Điều tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến bạn bị bắt giữ ở nước ngoài
Sự đa dạng của các quốc gia – một lần nữa, thể hiện qua những điều luật vô cùng phong phú mà bạn chưa từng nghe tới.
Bạn có thể bị bắt chỉ vì… sưu tầm vỏ sò trên bờ biển Thái Lan.
Thu thập vỏ sò trên bãi biển ở Thái Lan
Bạn có thể bị bắt chỉ vì… sưu tầm vỏ sò trên bờ biển Thái Lan. Bạn cũng không được phép mang tài nguyên này của Thái Lan ra khỏi lãnh thổ kể cả khi trả tiền. Dường như những mặt hàng này chỉ được bán cho khách địa phương.
Một nhóm du khách Nga từng đến cửa hàng địa phương và mua vỏ sò trang trí về, cuối cùng lại bị cảnh sát bắt giam và suýt đối diện với hình phạt trong tù. Những cô gái này đã phải chịu phạt tiền 2000 USD/người để không phải chịu 1 năm trong nhà giam chỉ vì…mua vỏ sò.
Ở Thái Lan, không chỉ bị cấm thu thập vỏ sò, ốc, du khách cũng không được cho cá ăn khi đang trải nghiệm cảm giác lặn dưới biển sâu. “Tội danh” này có thể khiến bạn bị phạt 1 năm tù nếu vi phạm.
Ví dụ, một cô gái đã bị bắt giam sau khi cố gắng cho những chú cá đủ sắc màu ăn để được chụp ảnh cùng chúng. May mắn thay, nhờ sự can thiệp của những người bạn giỏi ngoại giao của mình, cô đã được thả về nhưng vẫn phải trả một số tiền phạt đáng kể.
Mang theo tú lơ khơ
Ở Việt Nam, mang theo bao nhiêu tú lơ khơ là tùy ở bạn và chắc rằng không gây ảnh hưởng gì, nhưng tại Thái Lan thì khác. Một điều luật được ban hành năm 1935: nếu bạn mang theo trên 120 lá bài, bạn có thể bị…tống tù.
Video đang HOT
Ở Thái Lan, nếu bạn mang theo trên 120 lá bài, bạn có thể bị…tống tù.
Như vậy, mang bên người trên 2 bộ bài tú lơ khơ được coi là bất hợp pháp theo như chính quyền địa phương. Bạn có thể bị tình nghi là đối tượng tổ chức cờ bạc nếu như vi phạm điều luật này.
Chửi thề ở Úc
Hãy kiểm soát bản thân hơn một chút khi đi du lịch Úc, nếu “văng tục” với người dân bản địa thậm chí chỉ là đùa giỡn, bạn có thể bị bắt. Ở Queensland và Victoria, chửi thề ở nơi công cộng có thể khiến bạn ngồi tù đến 6 tháng.
Bắt trộm wifi người khác ở Singapore
Bạn nên cẩn trọng khi bắt wifi ở nơi công cộng khi đến Singapore. Đừng vội mừng nếu bắt được wifi miễn phí “trên trời rơi xuống”, nếu bạn chưa thông báo và xin phép chủ nhân wifi này, theo điều luật địa phương, bạn bị coi là một “hacker” tấn công mạng di động của họ. Sự xâm phạm này có thể “tống tù” bạn tới 3 năm.
Mang theo một số loại thuốc và không mang chứng minh nhân dân khi ở Nhật Bản
Khi đến xứ sở mặt trời mọc xinh đẹp, hãy luôn nhớ mang theo giấy tờ tùy thân. Nếu một cảnh sát chặn bạn lại và không thấy một giấy tờ tùy thân nào của bạn, người ta có thể giam giữ bạn tạm thời trong vòng 23 ngày.
Bạn cũng nên cẩn trọng khi mang theo thuốc thang bên người. Hãy đọc kĩ các chất bị cấm mang theo ở đây, một số chất có thể bắt gặp chỉ đơn giản trong thuốc cảm cúm thông thường. Nếu muốn mang theo thuốc cần nghiên cứu kĩ danh sách các chất bị cấm này để không gặp rắc rối ở cửa hải quan Nhật Bản.
Ăn bánh làm từ hạt hoa anh túc và bay đến Dubai
Hoa anh túc nghe có vẻ hơi “nghiêm trọng” nhưng “Poppy cake” – loại bánh ngọt làm từ hạt hoa anh túc – vẫn là một loại bánh phổ biến ở nhiều quốc gia.
Do được xử lý nghiêm ngặt nên loại hạt này không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng nếu bạn chỉ cần ăn rơi vãi và để lại hạt trên quần áo, giống như một du khách Thụy Điển ăn bánh poppy ở sân bay Hearthrow khi đến các vương quốc Ả Rập thống nhất, bạn có thể đối mặt với lệnh bắt giam.
