Điều xe thiết giáp ứng phó bão số 11
Tại Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã sẵn sàng xe thiết giáp loại bánh su để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão khi có yêu cầu.
Dự kiến, trong chiều tối nay (14/10), cơn bão số 11 sẽ đổ bộ vào miền Trung
Hiện các địa phương đã lên phương án phòng chống và kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã có mặt tại miền Trung để trực tiếp chỉ đạo các địa phương phòng chống bão.
Bão chỉ còn cách đất liền hơn 200 km
Lúc 14h chiều nay, Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, cho biết, hồi 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay (14/10) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Hiện nay, mực nước các sông các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Dự báo chiều và đêm 14/10, mực nước các sông ở Tây Nguyên có dao động nhỏ, các sông khác ở Trung Bộ biến đổi chậm. Từ đêm 14 đến ngày 16/10, trên hầu hết trên các sông khu vực Trung Trung Bộ có khả năng xuất hiện lũ ở mức báo động 2, một số sông từ Quảng Bình-Thừa Thiên-Huế có khả năng đạt mức báo động 3.
Điều xe thiết giáp tham gia phòng chống bão
Video đang HOT
Sáng nay, ngay sau khi xuống sân bay Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã lập tức vào kiểm tra công tác phòng, chống bão số 11 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Tại Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban phòng chống lụt bão địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xuống tận các địa điểm có nguy cơ bão tàn phá cao để sơ tán người dân đến nơi an toàn. Bộ đội biên phòng tỉnh lập tức kêu gọi tàu thuyền của ngư dân về nơi trú ẩn an toàn, nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi trong thời gian này. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi phải tập trung nhân lực, vật lực để ứng phó với các tình huống xảy ra.
Trong một diễn biến mới nhất, ban chỉ đạo PCLB TƯ – Uỷ ban quốc gia TKCN đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhằm chỉ đạo kịp thời công tác ứng phó với cơn bão số 8 tại các tỉnh miền Trung mà trong đó, TP Đà Nẵng được xác định là trọng điểm. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, về cơ bản, địa phương đã hoàn tất các phương án di dời dân cung như sẳn sang ứng phó với bão. Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nới trú ẩn an toàn đã được Bộ đội biên phòng thực hiện từ chiều ngày hôm qua.
Đưa tàu, thuyền lên bờ tránh bão
Tại Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã sẵn sàng 2 xe thiết giáp loại bánh su để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão khi có yêu cầu.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố cũng đã và đang phối hợp với Công an, Sở NN&PTNT, chính quyền địa phương các cấp yêu cầu các chủ phương tiện nghề cá đang neo đậu tàu ở khu vực sông Cẩm Lệ, đưa tàu về neo đậu đúng quy định của thành phố, trường hợp cần thiết tổ chức cưỡng chế.
UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện cử lãnh đạo làm việc với các cơ quan, tổ chức, các đơn vị đóng quân trên địa bàn, đặc biệt các đơn vị thi công các công trình xây dựng, đề nghị các đơn vị này hỗ trợ phương tiện để thực hiện công tác di dân, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khi có đề nghị. Khi bão đổ bộ từ cấp 12 trở lên, giao Công an thành phố tạm dừng phương tiện giao thông trên các tuyến đường.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 11, Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa gửi công văn khẩn tới các Sở Giáo dục quận, huyện về việc cho học sinh nghỉ học. Theo đó, toàn bộ học sinh các đơn vị trường học tại Đà Nẵng được nghỉ học từ chiều nay 14/10 và ngày 15/10.
Các tỉnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão trong khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã lên phương án chủ động triển khai sơ tán, di dời dân, tổng cộng hơn 38.380 hộ với gần 155.550 người của 35 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu đến nơi an toàn. Theo dự kiến, tỉnh Quảng Bình có 7 huyện, thị với 6.111 hộ với trên 27.140 người sẽ phải di dời. Tỉnh Quảng Trị có 10 huyện, thị với hơn 13.120 hộ, 43.680 người. Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 6 huyện, thị với 3.463 hộ dân. Thành phố Đà Nẵng có 7 huyện, thị với 11.000 hộ dân và tỉnh Quảng Nam có 5 huyện, thị với 4.686 hộ dân.
Theo Xahoi
Rạng sáng mai 15/10, bão đổ bộ vào bắc Đà Nẵng
Rạng sáng mai 15/10, bão số 11 giật cấp sẽ đổ bộ vào phía bắc TP Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế. Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 11 đã được lập.
Vị trí, vùng ảnh hưởng và hướng di chuyển của bão số 11 - Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương
Tại cuộc họp bàn biện pháp phòng chống cơn bão số 11 diễn ra sáng 14/10 tại Hà Nội, ông Võ Văn Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết dự báo khoảng 4 giờ sáng mai (15/10), bão sẽ áp sát bờ biển và có thể đổ bộ vào phía bắc của TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Cường độ bão lúc gần bờ mạnh cấp 11, 12.
"Tổng lượng mưa tại các tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng trung bình từ 200mm - 250mm và có thể lên đến 300mm" - ông Hòa cho biết.
Để đối phó với cơn bão số 11 đang tiến rất gần vào khu vực TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiều tối qua 13-10, hai đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát, đã trực tiếp đi vào miền Trung để chỉ đạo công tác ứng phó.
Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 11 đã được thành lập tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, để chỉ đạo đối phó với bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 10 giờ sáng nay 14-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ Bắc; 111,0 độ kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Vị trí, vùng ảnh hưởng và hướng di chuyển của bão số 11 (bão Nari) theo dự báo của Hải quân Mỹ
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
Đến 10 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ Bắc; 107,7 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay (14/10) còn có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Khu vực nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Từ chiều tối nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-4 mét.
Theo Xahoi
Miền Trung: Sơ tán 155.000 dân tránh bão số 11 Đó là thông tin vừa được Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho hay trong báo cáo nhanh số 129/BC-TTMT lúc 6h sáng nay 14/10. Theo đó, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 11 đã lên phương án chủ động triển khai sơ tán, di...