Điều Triều Tiên còn thiếu để chế tạo tên lửa đạn đạo
Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa ngày 7.2 vừa qua nhưng công nghệ của nước này vẫn thiếu một yếu tố then chốt để sản xuất tên lửa đạn đạo tân tiến.
Tên lửa Taepodong-3 của Triều Tiên với tầm bắn ước đạt 13.000km.
Tên lửa đạn đạo là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.
Tên lửa đạn đạo có 3 giai đoạn chính: giai đoạn phóng, giai đoạn giữa và giai đoạn tấn công mục tiêu. Ở giai đoạn tấn công mục tiêu, tên lửa đạn đạo lao với vận tốc từ 1 đến 4km/giây.
Video đang HOT
Tên lửa Trident II SLBM phóng từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Ngày 7.2 vừa qua, Triều Tiên phóng thành công lên quỹ đạo vệ tinh quan sát Trái đất. Tuy nhiên, phương Tây bác bỏ tuyên bố này và khẳng định đây là hành động ngụy tạo để thử tên lửa đạn đạo.
Phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm xa mang được đầu đạn hạt nhân như Triều Tiên mong mỏi là không hề dễ dàng. Công nghệ rất phức tạp và cần thử nhiều lần để thu được kết quả cuối cùng.
Việc Triều Tiên liên tục phóng vệ tinh chính là một cách rất tốt để cung cấp dữ liệu giá trị nhằm phát triển tên lửa đạn đạo trong tương lai, theo đánh giá được 38 North, một tổ chức thống kê số liệu thuộc ở Đại học John Hopkins công bố.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa MX Peacekeeper của Mỹ đang được phóng thử nghiệm.
“Dù phóng vệ tinh thất bại nhưng kinh nghiệm thu được là rất đáng giá”, kĩ sư hàng không John Schilling chia sẻ. Ông cho biết điều quan trọng nhất trong tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên chưa đạt được là công nghệ quay trở lại khí quyển.
Chỉ cần phát triển được một phần công nghệ để tên lửa quay trở lại khí quyển thì tên lửa đẩy vệ tinh có thể trở thành tên lửa đạn đạo, theo nhà nghiên cứu Triều Tiên Hong Hyeon-ik khẳng định. Tên lửa của Triều Tiên muốn quay trở lại bầu khí quyển phải chịu được nhiệt độ cao khoảng từ 6000 độ C đến 7000 độ C khi tên lửa lao với tốc độ hơn 25.000km/giờ.
Một điểm then chốt nữa mà Triều Tiên hướng tới để sản xuất thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có đầu đạn hạt nhân là thu nhỏ được loại vũ khí này để gắn trên tên lửa. Bình Nhưỡng từng tuyên bố hồi tháng 5.2015 rằng nước này đã thành công khi thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tuy nhiên quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ý hoài nghi.
“Đánh giá của chúng tôi về chương trình hạt nhân của Triều Tiên không thay đổi”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Patrick Ventrell tuyên bố. “Chúng tôi tin rằng Triều Tiên không sở hữu công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân như Bình Nhưỡng khẳng định. Tuy nhiên, ông Patrick cho biết Triều Tiên đang phát triển nhiều thế hệ tên lửa tầm xa khác nhau, kể cả tên lửa đạn đạo và điều này chắc chắn gây hại cho các nước đồng minh và chính nước Mỹ.
Tầm bắn của tên lửa tầm xa Triều Tiên.
Dù chính phủ Mỹ phủ nhận khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên nhưng tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc nghĩ rằng Triều Tiên đủ sức làm chủ công nghệ này. Tuyên bố được ông đưa ra từ tháng 10.2014.
Đầu đạn hạt nhân ngoài kích thước nhỏ để gắn trên tên lửa cần đủ bền bỉ để chịu đựng sức nóng trên tên lửa đạn đạo khi thực hiện cú “quay ngược lại khí quyển” khiến nhiệt độ tăng vọt 7.000 độ C.
Jeffrey Lewis, chuyên gia vũ khí cho biết câu hỏi lớn hiện nay là khả năng tin cậy và độ chính xác của tên lửa Triều Tiên. Ông là giám đốc của Chương trình Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Đông Á thuộc Trung tâm nghiên cứu James Martin.
Theo Danviet