“Dab” ở Ả Rập Saudi
Đây vốn là đất nước của những điều lệ hà khắc. Kiểu tạo dáng dab nổi tiếng (như hình ảnh dưới) bị chính quyền ở đây coi là hậu quả của việc…sử dụng chất kích thích. Nghe thì hơi quá, nhưng sự thật là đã có một ca sĩ của chính đất nước này bị bắt chỉ vì thực hiện điệu nhảy rất bình thường này của thế giới.
Kiểu tạo dáng dab nổi tiếng bị chính quyền ở đây coi là hậu quả của việc…sử dụng chất kích thích.
Bên cạnh đó, đất nước này còn có một điều luật lạ thường khác : nếu bạn du lịch đến Ả Rập Saudi vào ngày lễ Ramadan, bạn sẽ bị cấm không được ăn uống ở những nơi công cộng.
Sang Mỹ, hãy cẩn thận khi cho người ăn xin hoặc nhổ nước bọt
Người dân ở Lauderdale, Florida rất nghiêm túc suy xét việc bố thí người ăn xin sau khi chính quyền ban bổ một điều luật về vấn đề này. Một giáo sĩ 90 tuổi ở nhà thờ địa phương bị giam 2 tháng chỉ vì… nấu ăn và bố thí cho những người ăn xin trong vùng. Vì vậy, nếu đến nơi này và muốn bày tỏ lòng thương cảm đến những người khốn khổ, bạn vẫn phải được sự cho phép đặc biệt từ chính quyền địa phương.
Một luật lệ khác ở thị trấn Lackland, Mỹ ban bổ từ năm 1944, người ta sẽ bị bắt nếu khạc nhổ ở nơi công cộng. Một người Mỹ trẻ, tuy không biết về luật này, nhưng vẫn chịu hình phạt trong nhà giam chỉ vì một lần khạc nhổ vô ý thức trên đường.
Theo vov.vn
Giấy phép ăn xin gây tranh cãi ở Thuỵ Điển
Quy định mới của thành phố Eskilstuna (Thụy Điển) buộc những người ăn xin phải có giấy phép trước khi xin tiền nếu không muốn bị phạt.
Người ăn xin ở Thụy Điển Reuters
Cụ thể, người xin cấp phép phải xuất trình căn cước hợp lệ và điền vào đơn trực tuyến hoặc nộp tại đồn cảnh sát. Mức phí dành cho mỗi tờ giấy phép là 250 krona (khoảng 600 nghìn đồng) và có giá trị 3 tháng. Hành động xin tiền khi không có giấy phép sẽ bị phạt tới 4.000 krona (gần 10 triệu đồng), The Telegraphhôm 5.8 đưa tin.
Uỷ viên hội đồng thành phố Jimmy Jansson cho biết quy định này có hiệu lực vào ngày 1.8 vừa qua, sau gần một năm trì hoãn vì tranh cãi.
Những người chỉ trích chương trình lập luận rằng yêu cầu mới góp phần hợp pháp hoá việc ăn xin và làm những người cơ nhỡ thêm khó khăn.
Đại diện tổ chức từ thiện Stadsmission, ông Tomas Lindroos, chỉ ra rủi ro các nhóm tội phạm có thể "giúp" những người ăn xin trả tiền xin giấy phép và tống tiền họ sau đó.
Tuy nhiên, uỷ viên Jansson nói cách tiếp cận của hội đồng là đúng đắn. Quy định này không làm những người cơ nhỡ thêm khó khăn mà "giúp họ tiếp xúc dễ dàng hơn với chính quyền và các dịch vụ xã hội".
Tính đến nay đã có 8 đơn xin giấy phép được nhận, 3 người ăn xin không phép bị cảnh sát chuyển đi. Một vài người cố gắng tránh luật mới bằng cách bán quả việt quất.
Mặc dù việc ăn xin bị cấm từ tháng 12.2018 ở một số thành phố của Thụy Điển, nhưng chính quyền vẫn đang vất vả xử lý tình trạng ăn xin ngày càng tăng. Thành phố Eskilstuna là nơi đầu tiên đưa ra mô hình cấp giấy phép ăn xin.
Theo thanhnien
Thái Lan phạt tiền lẫn án tù với người ăn xin Thái Lan vừa công bố luật kiểm soát ăn xin mới. Theo đó, những người ăn xin có thể đối mặt với án tù 1 tháng và mức phạt tối đa 10.000 Baht (khoảng 312 USD). Người ăn xin ở Thái Lan sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng. (Ảnh minh họa: Chiangrai Times) Luật dự kiến sẽ có hiệu lực 90...