Điều trị trẻ mắc COVID-19 tại nhà, phụ huynh nhất định phải nhớ những điều này
Các phụ huynh cần ghi nhớ những điều này khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà.
Ths. Nguyễn Đình Tỉnh, Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y tế Công Cộng nêu 4 bước cần lưu ý với phụ huynh khi điều trị trẻ em à F0 tại nhà.
Bước 1: Báo cho y tế địa phương. Trẻ em là đối tượng khác biệt so với người lớn, một số trẻ dưới 3 tháng, trẻ có bệnh lý nền nên được theo dõi tại cơ sở y tế. Việc phân luồng sắp xếp sẽ do y tế địa phương phụ trách.
Bước 2: Kết nối với đội ngũ bác sĩ hỗ trợ F0. Trẻ em khác biệt người lớn vì không thể phản ánh chính xác tình trạng của mình, các triệu chứng thay đổi từng ngày, nhiều phụ huynh chưa có kinh nghiệm trong việc theo dõi trẻ, nên cần sự hướng dẫn và hỗ trợ của các bác sĩ, tránh bỏ sót những dấu hiệu nặng của bệnh, cũng như hạn chế sự lo lắng quá mức của gia đình.
Một bé trai mắc COVID-19 nặng tại Khoa COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. (Ảnh: Vietnamnet)
Bước 3: Chuẩn bị phòng, người chăm sóc cho trẻ. Vì trẻ có khoảng thời gian ít nhất 2 tuần ở trong phòng, trong nhà nên cần đảm bảo trẻ sẽ có thể có đủ đồ chơi, không gian vận động thoải mái.
Khi trẻ ốm phải chú ý đến tâm lý của trẻ, tạo không khí thoải mái, vui vẻ, hạn chế những căng thẳng, stress, lo lắng cho các con.
Bước 4: Chuẩn bị thuốc và các vật dụng cần thiết cho chăm sóc trẻ.
- Thuốc hạ sốt: Bình thường các đợt ốm trước bé dùng hạ sốt gì thì đợt này dùng loại hạ sốt đó, theo đúng cân nặng của con. Với trẻ khó uống thuốc nên chuẩn bị thêm thuốc hạ sốt đặt hậu môn để dùng trong trường hợp trẻ không uống được.
- Thuốc ho thảo dược và thuốc ho long đờm: Chọn 1 loại thảo dược và 1 loại thuốc long đờm tây y. Thời gian đầu trẻ ho thì sử dụng thuốc ho thảo dược trước.
- Các dung dịch xịt mũi, vệ sinh mũi họng. Mục đích sử dụng là vệ sinh mũi họng cho trẻ, giảm sự khó chịu cho trẻ, giảm nguy cơ bội nhiễm.
- Các thuốc tăng sức đề kháng và các vitamin. Mục đích hỗ trợ trong quá trình điều trị. Trẻ lớn: thuốc vitamin nhóm B, C. Trẻ nhỏ: multivitamin dạng siro. Với những trẻ ăn uống, dinh dưỡng tốt, không mệt nhiều thì không quá cần thiết phải sử dụng vitamin. Phụ huynh không sử dụng quá nhiều loại vitamin cùng một lúc dễ gây dư thừa và gây ra các tác dụng phụ.
Video đang HOT
- Vật dụng cần thiết: Kẹp nhiệt độ. Ưu tiên nhiệt kế điện tử kẹp nách. Nếu không có dùng nhiệt kế thủy ngân kẹp nách. Máy đo SpO2 theo lứa tuổi (nếu có điều kiện, không bắt buộc).
Chăm sóc trẻ thế nào?
Ths. Nguyễn Đình Tỉnh lưu ý, đảm bảo vấn đề dinh dưỡng cho trẻ là vấn đề hàng đầu cần quan tâm. Theo đó, cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa, lựa chọn thực phẩm lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng. Ngoài ra, gia đình cần đảm bảo bù đủ nước điện giải cho trẻ trong trường hợp trẻ có sốt cao liên tục. Trẻ lớn, trẻ hợp tác thì bổ sung oresol, một số nước hoa quả. Trẻ trong độ tuổi bú mẹ thì cho bú mẹ nhiều hơn.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng và khoảng thời gian; mặc quần áo thoáng, bỏ bỉm khi trẻ sốt.
Các phụ huynh cần vệ sinh mũi hàng ngày, mũi sạch sẽ thì trẻ sẽ đỡ ngạt, đỡ ho, đỡ quấy và bú dễ dàng hơn; vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Cần theo dõi những dấu hiệu gì?
Các bậc phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ ngày 2 lần, khi sốt; ghi lại diễn biến thời gian dùng hạ sốt, nhiệt độ khi sốt, liều lượng thuốc hạ sốt. Người lớn cần theo dõi nhịp thở của trẻ khi ngủ 2 – 3 lần/ngày (ghi lại); theo dõi SpO2 ngày 2 lần (nếu có máy). Đồng thời, quan sát trẻ ăn, trẻ chơi xem có dấu hiệu gì bất thường không.
Những dẫu hiệu cần báo với nhân viên y tế
- Trẻ sốt cao liên tục> 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt (dùng hạ sốt sau khoảng 1 – 2 giờ nhiệt độ không giảm); sốt cao quá 48 giờ; mệt nhiều, ăn/uống/ bú kém hơn.
