Đỉnh cao của động viên: Ghép hình cả nhóm vào khung cảnh nhiều trường đại học để tăng động lực học tập
Sau 4 năm (thậm chí là 5 và có thể còn dài hơn) mài mông trên ghế giảng đường, nếm và trải nghiệm đủ những gì ‘người ta nói’ về cuộc sống đại học, sinh viên mới nảy sinh ra nhiều nỗi tiếc nuối.
Người thì ước mình chăm chỉ hơn, tham gia nhiều CLB và đi thực tập nhiều hơn để trau dồi kỹ năng làm việc. Người thì ước xưa kia mình chọn ngành A, ngành B, thay vì ngành C, ngành D để tới giờ chật vật tìm cơ hội. Người thì chỉ mong 4 năm trước khi còn đang điền đơn nguyện vọng, sao không có ai đó tới đánh cho bản thân một cái, hướng dẫn đổi sang trường khác.
Để mà liệt kê hết những tiếc nuối của sinh viên về 4 năm đại học thì nhiều lắm, kể không xuể. Mà thời gian đã qua, làm sao níu kéo và thay đổi được. Cách duy nhất giúp tương lai thay đổi là hành động ở hiện tại, bắt đầu từ việc cân nhắc chọn trường đại học sao cho không tặc lưỡi hối hận. Thế nhưng nói thì dễ, chứ đây vẫn luôn là vấn đề gây đau đầu với mọi sĩ tử lớp 12.
Thôi thì trong giây phút bế tắc, đành cho phép bản thân mơ mộng một chút, như nhóm bạn tới từ THPT chuyên Thái Bình vậy. Thay vì ngồi tưởng tượng khi mình đỗ đại học thì sẽ thế nào, cô bạn này đã tỉ mỉ ngồi ghép hình cả nhóm bạn vào khung cảnh của từng trường một, kèm theo lời tâm sự: ‘Học thì dốt mà lại muốn hốt hết các trường’.
Biết rằng nguyện vọng chỉ có một, mà mình muốn đỗ nhiều trường cơ, thì cách duy nhất là… ghép ảnh thôi. Trông thì thấy vô nghĩa, nhưng hoá ra cách này lại có khả năng động viên tinh thần sĩ tử nhiều ra phết đấy.
Từ Đại học Bách Khoa Hà Nội
Video đang HOT
Tới Kinh tế Quốc dân, cùng khu Bách – Kinh – Xây luôn nhé
Hay sang Đại học Ngoại ngữ cho năng động nhỉ?
Hay là trở thành luật sư?
Mơ cao một chút, các bác có thích sang VinUni không?
Hoặc vòng về ‘Havard Chùa Láng’
Dân tình thì phì cười với khao khát nhỏ nhoi cũng như độ lầy lội level max của nhóm bạn này. Người thì tag bạn bè vào rủ ngay một kèo ‘ghép ảnh để học hỏi’, người thì tiện tay cập nhật thêm điểm chuẩn của một số trường đã công bố. Ôi đúng là con đường đại học gian nan, gắng làm sao cho thoả ước mơ đây. Thôi ‘cái khó ló cái khôn’, ghép ảnh một chút cho đời vui vẻ và thêm động lực cũng được, nhỉ?
Ảnh: Mến Phạm
Không làm tốt bài thi, nam sinh nhờ bố cho đi thực tập trộn vữa
Mỗi kì thi trôi qua, dù có hoàn thành bài thi tốt hay không, mỗi thí sinh đều có cho mình nhiều lối đi khác nhau để định hướng tương lai cho bản thân. Đa phần các bạn sẽ tìm kiếm cơ hội ở một trường đại học hoặc trường nghề.
Thế nhưng trực tiếp xin thực tập ở công trường với vị trí trộn vữa như nam sinh dưới đây thì quả là hiếm thấy.
Một phần trong bài đăng đang nhận được nhiều sự chú ý. (Ảnh chụp màn hình)
Thi không tốt, nam sinh nhờ bố cho đi thực tập... trộn vữa
Câu chuyện được một tài khoản mạng xã hội đăng tải kể về cháu trai của mình. Được biết, nam sinh này vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 và được bố là một thợ xây đưa đi. Anh chàng sau khi thi xong đã nói với gia đình mình rằng: "Đề thi không khó, dự kiến tổng 2 môn là 6 điểm".
Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 vừa kết thúc cách đây vài ngày. (Ảnh: Vietnamnet)
Mặc dù vậy, với tinh thần lạc quan, anh chàng không hề buồn bã mà nhanh chóng tìm ngay "con đường tương lai" cho mình. Cậu bạn nhờ bố chở tới công trường gần đó, tự xin các bác thợ xây được xách vữa, trộn xi thử, thực tập luôn với công việc xây dựng với lý do không thể bắt đầu từ chữ nghĩa thì phải bắt đầu từ thực tế. Nam sinh cũng có niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể trở thành kĩ sư xây dựng như mơ ước, thậm chí có thể trở thành chủ thầu, nói chung là "có chỗ đứng trong làng xây dựng".
Sau khi đi thi về, nam sinh lập tức tới công trường làm quen với nghề. (Ảnh: FB G.T.G)
Cộng đồng mạng: "Xác định mục tiêu rõ ràng quá"
Cư dân mạng đã rất bất ngờ khi biết tới câu chuyện của nam sinh nói trên. Đa phần mọi người đều cảm thấy tâm thái của anh chàng sau khi làm bài thi dù không tốt nhưng lại khá bình tĩnh, thậm chí có thể xác định ngay mục tiêu của mình một cách rõ ràng như vậy là hiếm có. Tuy nhiên, không ít người cho rằng cậu bạn này nên bình tĩnh chờ điểm rồi mới tìm hướng đi.
"Thi xong một cái là ra công trường thực tập luôn."
"Xác định mục tiêu rất rõ, mình thấy mình không làm kĩ sư được thì bắt đầu từ thợ phụ."
"Có ý chí đấy. Đúng là có nhiều con đường để đến đích."
"Nên chờ có điểm rồi tìm hướng đi sau, chưa chắc điểm đã thấp như em dự đoán mà."
Bình luận từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Trên thực tế, nam sinh nói trên hoàn toàn có thể chờ kết quả thi của mình rồi mới quyết định có nên đi thực tập trộn vữa hay không. Bởi bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia 2020 này, các thí sinh không tham gia thi hoặc thi rớt tốt nghiệp cũng được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình học, cậu bạn hoàn toàn có thể sử dụng chứng nhận này để xin học ở các trường nghề có ngành Kỹ Thuật Xây Dựng.
Tuy chưa biết thực hư câu chuyện ra sao nhưng nhiều người vẫn nói rằng, đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công và tâm lý bình tĩnh của anh chàng này là điều hiếm có sĩ tử nào làm được. Vì vậy, câu chuyện này hiện đang tiếp tục được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận được nhiều sự chú ý.
Bí quyết thành công trước 30 nhờ đầu tư tài chính của nữ doanh nhân 9X tại Đà Nẵng Đối mặt với nhiều thử thách, trắc trở trong sự nghiệp, cô gái mọt sách Trần Thị Cẩm Chi đã từng bước vượt qua và trở thành một nữ doanh nhân đa tài, đa nghề, cá tính "dám nghĩ lớn, dám làm lớn" để thay đổi cuộc sống của mình và có được nhiều thành công nhờ đầu tư tài chính. Luôn xứng...