Điều ước giản dị của giáo viên vùng khó: Mong trò ăn no ngủ ấm, đi học đầy đủ
Chẳng mong ước gì cho riêng mình, thầy cô chỉ trăn trở được làm thêm nhiều cho học trò, để các em có môi trường giáo dục và tương lai tốt đẹp hơn.
Mong học trò đỡ vất vả, thiếu thốn
Từ miền Tây Bắc của Tổ quốc, cô Nguyễn Thị Yên, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Trung Chải (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) cho biết, trên địa bàn huyện Nậm Nhùn hiện chỉ có cô và một giáo viên khác thuộc biên chế dạy tiếng Anh. Điều này khiến cô thường xuyên phải di chuyển tới các điểm trường khác nhau để dạy ghép lớp với số lượng học sinh đông.
Chưa kể, điều kiện cơ sở vật chất tại các điểm trường vùng cao còn nhiều khó khăn. Học sinh và giáo viên vẫn phải học trong các phòng học tạm, chật hẹp, thậm chí phải chuyển ra nhà ăn để học vì không đủ phòng học. “ Nhà ăn mái tôn, mùa đông gió lùa lạnh buốt, mùa hè thì nóng nực. Học sinh đông, thậm chí có lớp lên tới 90 em khiến việc quản lý và giảng dạy rất vất vả”, cô Yên nói.
Cô Nguyễn Thị Yên được vinh danh giáo viên tiêu biểu 2024.
Thương trò phải sinh hoạt, học tập trong môi trường điều kiện khó khăn, thiếu thốn, cô Yên cùng đồng nghiệp luôn tự động viên nhau cố gắng chăm sóc, bảo vệ các em học sinh hết sức mình.
“Trong ngày tri ân đặc biệt của ngành giáo dục, tôi chỉ có ước nguyện, mong cho tất cả các em học sinh đều có cơ hội đến trường, đầy đủ trang thiết bị học tập và bớt vất vả trên hành trình đi tìm con chữ”, nữ giáo viên bày tỏ.
Được đến trường đầy đủ
Nơi vùng biển Sông Đốc, cô Nguyễn Thị Duyên, giáo viên trường THPT Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) quan ngại về các tệ nạn xã hội đang diễn biến phức tạp tại địa phương, khiến học sinh dễ bị lôi kéo, kích động theo. Đặc biệt, học sinh nơi đây phần lớn gia đình ngư dân, nhiều em phải ra khơi cùng bố mẹ từ khi còn nhỏ, việc được cắp sách tới trường không phải là điều dễ dàng.
“Để tới trường, nhiều học sinh phải thức dậy từ rất sớm, vượt quãng đường dài. Có em phải đi học bằng đò, xuồng, qua phà gần cửa biển. Nhiều hôm mưa to gió lớn, các em đến trường ướt sũng, em thì bị trễ học, nhưng tôi chưa bao giờ thấy các trò nản lòng”, cô Duyên xúc động chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Duyên cùng học trò.
Theo nữ giáo viên, nơi đây vẫn có nhiều gia đình không xem trọng việc học, không coi học tập là sự phấn đấu để tìm kiếm sự nghiệp, tương lai sau này. Chính vì vậy, suốt 2 thập kỷ gắn bó với nghề giáo, cô luôn trăn trở và hết lòng với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về tầm quan trọng của học tập, để mọi học sinh được đến trường đầy đủ.
“Điều mà chúng tôi luôn mong muốn, là việc học tập trở thành nhu cầu hiện hữu trong cuộc sống của người dân nơi đây. Để sự phấn đấu học tập của mọi học sinh đều được đền đáp thật sự xứng đáng khi các em bước chân ra cuộc đời”, cô Duyên bày tỏ.
