Điều trị viêm gan bằng Đông Y
Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài thuốc điều trị rất có hiệu quả. Các bài thuốc có tác dụng tăng cường chức năng gan
Bài thuốc Đông Y có tác dụng tăng cường chức năng gan, duy trì chức năng gan ở trạng thái bình thường.
Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài thuốc chữa rất có hiệu quả. Các bài thuốc Đông Y có tác dụng tăng cường chức năng gan, duy trì chức năng gan ở trạng thái bình thường.
Quan niệm bệnh viêm gan trong Đông y
Các bệnh viêm gan được Đông Y gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da). Theo Y văn, hoàng đản nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can, sinh ra mắt vàng, mặt vàng rồi đến toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu được sẽ làm cho càng ngày càng ăn kém, gan càng ngày càng to.
Đông y có những bài thuốc điều trị bệnh viêm gan rất hiệu quả
Điều trị theo thể bệnh
Viêm gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp ( viêm gan siêu vi, viêm gan nhiễm độc); sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ăn.
Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể. Một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:
Thể can nhiệt tỳ thấp:
Viêm gan có vàng da kéo dài. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền12g, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can uất tỳ hư, khí trệ:
Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạn sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Video đang HOT
Bài 3: Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can âm bị thương tổn:
Người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: Sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm: Sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu mất ngủ gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g. Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn rất hiệu quả.
Thể khí trệ huyết ứ:
Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa là sơ can lý khí hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: Kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng cường chức năng gan, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông Y thế hệ 2 được phát triển dựa trên bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, có dạng bào chế thuận tiện và hiệu quả đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Dị ứng thời tiết, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.
Dị ứng thời tiết, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở trên não giúp cho cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ. Nhưng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Có thể chia dị ứng thời tiết ra làm hai loại: Dị ứng thời tiết nóng và Dị ứng thời tiết lạnh.
Dị ứng thời tiết nóng: vào mùa hè, trong những ngày nắng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này làm cho bệnh cảnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.
Dị ứng thời tiết lạnh: vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C, không khí hanh khô làm làn da trở nên thô ráp hoặc những ngày mưa ẩm ướt đều có thể thúc đẩy dị ứng thời tiết xuất hiện.
Cách phòng ngừa
Ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng.
Không hút thuốc, hạn chế lượng thức uống có cồn, và hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, chó mèo vì đó là những dị nguyên thường gặp cho bệnh dị ứng.
Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ ấm khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng, đặc biệt lưu ý vào những thời điểm giao mùa.
Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.
Tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe
Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt.
Nên dự trữ sẵn một số thuốc chống dị ứng thời tiết để uống thuốc ngay khi có biểu hiện nhẹ. Khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất.
Có thể bổ sung các loại vitamin Ba, B6, B12 để dự phòng đau đầu do dị ứng thời tiết.
Các biện pháp điều trị
Chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc Tây Y
Dị ứng thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Một số nhóm thuốc cần dùng có thể kể đến như:
Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ hay triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc kháng sinh Histamin thế hệ 1 hoặc 2. Sử dụng thuốc vô cùng đơn giản, chỉ sau 30 phút đến 1 tiếng các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Nên uống thuốc đến khi bệnh dứt điểm hẳn.
Đối với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc bệnh nặng mà biểu hiện là phù mạch thì sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc Prednisolone. Đây là loại thuốc Corticoide được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp phòng ngừa và điều trị bệnh.
Loại thuốc được bán nhiều trên thị trường, tuy nhiên người bệnh cần uống theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ và sai thuốc.
Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin cho những trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine hoặc dùng doxepin kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp mề đay nặng.
Prednisolone được chỉ định điều trị khi có phù mạch, mề đay.
Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế diễn tiến kéo dài của bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc, những lưu ý trong sinh hoạt giúp ích cho việc giảm nặng triệu chứng của bệnh và tránh kéo dài các phản ứng.
Điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc Đông Y
Trong Đông Y, dị ứng thời tiết được chia làm hai loại: Phong hàn ( nổi mề đay khi thời tiết lạnh), và phong nhiệt ( nổi mề đay khi khí hậu khô nóng). Ở mỗi điều kiện thời tiết, do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến bệnh. Việc chữa trị phải dựa trên bài thuốc có tác dụng trừ tà, chống dị ứng, an thần và tiêu độc.
Bài thuốc giải độc:
Bao gồm thành phần: Hồng hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân cành và một số thảo dược khác.
Tác dụng: giúp thanh nhiệt, thải độc mát gan, chống dị ứng như tiêu viêm, trị mề đay, mẩn ngứa.
Bài thuốc bổ thận giải độc
Thành phần: bách bộ, cành sung, tơ hồng xanh, hoàng kỳ...
Chức năng: bổ thận, dưỡng huyết, giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh
Bài thuốc phòng và chữa bệnh
Thành phần: Xuyên khung, diệp hạ châu, xích đồng, hồng hoa, phòng phong, cúc tần, ngải cứu...
Tác dụng: Bổ gan, hoạt huyết, thông mật, giải độc...có tác dụng điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa và các chứng bệnh do gan như viêm túi mật, vàng da, nước tiểu đậm, viêm gan do virut...
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh dị ứng thời tiết ngay tại nhà
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể rất tốt, do vậy bạn có thể sử dụng nước uống trà xanh tươi ngày 1 -2 lần để loại bỏ độc tố gây dị ứng ra ngoài cơ thể.
Chanh tươi và mật ong chữa dị ứng thời tiết
Trong chanh có một lượng lớn Vitamin C, có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi các tác nhân gây dị ứng thời tiết ra ngoài.
Cách dùng: Nửa quả chanh vắt vào cốc nước ấm với 2 thìa mật ong khuấy đều. Nên uống vào mỗi buổi sáng để thanh lọc cơ thể.
Mật ong
Mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết.
Pha mật ong vào nước ấm có tác dụng thải độc và tốt cho sức khỏe. Cần uống hàng ngày, mỗi ngày 1 - 2 lần. Nếu được kết hợp mật ong với chanh, gừng hoặc quất ...thì càng hiệu quả hơn.
Theo thoidai
Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị hiệu quả Bệnh thủy đậu là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không chữa trị cẩn thận nó sẽ để lại hậu quả là những biến chứng khó lường như: viêm phổi, viêm não ... Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị hiệu quả Bệnh thủy đậu do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào...