Điều trị viêm tai giữa tái diễn ở trẻ
Thống kê cho thấy 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Bệnh gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ
Viêm tai giữa là hiện tượng niêm mạc tai giữa bị tăng tiết, tai giữa chứa dịch. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, và thường xuyên bị đi bị lại. Thống kê cho thấy 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn.
Viêm tai giữa tái diễn khiến trẻ ăn kém, ngủ kém, gầy sút cân, quấy khóc nhiều; làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ và bố mẹ. Viêm tai giữa tái diễn có thể gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ, khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.
Vậy viêm tai giữa tái diễn là gì, cách phòng tránh và điều trị ra sao?.
Viêm tai giữa tái diễn là gì?
Viêm tai giữa được gọi là viêm tai giữa tái diễn khi có tần suất từ 3 đợt khác nhau trong vòng 6 tháng, hoặc từ 4 đợt trở lên trong vòng 12 tháng.
Người ta cho rằng nguyên nhân gây viêm tai giữa tái diễn có thể do những tổn thương sớm của vòi nhĩ hoặc tai giữa, hay do các yếu tố về mặt giải phẫu, di truyền khiến trẻ dễ mắc viêm tai giữa hơn; hoặc kết hợp các yếu tố trên.
Phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn
Điều trị viêm tai giữa tái diễn không khó, tuy nhiên đòi hỏi phải kiên trì và tuân thủ điều trị, có trường hợp phải kéo dài hàng tháng và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sỹ.
Các biện pháp dự phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn bao gồm:
- Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa (ví dụ: phơi nhiễm với khói thuốc lá)
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể giúp trẻ có miễn dịch đầy đủ, với những trẻ dưới 12 tháng, khi cho bú nên để trẻ nằm nghiêng, tránh sặc lên mũi, có thể dẫn đến viêm tai giữa vì giai đoạn này đường thông giữa họng và tai giữa rộng và ngắn.
- Dùng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Can thiệp phẫu thật trong trường hợp cần thiết (nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí)
Video đang HOT
Các biện pháp can thiệp này được thực hiện theo mô hình bậc thang, bắt đầu bằng việc xác định yếu tố thuận lợi, cảnh báo bố mẹ trẻ về giữ sức khỏe cho trẻ, không cho trẻ đến chố đông người…; sau đó tới biện pháp dùng kháng sinh dự phòng và/hoặc phẫu thuật.
Những biện pháp can thiệp gồm loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển, thay đổi thói quen của bố mẹ trẻ (như không cho trẻ đi chơi khuya, đến chỗ đông người, phát hiện những thực phẩm trẻ bị dị ứng…) có thể được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên do tỉ lệ viêm tai giữa giảm một cách đáng kể sau 2 tuổi.
Những biện pháp can thiệp kế tiếp: kháng sinh dự phòng, nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí) được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi (việc nghe rõ rất quan trọng đối với quá trình học nghe-nói của trẻ), nhất là những trẻ bị viêm tai giữa sớm (dưới 6 tháng tuổi).
- Nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là khi các yếu tố này không thể thay đổi (ví dụ: mùa trong năm, lớp học có đông trẻ …)
- Trẻ có các bệnh lý gây thuận lợi cho viêm tai giữa tái diễn: VA quá phát, cơ địa dị ứng…
- Trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ.
MỘT SỐ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Điều trị kháng sinh dự phòng
Khi viêm tai giữa có tần suất 3 lần hoặc hơn trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 12 tháng; hoặc bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhiều anh chị em; bác sĩ sẽ chỉ định dung kháng sinh dự phòng.
Ưu điểm của biện pháp này là giúp dự phòng viêm tai giữa tái diễn, giảm số đợt viêm tai giữa từ 20-50% và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm là các tác dụng không mong muốn của kháng sinh và nguy cơ phát triển hệ vi khuẩn kháng thuốc tại chỗ.
Nạo VA
Bác sĩ sẽ chỉ định nạo V.A cho trẻ khi V.A quá phát gây viêm tai giữa tái diễn từ 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trở lên trong vòng 12 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa (lưu ý phải là phác đồ đúng).
Cách này có ưu điểm là góp phần phục hồi chức năng vòi tai do giải phóng cản trở cơ học là V.A. Nhược điểm là các nguy cơ của phẫu thuật như dị ứng, thậm chí sốc phản vệ, tử vong do thuốc, chảy máu và nhiễm trùng.
Đặt ống thông khí
Thường sau khi nạo V.A từ 6 – 12 tháng mà trẻ vẫn tồn tại bệnh viêm tai giữa với tần suất 3 lần trong 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng12 tháng; hoặc vẫn xuất hiện viêm tai giữa cấp trong thời gian dùng kháng sinh dự phòng; hoặc phải ngừng dùng kháng sinh dự phòng do có các tác dụng phụ hay trẻ bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh; lúc này bác sĩ sẽ cho đặt ống thông khí.
Ống thông khí sẽ giúp bệnh nhi cân bằng áp lực tai giữa với môi trường, cải thiện sức nghe của trẻ, giảm số lần viêm tai giữa.