Được ăn no, ngủ ấm, đủ đồ dùng học tập
Trường THCS Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) – nơi cô giáo Châu Thị Rone đang công tác, là trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đa số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, chủ yếu sống cùng ông bà (do cha mẹ đi làm ăn xa) nên kỹ năng sống còn hạn chế. Phần lớn các em là dân tộc Khmer, vẫn còn rụt rè, e ngại, chưa tự tin phát biểu và tham gia các hoạt động tập thể tại trường.
Video đang HOT
Cô Châu Thị Rone.
Ngoài công việc giảng dạy, cô Rone còn kiêm nhiệm công tác phụ trách Đội ở trường học. Với cô, công việc này không chỉ đơn thuần tổ chức các hoạt động phong trào, vui chơi cho học sinh mà cần phải quan tâm, chăm lo đến đời sống của các em, nhất là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi, khuyết tật…
“Rất nhiều lần tôi phân vân, không biết mình đã làm tròn trách nhiệm với các trò chưa? Có em nào vì mình chưa quan tâm kịp thời mà phải dừng học hay gặp khó khăn, áp lực tâm lý trong học tập, trong cuộc sống. Các em có được ăn no, ngủ ấm mỗi ngày hay không?…”, cô Rone bày tỏ băn khoăn.
Thương trò nghèo, cô Rone luôn căn dặn các em, rằng thầy cô không cần những món quà quý giá như hoá, quà, vật chất trong những ngày lễ đặc biệt. Điều thầy cô cần là tấm lòng yêu thương, sự lễ phép và những hoa điểm 10 của từ các em.
Dù hoàn cảnh riêng còn nhiều khó khăn, thế nhưng với tinh thần yêu nghề, yêu trẻ, cô Rone cho biết sẽ giữ vững ngọn lửa đam mê, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Sẽ dạy học bằng cả khối óc và trái tim
Với thầy Đặng Văn Bửu, giáo viên trường THCS Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), hạnh phúc không phải được ăn ngon mặc đẹp mà nằm ở sự trưởng thành của học sinh. “Tôi luôn tâm niệm, bản thân phải vượt qua khó khăn ở địa phương, vượt qua nghịch cảnh của bản thân để gắn bó với nghề, đồng hành cùng học trò thân yêu”, thầy Bửu chia sẻ.
Thầy Đặng Văn Bửu.
Hình ảnh người giáo viên với cây nạng gỗ do bị thương tật ở chân từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti, giờ là động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên. 31 năm nơi ốc đảo nghèo, nhờ sự tận tụy và nhiệt huyết của thầy, môn Lịch sử trở thành những bài học sống động, ý nghĩa và tự hào đối với học sinh nơi đây.
Thầy Bửu cho biết, nhiều đồng nghiệp trẻ thường hỏi thầy kinh nghiệm để dạy tốt môn Lịch sử. Thầy thường trả lời rằng không biết mình đã dạy tốt hay chưa, nhưng thầy luôn dạy bằng cả khối óc và trái tim.
Những vất vả, mệt mỏi, những giọt mồ hôi và cả nước mắt đắng cay của người thầy bình dị ấy nay được lại bằng sự kính trọng, yêu thương của các thế hệ học sinh và phụ huynh trường THCS Hưng Phong. Và hạnh phúc của thầy trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chính là được nhìn thấy lớp lớp học trò khôn lớn, trưởng thành.
Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học
'Cho đến giờ đã 17 tuổ.i, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp'.
Thầy Huy trao xe đạp cho một học sinh nhà cách xa trường sau đợt bão lũ từ nguồn tiề.n quyên góp muaxe đạp cho học sinh khó khăn
"Tôi từng lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn. Khi tôi học cấp III, mỗi ngày cha đi làm vất vả cũng chỉ nhận được 14.000 đồng. Nếu học thêm một buổi là tôi tiêu tốn nửa số tiề.n đó nên tôi chỉ dám đi học một buổi ở trường. Giờ có thể giúp được ai thì tôi không ngần ngại". Thầy Trịnh Xuân Huy, giáo viên Trường tiểu học Lâm Thượng (xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, Yên Bái) chia sẻ.
Bài học đạo đức cho học sinh
Thầy Huy là giáo viên dạy mỹ thuật, tổng phụ trách đội và kiêm nhiệm nhiều công việc khác của trường. Vì thế thời gian để làm việc thiện nguyện đều phải sắp xếp ngoài giờ hành chính, vào các buổi tối và ngày nghỉ.
Từ năm 2014, thầy mở lớp dạy về kỹ năng sống miễn phí. Trước dịch COVID-19 thầy dạy trực tiếp vào cuối tuần. Khi có đại dịch đến nay, thầy mở lớp trực tuyến vào 5h55 sáng trong khoảng thời gian 25 - 30 phút.
"Tôi không dạy theo chương trình nào cả. Thực chất các buổi lên lớp đó tôi chỉ trò chuyện với học sinh và phụ huynh. Phần lớn phụ huynh tham dự cùng con. Mỗi buổi tôi nói về một giá trị như sự hiếu thảo với cha mẹ, lòng trung thực, sự tử tế, sự chia sẻ, giúp đỡ đối với người khó khăn hơn mình...
Thầy Huy ở trường - Ảnh: VĨNH HÀ
Nói chung cũng là những bài học về giá trị, về ứng xử trong cuộc sống như bài học về đạo đức ở trường. Tôi chọn những câu chuyện cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với trẻ hoặc trải nghiệm của chính bản thân mình", thầy Huy cho biết.
Có con dự lớp học đặc biệt của thầy Huy từ khi học tiểu học, chị Luyến (ở Lục Yên, Yên Bái) kể lại: "Tôi nhớ năm đó, con mới chỉ học lớp 4. Một hôm con bảo mẹ ơi con mắc màn cho mẹ. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao lại muốn mắc màn cho mẹ. Con nói thầy Huy đã dạy về tình thương của người mẹ nên con thấy phải làm những việc cụ thể đáp lại yêu thương đó.
Cho đến giờ đã 17 tuổ.i, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp. Sự tốt đẹp đó không chỉ là lời nói suông mà thể hiện bằng hành động".
Có nhiều phụ huynh khác cũng bày tỏ về những thay đổi dù là rất nhỏ của con khi học "lớp thầy Huy". "Con tôi rất nghe thầy. Cha mẹ nói chưa chắc đã nghe nhưng thầy nói là nghe theo ngay", một phụ huynh khác cũng chia sẻ.
"Xuất phát từ thực tế khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh của mình, tôi nhận ra chưa nhiều người quan tâm việc giáo dục đạo đức cho trẻ mà chỉ quan tâm đến chuyện học để có điểm số tốt. Trong khi đó, giáo dục gia đình rất quan trọng. Tôi chỉ muốn góp một chút để đồng hành cùng phụ huynh", thầy tâm sự.
Hiện lớp học đặc biệt của thầy Huy không chỉ có phụ huynh, học sinh ở Lục Yên mà nhiều nơi khác tham dự. Có những buổi học có 60 - 70 người tham gia.
Thầy Trịnh Xuân Huy tạo hình trái tim chụp ảnh cùng học sinh - Ảnh: VĨNH HÀ
Dạy viết chữ đẹp
Cũng một lớp học miễn phí khác của thầy Huy đang duy trì đều đặn là lớp dạy viết chữ đẹp. Với lớp học này, thầy không trực tiếp lên lớp mà thiết kế các video hướng dẫn viết chữ. Sau đó thầy nhận lại bài viết của người học và tỉ mỉ sửa lỗi, chỉ dẫn.
Nói về điều này, thầy Đinh Công Hiển, hiệu trưởng Trường tiểu học Lâm Thượng, cho biết học sinh ở Lâm Thượng viết chữ rất đẹp một phần nhờ sự kiên nhẫn của thầy Huy.
