Điều ước cuối năm
Chúc cho muôn nhà, muôn người, muôn nẻo quê hương xứ Việt an khang thịnh vượng! Chúc cho quốc thái, dân an. Muôn ngàn điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta.
Sài Gòn. Sáng 26 tháng chạp Ất Mùi. Đường phố trở nên quang đãng – không còn tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vậy là, một số lượng lớn người ở Sài Gòn về quê ăn Tết hoặc đi du lịch đã rời thành phố sớm.
Muôn ngàn điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta!
Điều ước thứ nhất: Cầu mong họ thượng lộ bình an.
Điều ước thứ hai: Mong cho những người Sài Gòn (và ở các thành phố lớn khác) khi về đến quê cha đất tổ, đoàn viên với gia đình, hãy mang tấm lòng thơm thảo và khiêm cung khi biếu tặng quà bánh và phong bao lì xì cho người thân.
Lại nữa, những người ở Sài Gòn về quê mà không có điều kiện để mua sắm quà thì mong quê hương hãy đùm bọc, che chở họ. Như một điểm tựa vững chắc, khi ăn Tết xong họ có một nghị lực mới, làm cho quê hương tự hào và mát mẻ sau này.
Mong những người đi du lịch nước ngoài nhớ rằng mình là công dân xứ Việt và là công dân của mái nhà chung ASEAN. Hãy hành xử thế nào để giữ gìn hình ảnh đẹp của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Điều ước thứ ba: Mong rằng khi vui xuân đón Tết xong, mọi người trở lại Sài Gòn an toàn – mà phố xá Sài Gòn vẫn quang đãng và thông thoáng như những ngày này (ý thức và hành vi tham gia giao thông đóng góp phần lớn vào việc giảm ùn tắc giao thông).
Video đang HOT
Chúng ta đã trải qua hơn 360 ngày thăng trầm của năm Ất Mùi với những vui buồn và biến động khác nhau. Song, tựu chung – đều đang hướng đến xuân Bính Thân 2016 với một hy vọng mới và niềm tin mới.
Điều ước thứ tư: Năm Bính Thân sẽ mở màn cho việc tiếp tục cải cách hành chính và giảm biên chế quyết liệt. Hãy giảm biên chế 50% công chức. Hãy tăng lương cho công chức gấp 2 đến 3 lần. Hãy xử lý nghiêm nạn lừa trên dối dưới, truy thu toàn bộ số tiền tham nhũng, ăn chặn và xử lý nghiêm những kẻ lộng hành.
Điều ước thứ năm: Nhân dịp về quê đón Tết xin mọi người hãy để tâm tìm hiểu cái hay, cái chưa đẹp ở quê nhà để phản ánh kịp thời với báo chí. Như vậy. ta sẽ giúp bà con nông dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi vùng quê không chỉ là những đặc khu kinh tế riêng mà còn là điểm du lịch của chính chúng ta cùng bạn bè trong và ngoài nước.
Điều ước thứ sáu: Hàng triệu người từ các thành phố lớn về quê trong dịp Tết. Hãy là những nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn, những phóng viên báo chí cung cấp kịp thời thông tin từ quê nhà cho Đảng và Nhà nước để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi với miền ngược.
Điều ước thứ bảy: Những thuần phong mỹ tục trong dịp Tết nếu đã bị mai một hãy đề nghị phục hồi. Những hủ tục lạc hậu, man rợ, không còn phù hợp với hiện tại (chém lợn, đâm trâu, chè chén linh đình,…), hãy lên tiếng để dẹp bỏ.
Điều ước thứ tám: Tệ nạn cả họ làm quan, bè phái, kết bè kéo cánh giữa các dòng họ ở một số làng quê gây bất ổn sau lũy tre làng cũng cần phải lên tiếng quyết liệt.
Điều ước thứ chín: Tết cổ truyền của dân tộc là dịp để đoàn viên gia đình, đoàn tụ họ hàng, nhận tông nhận tích, và là dịp để gắn kết, yêu thương. Đây là nền tảng để có một xã hội phồn vinh và thịnh vượng.
Điều ước cuối cùng, giản dị thay:
Chúc cho muôn người, muôn nhà, muôn nẻo quê hương xứ Việt an khang thịnh vượng! Chúc cho quốc thái, dân an. Muôn ngàn điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta!
Hồng Lĩnh
Theo_Người Đưa Tin
CSGT Thủ đô những ngày cuối năm: Đường chưa thông thoáng, chưa rời vị trí
Những ngày cuối năm, lực lượng CSGT Thủ đô đang dồn sức hướng dẫn, phân luồng chống ùn tắc giao thông trên mọi nẻo đường của thành phố, bất chấp việc phải dầm mình trong cái rét cắt da cắt thịt.
Lực lượng CSGT tăng cường phân luồng, chống ùn tắc trong những ngày cuối năm
Huy động tổng lực chống ùn tắc
Trong những ngày cuối năm, lưu lượng người và phương tiện trên tất cả các tuyến đường đều trong tình trạng chật cứng. Tại trụ sở Đội CSGT số 3, ngoài số ít CBCS ở lại trụ sở tiếp dân, giải quyết hồ sơ, ứng trực... thì hầu hết quân số của đơn vị đều ra đường làm nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc.
