, trong khi trọng lượng được ghi nhỏ thật nhỏ để “thu hút” khách hàng.
5 ngàn/kg chỉ có trong mơ thôi ạ. Đời thực cần dụi mắt nhìn kỹ hơn.
Cái nào cũng có giá của nó…
Video đang HOT
25 ngàn chỉ mua được 1 lạng thôi!
Ơn giời, dâu tây “giá rẻ” đây rồi!
Chỉ 13 ngàn… 1/2 ký!
Cân đủ còn hơn cân thiếu nhé!
Bán hàng có tâm, tính giùm cho khách luôn nè bà con ơi.
Chuyện gì khiến nhân viên công sở, ông chủ quán bar ra ngoài đường bán hàng rong?
Muốn thoát khỏi áp lực công việc và trang trải nợ nần, nhiều nhân viên công sở và cả ông chủ quán bar ở Trung Quốc quyết định ra ngoài đường bán hàng rong.
Nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc đang tìm cách tái sinh mô hình bán hàng rong trên đường phố như một nguồn thu nhập tạm thời, giữa lúc tính toán bước đi tiếp theo trong sự nghiệp.
Cứ vào tối cuối tuần, cô Nabi (27 tuổi) lại tỉ mỉ trưng bày các món hàng thủ công do mình tự tay làm tại khu chợ trời ở thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây. Cô Nabi mong ngóng những bạn trẻ làm công việc văn phòng sẽ tới thăm gian hàng và mua bán sản phẩm của mình.
Bán hàng rong trở thành nguồn thu nhập tạm thời của nhiều bạn trẻ Trung Quốc muốn thoát khỏi chốn công sở áp lực.
Từng là một nhân viên cổ cồn trắng với vai trò kỹ sư kiểm tra phần mềm, cô Nabi thường phải dành những ngày nghỉ cuối tuần để sửa hàng loạt lỗi phần mềm, hay họp hành liên miên. Chịu đựng quá nhiều áp lực, cô gái trẻ quyết định bỏ việc hồi tháng Năm để tự kiếm tiền bằng nghề bán hàng rong.
'Giờ đây tôi có thể làm ít việc hơn vào những lúc cảm thấy tâm trạng không được tốt, và bắt đầu làm việc vào ban đêm khi những ý tưởng mới nảy sinh trong đầu. Trong vòng 4 tháng qua, tôi đã làm quen và kết bạn được với một vài người bán hàng rong có cùng chí hướng. Chúng tôi đã trao đổi ý tưởng từ những địa điểm bán hàng sinh lời, cho tới các khía cạnh trong cuộc sống và tương lai', cô Nabi nói với Sixth Tone.
Thủ tướng Lý Khắc Cường từng gọi lĩnh vực bán hàng rong và chợ đêm là 'huyết mạch của Trung Quốc'. Sau vài năm bị giới hạn hoạt động và bị xem là nghề thấp kém, dịch vụ bán hàng rong và chợ đêm đang dần hồi sinh ở đất nước tỷ dân.
Sự thay này một phần được thúc đẩy từ mong muốn của giới trẻ muốn thoát khỏi văn hóa làm việc áp lực, cũng như thử nghiệm triết lý 'carpe diem' (tạm dịch: Hãy cứ tận hưởng cuộc sống hôm nay đã).
Hồi sinh bán hàng rong
Tại những thành phố như Thượng Hải, cảnh tượng người trẻ bán cà phê, đồ phụ kiện và ngồi vẽ tranh dọc các con đường rợp bóng cây, hay các quán bar di động được lập ngay bên trong ô tô tải trên những khu phố thời thượng xuất hiện nhan nhản mà nhất là sau khi lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 được gỡ bỏ hồi tháng Sáu.
Hôm 22/9, chính quyền thành phố Thượng Hải xóa bỏ toàn bộ lệnh cấm đối với ngành bán hàng rong ven đường sau 20 năm, và cho phép người bán hoạt động trong các khu vực được chỉ định. Trong khi đó, các thành phố khác như Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô cũng đưa ra hàng loạt biện pháp như cấp giấy phép hành nghề chính thức và thúc đẩy hợp tác liên ngành trong lĩnh vực buôn bán hàng rong.
Trong thời đại kỹ thuật số, những người bán hàng rong còn quảng bá bản thân trên nhiều nền tảng mạng xã hội, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và động lực kinh doann.
Một hashtag liên quan đến chủ đề bán hàng rong trên Douyin đã thu hút gần 40 tỷ lượt xem. Còn nền tảng Xiaohongshu có hơn 1,5 triệu bài đăng của những người bán hàng rong chia sẻ từ công thức nấu ăn cho đến kế hoạch kinh doanh để truyền cảm hứng cho những người khác.