Tuy nhiên, việc đặt ống thông khí cũng khiến cho trẻ phải đối mặt với các nguy cơ của phẫu thuật như: Dị ứng, phản vệ thuốc gây tê/gây mê, nguy cơ rách màng nhĩ, dị vật tai giữa do ống, tổn thương thành trong hòm nhĩ, chảy máu hoặc nhiễm trùng… Trẻ cũng có thể bị các biến chứng như: vôi hóa màng nhĩ, bất sản màng nhĩ cục bộ và cholesteatoma.
Do vậy, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định đặt ống thông khí cho trẻ bị viêm tai giữa tái diễn./.
Bỏ túi các mẹo giúp trẻ bớt quấy khóc vì khó chịu khi mọc răng
Với những bí quyết này, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều trong thời kỳ mọc răng, từ đó bố mẹ cũng sẽ khỏe hơn nhiều khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này.
Khi được 6-7 tháng tuổi, thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên. Trong giai đoạn này, trẻ thường quấy khóc vì đau, lợi thì sưng, bị sốt, bỏ bú... và có lẽ tồi tệ nhất là vào ban đêm khi trẻ khó chịu, không ngủ được nên quấy khóc, kéo theo đó là những đêm mất ngủ cho cả nhà.
Trong giai đoạn mọc răng này, nướu của trẻ sẽ bị sưng, gây đau và chảy nước dãi, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, để giai đoạn này trở nên dễ dàng và thoải mái hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là biết cách làm thế nào để giảm đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là 8 cách mà bố mẹ có thể tham khảo để làm được điều đó:
Vào ban đêm, mọc răng khiến trẻ khó chịu, không ngủ được nên quấy khóc, kéo theo đó là những đêm mất ngủ cho cả nhà.
1. Gây tê cho nướu
Hiện nay có nhiều loại kem và gel bôi nướu giúp giảm bớt những cơn đau cho bé vì chúng có thể mang đến tác dụng gây tê. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên lạm dụng, dùng nhiều và đặc biệt lưu ý không bôi trước khi ăn vì chúng cũng có thể gây tê lưỡi, khiến bé khó nuốt thức ăn.
2. Dùng thuốc giảm đau
Nếu như bé có vẻ cực kì khó chịu và đau thì bố mẹ có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng chỉ nên cho bé dùng đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, thuốc này chỉ nên sử dụng cho bé trên 2 tháng tuổi và để chắc chắn nhất thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận về liều lượng nên cho bé dùng. Đây cũng là cách không nên lạm dụng.
3. Luôn giữ cho bé được mát mẻ
Một triệu chứng thường gặp khi bé mọc răng là má ửng đỏ và một vài phụ huynh cho rằng đó là do nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho điều này cả. Tuy nhiên, điều bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái (nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ là 16-20 độ C). Chỉ dùng chăn mỏng nhẹ cho trẻ và dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
Điều bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái.
4. Xoa dịu cả phần mông cho bé
Không chỉ có má mà trong thời gian mọc răng, mông của bé cũng có thể bị rộp hoặc tấy đỏ vì trẻ có xu hướng đi phân lỏng nhiều hơn. Nguyên nhân được cho là do trẻ nuốt nhiều nước dãi hơn trong thời kỳ này. Vì vậy, bố mẹ đừng quên phần này để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Để làm dịu thì bố mẹ có thể bôi kem chống hăm.
5. Sử dụng đồ chơi dành cho trẻ mọc răng
Những món đồ chơi này có thể là những chiếc vòng cao su hoặc các món đồ khác, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của bé. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su để cho bé thư giãn. Tuy nhiên cần lưu ý là nên cất những đồ chơi này đi khi cho trẻ đi ngủ vì chúng có thể gây sao nhãng cho trẻ, khiến trẻ quên hoặc không muốn ngủ.
Những đồ chơi được thiết kế an toàn để bé gặm, nhai có thể giúp bé bớt khó chịu.
6. Mát xa nướu
Đầu tiên, rửa sạch ngón tay hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé để giúp giảm cảm giác khó chịu. Mẹ cũng có thể bôi một ít vaseline quanh miệng cho trẻ vào giờ ngủ để tránh cảm giác đau vào giữa đêm gây ra bởi chảy nước dãi.
7. Đánh lạc hướng
Hãy thử đánh lạc hướng sự khó chịu của bé bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ với những bài hát nhẹ nhàng, trò chuyện hoặc bế và âu yếm.
8. Giữ bình tĩnh, mọi việc sẽ qua thôi
Thật khó khăn khi nghĩ tới việc bạn vừa rèn thói quen ngủ cho bé thành công thì giai đoạn mọc răng này lại đến và phá vỡ mọi nỗ lực của bạn, và bạn sẽ phải làm lại một lần nữa. Nhưng hãy nhớ rằng vì bạn đã từng làm được thì dù có phải làm lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm lại được. Hãy luôn bình tĩnh, từ từ giải quyết mọi vấn đề và giai đoạn này cũng sẽ sớm qua thôi.
Những thói quen hàng ngày nhiều người mắc dễ gây ung thư vú Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư vú nhưng căn bệnh này lại bắt nguồn từ một vài thói quen trong sinh hoạt thường ngày. Thói quen hàng ngày dễ gây ung thư vú Ảnh minh họa Tự ý dùng thuốc nội tiết kéo dài Hiện nay, rất...