Điều trị trúng đích mang lại kết quả tối ưu
Chấn thương, dưới bất kỳ hình thức nào đều là cơn ác mộng của các vận động viên chuyên nghiệp. Hãy cùng lắng nghe một vận động viên hàng đầu người Singapore chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách cô tìm ra phương pháp điều trị phù hợp giúp cô hồi phục nhanh chóng.
Vận động viên thể hình Chew Feng Yi hồi phục sau chấn thương.
Chew Feng Yi (Singapore) là một vận động viên vô địch thế giới với bề dày thành tích thể thao đáng khâm phục.
Tháng 3 năm 2015, Feng Yi – 28 tuổi – đã trở thành nữ vận động viên đầu tiên của Singapore phá vỡ ba kỷ lục cử tạ thế giới (GPA) ở cả ba nội dung squat, bench press và deadlift.
Feng Yi bắt đầu yêu thích thể thao khi còn đang ngồi học trên ghế nhà trường trung học. Từ đó, niềm đam mê này tiếp tục tạo cho cô động lực luyện tập, vượt qua những giới hạn của chính mình. Là một vận động viên đa tài, Feng Yi tham dự rất nhiều các cuộc thi khác nhau trong khu vực, bao gồm cả CrossFit và cử tạ.
Trở ngại bất ngờ
Tuy nhiên, chấn thương là một phần không thể tránh khỏi trong sự nghiệp của một vận động viên. Từ một cơn đau âm ỉ ở vai phải vào năm 2011, vấn đề dần dần trở nên nghiêm trọng. Phim chụp cộng hưởng từ cho thấy Feng Yi bị rách gờ trên trước và sau (SLAP) vai phải.
Rách SLAP xảy ra khi có chấn thương ở phần sụn trong ổ khớp vai. Phần sụn này gọi là gờ, thường có chức năng làm vững khớp vai, và cũng là nơi có gắn rất nhiều dây chằng vai.
Rách SLAP có thể xảy theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trật khớp vai hay ngã đè lên cánh tay. Đây là loại chấn thương vận động viên thường gặp phải, đặc biệt là trong những môn thể thao yêu cầu phải thường xuyên đưa tay cao quá đầu như ở bộ môn cử tạ chuyên nghiệp.
Trong trường hợp của Feng Yi, cô tin rằng chấn thương rách gờ vai của cô là do vai liên tục bị kéo giãn khi cô theo chế độ tập luyện CrossFit. Chấn thương này làm cô thấy đau khi chuyển động vai hay khi nâng đồ vật, khiến cô không thể theo được chế độ luyện tập thường xuyên.
Tìm cách điều trị
Video đang HOT
Khi Feng Yi nhận ra phẫu thuật vai là điều không thể tránh khỏi, ưu tiên đầu tiên của cô là chọn đúng bác sỹ phẫu thuật, người thấu hiểu điều mà một vận động viên cần. Khi được một người bạn giới thiệu bác sỹ Kevin Lee, cô đã tìm hiểu cặn kẽ và biết rằng cô đã tìm ra đúng người.
“Tôi quyết định tới gặp bác sỹ Lee vì tôi biết rằng ông đã điều trị cho nhiều vận động viên cũng như hiểu được điều gì là quan trọng đối với họ. Ưu tiên hàng đầu của tôi là quay trở lại thi đấu và càng sớm càng tốt. Một số bác sỹ phẫu thuật không hiểu được điều này có thể điều trị quá mạnh tay và điều này có thể dẫn tới việc vai sẽ cử động hạn chế sau khi phẫu thuật,” Feng Yi giải thích.
Sau lần khám đầu, bác sỹ Lee đã tư vấn phương pháp phẫu thuật nội soi khớp cho trường hợp của Feng Yi. Đây là thủ thuật nội soi khớp để sửa gờ vai trên trước và sau. Trong thủ thuật này, gờ vai bị tổn thương sẽ được sửa qua những lỗ nội soi, thường đường kính mỗi lỗ không quá 5 mm. Kính soi khớp – một camera mini- được đưa vào vị trí tổn thương qua các lỗ nội soi và những hình ảnh thu được sẽ cho phép chỉnh sửa lại gờ vai một cách chính xác.
Theo bác sỹ Lee, phương pháp phẫu thuật này có những ưu điểm nổi trội so với phương pháp mổ mở thông thường.
“Rách SLAP xảy ra khá thường với các vận động viên. Nội soi mổ rách SLAP là thủ thuật làm trong ngày, rất nhanh. Phương pháp này cũng giúp giảm tối thiểu sự đau đớn và giúp phục hồi nhanh chóng,” ông cho biết. “Vận động viên thường rất tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ và tập trung vào việc hồi phục sau chấn thương, điều này giúp phục hồi nhanh hơn,” bác sỹ Lee cho biết thêm.