'Đây là một cộng đồng thân thiết, điều mà tôi chưa từng thấy ở những công việc trước đây', cô Nabi nói.
Trong khi những người như cô Nabi trở thành người bán hàng rong để thoát khỏi chốn công sở áp lực, nhiều người khác lại tham gia ngành nghề này do có quá nhiều sự lo lắng.
Chỉ là nghề tạm thời
Trong bối cảnh các quy định hạn chế để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ thành thị, và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình kinh doanh chi phí thấp như bán hàng rong nổi lên là một giải pháp thay thế.
Anh Yang Wen (28 tuổi) sinh sống ở tỉnh Quý Châu là một trong số đó. Dịch bệnh Covid-19 khiến nhà hàng lẩu và quán bar của anh này phải đóng cửa. Giờ đây, anh Yang bán đồ ăn ngọt trong gian hàng được dựng ở cốp xe ô tô cá nhân. Đây là nguồn thu nhập chính của anh, và cũng là cách để anh Yang trang trải các khoản nợ.
'Gia đình và họ hàng của tôi không bao giờ hiểu cho quyết định của tôi. Họ không biết được rằng tôi sẽ không thể vượt qua khó khăn khi làm một công việc bình thường với mức lương ít ỏi', anh Yang tâm sự.
Dịch bệnh Covid-19 khiến ông chủ cửa hàng lẩu và quán bar đi bán hàng rong trên phố.
Thái độ của gia đình và họ hàng anh Yang phần nào phản ánh quan niệm khinh thường tồn tại lâu nay trong xã hội Trung Quốc đối với những người bán hàng rong. Song theo các chuyên gia, điều quan trọng là hiện tại giới chức và xã hội Trung Quốc đã thừa nhận giá trị kinh tế của ngành nghề này.
'Bán hàng rong không chỉ mang lại lợi ích cá nhân cho người dân, mà còn đóng vai trò tích cực đối với nền kinh tế thành thị thời hiện đại. Sự trở lại của nền kinh tế hàng rong không chỉ là giải pháp tạm thời trước tình hình kinh tế hiện nay, mà còn là một phần trong kế hoạch kinh tế lâu dài của đất nước', Giáo sư Huang Gengzhi tại Đại học Sun Yat-sen cho hay.
Sau 4 tháng kinh doanh, quầy bán đồ ngọt di động của Yang dần hòa nhập vào cuộc sống thành thị. Anh Yang thường bắt đầu bán hàng vào lúc 20h, trang trí không gian lung linh với đèn cổ tích, bảng hiệu và bàn ghế kiểu cắm trại. Mỗi ngày, anh Yang đón khoảng 20 khách hàng và quầy hàng của ảnh còn là địa điểm lui tới nổi tiếng của giới trẻ thành phố. Thu nhập hàng tháng của anh Yang là hơn 30.000 nhân dân tệ (4.320 USD).
'Tôi không định làm công việc này mãi mãi. Nhưng những trải nghiệm từ nghề này sẽ giúp tôi đặt nền móng vững chắc cho nghề nghiệp theo đuổi trong tương lai', anh Yang nói.
Cô Nabi cũng có suy nghĩ tương tự như anh Yang. Sau 4 tháng kinh doanh trên hè phố, cô gái hiếm khi kiếm được 2.000 nhân dân tệ. Hoạt động kinh doanh cũng bị gián đoạn một thời gian do dịch Covid-19 tái bùng phát dẫn tới lệnh phong tỏa hồi tháng Bảy, buộc cô Nabi lao vào đi săn việc làm và gửi đơn xin việc đi khắp nơi.
'Đây là con đường khó khăn hơn những gì tôi nghĩ ban đầu. Tôi nghĩ mình sẽ không thể dựa vào bán hàng rong một thời gian dài. Nhưng tôi không hối hận về lựa chọn cá nhân, và xem quãng thời gian bán hàng rong là hành trình của cảm xúc', cô Nabi tâm sự.
Quê nghèo rúng động vì bể hụi tiền tỉ Mặc dù cơ quan chức năng đã cảnh báo về tình trạng vỡ hụi khiến nhiều người trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, nhưng nhiều người vẫn không xem đây là bài học và tiếp tục trở thành nạn nhân của những vụ vỡ hụi. Ngày 10/9, gần 100 người dân ở ấp Béc Hen Lớn, xã Long Thạnh, huyện...