Điều trị và ngăn ngừa rạn da
Thật khó để chúng ta có thể tìm được một người phụ nữ không có bất kỳ vết rạn da nào. Thế nên, nếu bạn sở hữu vòng 2 với những vết rạn chằng chịt, bạn cũng đừng quá tự ti về bản thân mình.
Với một vài giải pháp ngăn ngừa và điều trị rạn da dưới đây, có thể đây sẽ không còn là vấn đề đối với bạn!
1. Nguyên nhân gây rạn da
Nói một cách dễ hiểu nhất, khi làn da của bạn không thể theo kịp với tốc độ tăng trưởng của cơ thể, nó sẽ khiến da căng và gây rạn da.
Cụ thể hơn, việc tăng cân, đặc biệt tăng cân nhanh chóng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các vết rạn xuất hiện. Mặt khác, việc giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm cho vết rạn da xuất hiện nổi bật hơn trên cơ thể của bạn.
Cùng với đó, các vết rạn da cũng thường xuyên xuất hiện trên phụ nữ mang thai, người ở tuổi dậy thì. Các nguyên nhân khác được biết đến của tình trạng này bao gồm các rối loạn nội tiết và việc sử dụng thuốc steroid. Và tất nhiên, di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong việc xuất hiện rạn da.
Thông thường, các vết rạn da phổ biến nhất có thể được tìm thấy trên các bộ phận như bụng, đùi, mông, hông, ngực và cánh tay.
2. Nên điều trị rạn da sớm
Nếu muốn loại bỏ các vết rạn, tốt nhất bạn nên áp dụng các giải pháp điều trị ngay khi chúng mới hình thành, khi chúng có màu hơi tím. Một khi vết rạn da chuyển sang màu trắng, quá trình điều trị có thể mất đến vài tháng mà không mang đến hiệu quả cao như ban đầu.
3. Áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ
Trước hết, các bạn cần biết rằng phương pháp điều trị tại chỗ có thể sẽ chỉ mang đến hiệu lực phần nào. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn nên thử.
Các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho vết rạn da là vitamin C, retinoids và axit trái cây. Cụ thể hơn, các loại kem Tretinoin (Retin-A), adapalene (Differin) và tazarotene (Tazorac) có thể hữu ích cho các vết rạn da dưới sáu tuần tuổi. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng nếu đang mang thai hoặc cho con bú.
4. Phương pháp điều trị Laser
Cho dù bạn đang gặp phải những vết rạn da mới hay cũ, điều trị bằng laser đều có thể mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều này lại khá tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.
Video đang HOT
Với những vết rạn da mới xuất hiện, điều trị bằng laser có thể giúp cải thiện màu sắc tối ưu. Cụ thể hơn, điều trị Laser với bước sóng 585nm hoặc tia laser YAG có bước sóng dài 1064nm có thể cải thiện sự xuất hiện của các vết rạn da trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần.
Với những vết rạn lâu ngày, chúng thường khó có thể điều trị hơn. Bạn sẽ cần đến phương pháp điều trị laser excimer có bước sóng 308nm. Những tia laser này có thể kích thích sản xuất collagen và elastin, giúp các vết rạn mờ dần.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để điều trị bằng laser, bạn cần cân nhắc thật kỹ. Trong trường hợp không may chọn phải địa chỉ kém chất lượng, việc điều trị bằng laser có khả năng dẫn đến sẹo và rạn da tồi tệ hơn.
5. Điều trị siêu mài mòn da (microdermabrasion)
Đây không chỉ là giải pháp giúp loại bỏ nếp nhăn và nhược điểm trên da, Microdermabrasion cũng có thể được sử dụng để điều trị các vết rạn. Microdermabrasion hoạt động bằng cách nhẹ nhàng loại bỏ các lớp trên cùng của da để thúc đẩy sự phát triển của da khỏe hơn.
Để phòng ngừa rạn da, bạn hãy sử dụng kem có chứa bơ ca cao, vitamin E hoặc axit glycolic. Ngoài ra, khi da được dưỡng ẩm thường xuyên, có đủ độ ẩm cần thiết, tình trạng rạn da cũng sẽ được giảm thiểu rõ rệt. Cùng với đó, bạn hãy chú ý hơn đến việc kiểm soát cân nặng của mình để tránh tình trạng tăng cân quá mức trong thời gian ngắn.
Cuối cùng, một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vết rạn da. Do đó, hãy xin tư vấn của bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn nhé
Theo KNLĐ
Vết rạn da khi mang thai sẽ mờ dần và biến mất với 9 bí quyết này
Vết rạn da sẽ hình thành ở tầng giữa của tế bào hạ bì và có màu hồng, đỏ hoặc tía. Theo thời gian, các màu sắc này sẽ mờ dần thành vệt màu trắng nhạt hoặc xám.
Chanh có tác dụng làm sáng những vết rạn da vẫn còn màu đỏ hoặc nâu, và cả những vùng da tối màu, giúp làn da trẻ trung và sáng trong hơn. Đặc biệt, chanh không gây ra hiệu ứng phụ nào với làn da.
Cách 1: Nước cốt chanh
Thành phần: Chanh và nước ấm.
Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước. Thoa nước cốt chanh lên vùng da rạn theo vòng tròn. Để trong 10 phút. Nếu da bạn thuộc dạng nhạy cảm hoặc khô, bạn nên thêm một ít nước vào nước cốt chanh. Cuối cùng, rửa sạch bằng nước ấm. Làm khoảng 2-3 lần mỗi tuần cho đến khi vùng rạn da biến mất.
Lưu ý: Chanh xanh có hiệu quả nhanh hơn chanh vàng.
Cách 2: Nước cốt chanh và nước ép dưa chuột
Thành phần: Nước cốt chanh, nước ép dưa chuột, nước âm ấm.
Thực hiện: Lấy một lượng tương đương nước cốt chanh và nước ép dưa chuột cho vào một bát nhỏ. Khuấy đều và thoa hỗn hợp lên vùng da rạn (dùng tay hoặc tăm bông). Để vài phút cho hỗn hợp khô trên da, sau đó rửa sạch bằng nước âm ấm. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên áp dụng công thức này thường xuyên.
Cách 3: Nước cốt chanh và bơ ca cao
Thành phần: 2 thìa canh nước cốt chanh, 113g bơ ca cao, nước.
Thực hiện: Vắt nước cốt chanh vào bơ ca cao. Trộn hỗn hợp thật đều rồi thoa lên vùng ra rạn. Chà xát theo chuyển động tròn để bơ lan đều vùng da rạn. Để khô trong vào phút, sau đó rửa sạch bằng nước. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với người sở hữu da nhạy cảm hoặc da khô.
Cách 4: Nước cốt chanh, đường và dầu hạnh nhân
Thành phần: 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê dầu hạnh nhân,
Thực hiện: Vắt nước cốt chanh vào một bát nhỏ, cho đường và dầu hạnh nhân vào. Trộn thật đều tay, sau đó chà xát hỗn hợp lên vùng da rạn trong ít nhất 10 phút. Thực hiện phương pháp này hàng ngày trước khi đi tắm, liên tục trong vòng 1 tháng.
Cách 5: Nước cốt chanh với dầu ô liu và dầu vitamin E
Thành phần: 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa cà phê dầu ô liu, 1 thìa cà phê dầu vitamin E.
Thực hiện: Cho 2 loại dầu vào một bát nhỏ, vắt nước cốt chanh vào và khuấy đều. Thoa hỗn hợp lên vùng da rạn và để khô trong vài phút, sau đó lau sạch. Thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trong ít nhất 1 tháng.
Cách 6: Nước cốt chanh và gel lô hội
Thành phần: Nước cốt chanh, gel hoặc nước ép lô hội.
Thực hiện: Cho nước cốt chanh và lô hội vào trong bát, khuấy đều và thoa lên vùng da rạn. Để khô trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước và vổ nhẹ cho khô da. Bạn có thể thay lô hội bằng dầu ô liu. Thực hiện thường xuyên cho đến khi vết rạn biến mất.
Cách 7: Nước cốt chanh và baking soda (thuốc muối)
Thành phần: 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, 2-3 thìa canh baking soda, nước âm ấm.
Thực hiện: Vắt nước cốt chanh vào một bát nhỏ, cho một lượng vừa đủ baking soda vào. Trộn đều để tạo hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng da rạn. Để khô trong vài phút. Sau đó, lấy một tấm vải sạch để lau sạch hỗn hợp này khỏi da. Bạn có thể thêm nghệ vào trong hỗn hợp này để tăng hiệu quả. Thực hiện thường xuyên.
Cách 8: Nước cốt chanh, nghệ và nghệ tây (saffron)
Thành phần: Nước cốt chanh, bột nghệ, nghệ tây
Thực hiện: Trộn đều hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng da rạn, đặc biệt là vùng bụng. Để vài phút, sau đó rửa sạch với nước rồi vổ nhẹ lên da cho khô. Thực hiện hàng ngày.
Cách 9: Chanh và mật ong
Thực hiện: Lấy một lượng vừa đủ mật ong hữu cơ nguyên chất cho vào một bát nhỏ, vắt vài giọt chanh. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên vùng da rạn. Để vài phút để làn da hấp thụ hoàn toàn vitamin C, chất dưỡng ẩm và các hợp chất hữu ích khác. Thực hiện hàng ngày trong vài tuần.
Lưu ý:
- Tránh tiếp xúc ánh nắng tại vùng da rạn.
- Phụ nữ mang thai có thể thoa kem có chứa chiết xuất chanh để ngăn ngừa rạn da.
Theo Kenhphunu
Những lưu ý khi dùng dầu dừa để ngăn ngừa rạn da Ngăn ngừa rạn da bằng dầu dừa là phương pháp rất được các mẹ bầu ưa chuộng, không chỉ mang đến hiệu quả cao, mà còn an toàn cho sức khỏe thai nhi, không gây dị ứng và tiết kiệm chi phí. Muốn sử dụng dầu dừa để ngăn ngừa rạn da hiệu quả và phát huy tối đa công dụng của loại...