Bác sĩ Kevin Lee – Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã điều trị thành công cho bệnh nhân Chew Feng Yi, hiện đang công tác tại Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore.
Tập trung hồi phục sau chấn thương
Chỉ vài tuần sau khi bác sỹ Lee thực hiện thủ thuật nội soi vá SLAP vào tháng 6 năm 2012 – một thủ thuật được Feng Yi gọi là “nhanh như cắt” – cơn đau đã hoàn toàn biến mất. Feng Yi rất hài lòng với việc phẫu thuật không để lại sẹo trên vai, cô rất vui khi khoe cho chúng tôi thấy khi phỏng vấn.
“Nhìn này, bạn thậm chí không nhìn ra chút sẹo nào!”
Feng Yi quyết tâm theo đuổi liệu trình vật lý trị liệu một cách chăm chỉ và có thể quay lại tập cử tạ chỉ một tháng sau phẫu thuật.
“Tôi thực sự ấn tượng với các y tá, mọi quy trình đều rất chuyên nghiệp,” cô chia sẻ.
Với bác sỹ Lee, tin Feng Yi đạt thành tích cao trong năm 2015 là một điều rất đáng mừng khi bản thân ông đã đóng góp một phần vào việc giúp cô đạt được thành tích.
Tìm hiểu thêm về bệnh viện Mount Elizabeth Singapore: https://www.mountelizabeth.com.sg/vi
Đăng ký để được tư vấn ngay hôm nay: http://bit.ly/2NIul4d
Văn phòng đại diện tại TP.HCM
Phòng 224, tầng 2, số 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM
Hotline: 84 903949702
Email: parkwaymrchcm@vnn.vn
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 – 112 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 84 1243083637
Theo Dân trí
Sử dụng VR giúp giảm chứng sợ độ cao
Một nhóm nghiên cứu ở Pháp đã ứng dụng các phương pháp điều trị dựa trên VR và kết luận sử dụng VR có khả năng làm giảm chứng sợ độ cao và các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Ảnh: AFP RELAXNEWS
Theo đó, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà tâm lý học và các chuyên gia công nghệ thông tin đã khảo sát trên 100 tình nguyện viên. Trong đó, một nửa được ứng dụng điều trị VR, nửa còn lại thì không.
Các tình nguyện viên đều được đeo kính bảo hộ và găng tay xúc giác, di chuyển xung quanh một sàn ảo 3D có giao diện như trên tầng cao của một tòa nhà văn phòng.
Chương trình kéo dài 30 phút và nhiệm vụ của người tham gia bao gồm vượt qua cây cầu gai, cứu con mèo bị mắc kẹt trên cây, thực hiện các nhiệm vụ ở bên rìa mép ban công, và cưỡi cá voi bay.
Kết quả sau một vài phiên thực nghiệm đã vượt mức mong đợi của nhóm nghiên cứu khi hơn 3/4 số người tham gia điều trị VR đã giảm ít nhất một nửa mức độ sợ hãi về độ cao.
Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã thiết lập một huấn luyện viên ảo trong VR để hướng dẫn mọi người, giúp họ từng bước vượt qua nỗi sợ hãi mà không cần sự hiện diện của một nhà trị liệu thực tế.
Phương pháp này còn có thể giảm chi phí đáng kể cho những người không có khả năng tiếp cận các bác sĩ chuyên khoa."
Daniel Freeman, trưởng khoa tâm thần của Đại học Oxford, nhận xét: "Ngoài chứng sợ độ cao, các phương pháp VR còn có khả năng điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Việc áp dụng VR trong điều trị các hội chứng ám ảnh sẽ rất phù hợp vì nó mang đến trí tưởng tượng phong phú và tính chất giải trí giúp bệnh nhân sớm lấy lại tinh thần."
Được biết, theo tạp chí y khoa The Lancet Psychiatry, cứ 5 người thì có 1 người sợ độ cao. Hội chứng này còn là một trong những ám ảnh phổ biến nhất của con người mà hầu như không bao giờ được chú trọng điều trị.
CAO CƯỜNG
Theo tuoitre.vn
Con gái 15 tháng tuổi nôn ói uể oải, bố mẹ đinh ninh con bị nhiễm trùng tai đến khi bác sỹ kết luận mắc bệnh trung niên Một đứa trẻ 15 tháng tuổi lại mắc phải căn bệnh mà chỉ thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 50. Đó là trường hợp vô cùng hy hữu của cô bé Harlow đến từ California (Mỹ). Dù mới 15 tháng tuổi nhưng cô bé Harlow đang phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư buồng trứng, thường chỉ xuất...