Tại nút giao thông ngã 6 Xã Đàn - Tôn Đức Thắng, dòng phương tiện từ các hướng đổ dồn về như xoắn chặt vào nhau. Thời tiết mưa rét càng khiến cho việc di chuyển của các phương tiện thêm khó khăn. Đứng trên bục chỉ huy điều khiển giao thông là Thượng sỹ Nguyễn Châu Linh với bộ áo mưa phản quang nổi bật cùng những hiệu lệnh chỉ huy dứt khoát. Hỗ trợ cho Thượng sỹ Linh là Thiếu úy Nguyễn Hải Anh cùng tổ công tác với 3 CSCĐ được tăng cường từ Trung đoàn CSCĐ, CATP Hà Nội. Tiếng còi chỉ huy giao thông mạnh mẽ, đanh gọn chốc chốc lại vang lên từ Thượng sỹ Linh khiến cho dòng phương tiện đi, dừng nhịp nhàng. Nút thắt giao thông dần được gỡ rối. Dẫu phải di chuyển chậm, song không có cảnh chen lấn giữa các phương tiện.
Dù đã được cầu Nhật Tân "chia lửa", song trên tuyến đường Phạm Văn Đồng xuôi về cầu Thăng Long vẫn chật cứng các loại phương tiện. Trong những ngày cuối tuần vừa qua, lượng ô tô, xe máy ra vào thành phố tăng đột biến. "Sau khi dồn lực lượng tham gia bảo vệ giao thông phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chúng tôi tiếp tục huy động 100% quân số chống ùn tắc, đảm bảo ATGT cho người dân đi lại dịp cuối năm được an toàn, thuận tiện. Tất cả CBCS trong đơn vị trong gần nửa tháng qua gần như bám mặt đường 24/24h. Những lúc cao điểm, anh em còn không có thời gian về đơn vị ăn cơm mà đều làm gối ca khép kín thời gian" - Trung tá Nguyễn Văn Thành, Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho hay.
Lửa thử vàng gian nan thử sức
Chiều muộn, đứng dưới cơn mưa với cái lạnh căm căm, tổ công tác của Đội CSGT số 4 gồm Trung úy Mai Đức Hiếu, Thiếu úy Phùng Tuấn Anh, Thiếu úy Lương Trọng Toàn làm nhiệm vụ tại ngã tư Minh Khai - Đại La vẫn tất bật phân luồng, chỉ huy giao thông. Cả 3 chiến sỹ này đều vừa trở về đơn vị sau 8 ngày được tăng cường cho Đội Tuần tra dẫn đoàn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Dù đã gần 10 ngày chưa về gia đình, song trước tình hình giao thông căng thẳng trong những ngày cuối năm, cả 3 đều vui vẻ ở lại và ra ứng trực tại các điểm "nóng" để phân luồng, chống ùn tắc.
Trung tá Lê Văn Hoan, Đội trưởng Đội CSGT số 4 nhận xét: "Trong những ngày này, dường như tất cả các phương tiện đều đổ hết ra ngoài đường. Thời tiết thì khắc nghiệt, làm việc với áp lực và cường độ quá lớn nên một số CBCS đã bị ốm. Song anh em trong đơn vị vẫn cố gắng đứng chốt phân luồng với khẩu hiệu "đường chưa thông thoáng chưa rời vị trí".
Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường, Đội phó Đội CSGT số 2 thông tin, CBCS trong đơn vị 6h đã có mặt tại vị trí và phân luồng, chỉ huy giao thông đến 22h đêm. Khung giờ làm việc là vậy, song trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, gần như ở các tuyến đường trọng điểm, CBCS phải phân luồng đến 23h hoặc hơn mới trở về đơn vị. Vất vả là vậy, nhưng tất cả CBCS đều quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thiếu tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, khám nghiệm điều tra TNGT đánh giá: "Đã thành quy luật, càng đến những ngày cuối năm áp lực về giao thông đổ lên vai CSGT càng lớn. Nhiều tuyến đường vẫn đang thi công dang dở, cộng với đó là hoạt động đi lại, mua sắm của người dân cũng gia tăng càng khiến cho nguy cơ ùn tắc dễ xảy ra.
Để đảm bảo ATGT phục vụ cho người dân đi lại an toàn trong những ngày cuối năm, Phòng CSGT tiếp tục thực hiện nghiêm Mệnh lệnh 01 của Giám đốc CATP Hà Nội; huy động 100% CBCS phối hợp chặt chẽ với các lực lượng CSCĐ, CSTT, CAP... tham gia tổng lực trong việc phân luồng, đảm bảo ATGT trên khắp thành phố. Trọng tâm trước mắt là không để ùn tắc kéo dài trên các tuyến đường nội đô, kế đó là đảm bảo tuyệt đối ATGT ở những trục đường huyết mạch ra vào thành phố, đặc biệt là tại bến xe, nhà ga.
Cùng với CSGT không thể không nhắc đến sự cố gắng, vất vả của các lực lượng phối hợp từ CSCĐ, CSTT, CAP... đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại. Phòng CSGT cũng mong người dân hiểu, chia sẻ những áp lực với CSGT, các lực lượng làm nhiệm vụ bằng cách chấp hành Luật Giao thông, sự hướng dẫn, phân luồng của CSGT... để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân và người khác".
Theo_An ninh thủ đô
Rơi nước mắt với điều ước Tết của 'Bà mẹ tám tuổi' tại Tây Ninh Tết của em là những ước mơ thật giản đơn: là có cơm ăn, là có áo mới, là ba về với ba chị em, là sức khỏe của bà, là nụ cười trên di ảnh của mẹ. ước lớn nhất của Thanh Thanh là sau này trở thành họa sĩ. Những hôm bà trở bệnh, Thanh Thanh phải nghỉ học để chăm...