"Luôn có khoảng trên dưới 100 người, đa số là học sinh theo lớp viết chữ đẹp này. Có cả thầy cô giáo cũng xin theo để luyện chữ. Nhiều bạn nhỏ Trường tiểu học Lâm Thượng chữ đẹp như chữ viết trên giấy khen", thầy Hiển nói.
Vì sao thầy muốn luyện chữ trong khi thời đại công nghệ số, người ta dùng máy gõ chữ là phổ biến? Trả lời câu hỏi này, thầy Huy cho rằng luyện chữ, nhất là đối với trẻ con cũng là rèn tâm, rèn tính. Nó là điều không có công nghệ nào thay thế được. Vào các dịp lễ, Tết, thầy Huy tổ chức các buổi viết thư pháp, thu hút học sinh tham gia để các em hiểu ý nghĩa, vẻ đẹp của chữ nghĩa.
Sẵn sàng dạy ôn thi miễn phí cho những học sinh vùng quê nghèo có nguyện vọng thi kiến trúc, mỹ thuật, thầy Huy cũng luôn là người mở lòng với nhiều học sinh gặp khó khăn khác.
Thầy kể: "Tôi không dùng mạng xã hội, trừ việc dùng Zalo dạy viết chữ đẹp. Vì thế tôi không bao giờ kêu gọi quyên góp tiề.n làm từ thiện trên mạng xã hội.
Thậm chí, khi đã giúp ai, tôi không cần họ phải thông tin hay gửi hình làm bằng chứng, cũng không muốn nói nhiều về những việc mình đã làm. Chỉ cần tâm trong sáng, cho đi là đã xong phần trách nhiệm của mình. Nên tôi sống nhẹ nhàng, vui với mỗi việc nhỏ có thể giúp đỡ được ai đó".
Thầy Trịnh Xuân Huy trong buổi viết thư pháp đầu xuân với học sinh - Ảnh: NVCC
Giúp học sinh, người dân khó khăn
Thời gian bão lũ gây lụt nặng ở xã Minh Chuẩn, nhiều hộ dân bị cô lập, thầy Huy cùng với những người dân khác đóng thuyền giúp dân di chuyển, mua 3 tấn gạo cung cấp cho dân. Thầy Huy cũng tổ chức nấu cơm, phục vụ hơn 5.000 suất cơm cho người dân và bộ đội đến giúp dân trong những ngày lụt nặng.
Thầy quyên góp nhiều sách, vở, nhu yếu phẩm và hỗ trợ hàng trăm triệu đồng thông qua Phòng GD-ĐT huyện Lục Yên và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lục Yên cho người dân, giúp đỡ nhiều trường học bị thiệt hại nặng trong trận lũ lụt.
Thầy không kêu gọi quyên góp nhưng vì sao nhiều người vẫn gửi tiề.n, hàng qua thầy để cứu trợ? Trả lời câu hỏi này, thầy Huy cho biết: "Những người liên lạc, gửi tiề.n hàng qua tôi có khi là bạn bè đồng nghiệp, người tôi quen, có khi tôi không quen.
Tôi không rõ ai giới thiệu cho họ về tôi nhưng tôi ý thức được mình được tin tưởng thì tôi phải xem việc này như nhiệm vụ mình được giao phó. Tôi phải cố gắng, trao đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm một cách chu đáo".
Thầy Huy cùng phụ huynh gói bánh cứu trợ dân trong bão lũ - Ảnh: NVCC
Theo một số phụ huynh, chính vì đã cùng con tham gia các lớp miễn phí của thầy Huy nên họ có niềm tin. Khi bão lũ xảy ra nhiều người ở các nơi khác muốn làm thiện nguyện nhưng không tiếp cận được vùng lũ, nên họ đã giới thiệu đến thầy Huy. Nhiều người ở Minh Chuẩn cũng sẵn sàng xắn tay cứu trợ khi thầy Huy cần trợ giúp.
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà Quan trọng là các con ngoan ngoãn, ham học hỏi thì cô nào cũng quý. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con, mà đơn giản là một cách thể hiện lòng biết ơn đối với...