- Trẻ thở nhanh: Trẻ 60 lần/phút; 2 – 11 tháng:> 50 lần/phút; 1 – 5 tuổi:> 40 lần/phút;> 5 tuổi:> 30 lần/phút; SpO2
Ths. Nguyễn Đình Tỉnh cũng lưu ý, thuốc kháng sinh, chống viêm không có chỉ định với COVID-19 mức độ nhẹ, không bội nhiễm. Các bậc phụ huynh chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Hiện chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với COVID-19 dùng cho trẻ dưới 12 tuổi tại nhà, nên vấn đề chăm sóc, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh lưu ý không chủ quan với các dấu hiệu bất thường của bệnh. Việc theo dõi sát sao hàng ngày và thông tin đến các bác sĩ giúp phát hiện sớm những trường hợp chuyển nặng.
Tất cả những hướng dẫn của các bác sĩ đều theo sát hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Với các thuốc xách tay, các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được cấp phép, thuốc không có trong khuyến cáo điều trị của Bộ Y tế Việt Nam thì các bậc phụ huynh không sử dụng.
'Đỏ mặt' vì lời khiếm nhã, lộ ảnh 'nóng' khi dạy và học online: Cần nghiêm túc từ suy nghĩ tới màn hình!
Khi làm việc và học tập trực tuyến chúng ta cũng cần học cách xử lý các tình huống phát sinh làm sao thấu tình đạt lý.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến việc học hành và làm việc trực tuyến (online) được coi như một giải pháp tình thế. Thế nhưng, điều này nhiều khi cũng gây ra những tình huống bi hài gây bối bối cho nhiều người.
Những tình huống bi hài khi online
Trong thời gian học sinh tạm nghỉ tránh dịch, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương chủ động và linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, bám sát chương trình đã tinh giản.
Do đây là hình thức học mới, phải sử dụng các thiết bị công nghệ, phần mềm nên không ít học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên gặp khó khăn.
Ở nhiều gia đình đã xảy ra các tình huống "dở khóc dở cười" khi con học online. Do không gian sống nhỏ hẹp, nhiều học sinh không có góc học tập riêng nên khi học online, mọi sinh hoạt của gia đình đều thu vào camera.
Thường gặp nhất là việc người thân của các em đi qua đi lại trong trang phục thoải mái ở nhà, thậm chí có ông bố còn mặc mỗi chiếc quần cộc đứng xem cô giảng bài rồi vẫy tay chào khiến cô phải đỏ mặt.
Ví dụ như tình huống xảy đến với cô Huế (một giáo viên trường tư thục tại Hà Nội), bình thường khi giảng bài cô sẽ yêu cầu học sinh tắt mic, khi cô yêu cầu em nào phát biểu thì em đó mới mở mic.
Tuy nhiên, cũng có em quên tắt mic khiến bao nhiêu bình phẩm "vô duyên" của phụ huynh trong nhà cô giáo đều phải nghe như: "Cô giáo mày à, béo nhỉ?"; "Cô giáo trông lùn lùn thì phải"; Cô mặc cái áo hoa như bà già"....
Cô giáo lộ ảnh "nóng" khi đang tập huấn
Hay mới đây một tai nạn hi hữu xảy ra với một giáo viên ở Sơn La trong buổi tập huấn trực tuyến sử dụng sách giáo khoa lớp 6. Nữ giáo viên nghĩ mình đã tắt camera nên vô tình đã để lộ hình ảnh "nóng" của cá nhân ngay truyên sóng trực tiếp.
Sau sự cố này, nữ giáo viên này đã bị đình chỉ công tác để xác minh, kiểm điểm và xem xét xử lý.
Văn hóa làm việc trực tuyến
Thực tế, có rất nhiều trường hợp người làm việc, học tập trực tuyến vô tư ăn uống, nói chuyện riêng hoặc có trang phục không phù hợp như "trên áo sơ mi, dưới lại quần đùi". Đến khi phải bật camera trao đổi thì mới tá hỏa sợ "lộ" phần nhạy cảm.
Những âm thanh hỗn tạp như tiếng chó sủa, tiếng nhạc xập xình hay thậm chí là tiếng cãi lộn từ bên ngoài vọng vào các buổi online cũng vô cùng phổ biến.
Tất cả những điều này đặt ra vấn đề về văn hóa trong môi trường học tập và làm việc theo hình thức online hiện nay.
Học tập và làm việc online cũng cần trang phục nghiêm túc.
Theo chuyên gia Lê Thị Loan (Học viện Quản lý giáo dục), trước khi học tập và làm việc trực tuyến mỗi người đều phải xác định mục tiêu học tập và làm việc nghiêm túc, tích cực khi tham gia.
"Người tham gia nên lựa chọn không gian riêng, phù hợp để không bị gián đoạn trong quá trình làm việc, nhất là tránh để hình ảnh những người thân hay những âm thanh trong sinh hoạt gia đình vô tình lọt vào. Kể cả việc học ở nhà cũng cần nghiêm túc, có không gian riêng.
Trang phục khi tham gia học tập và làm việc trực tuyến cũn phải lịch sự, gọn gàng vì như họp hành online đôi khi cần bật webcam để quan sát và tương tác tốt hơn", cô Loan cho hay.
Ngoài ra, văn hóa trong giờ học tập và làm việc trực tuyến cũng cần là những chuẩn mực, có giá trị riêng giúp những người tham gia có suy nghĩ và hành động nghiêm túc, tốt đẹp.
Chỉ khi chúng ta nghiêm túc từ suy nghĩ thì mới có những hành động nghiêm túc. Điều đó giúp chúng ta có tinh thần, thái độ học tập chủ động, sáng tạo khi học tập cũng như làm việc trực tuyến.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần học cách xử lý các tình huống phát sinh trong các giờ làm việc trực tuyến.
"Làm việc trực tuyến phải xác định luôn sự nghiêm túc, khách quan. Tôi không đồng ý việc đang làm việc trực tuyến nhưng lại tắt camera với mục đích để "làm việc riêng" để sau đó lộ ảnh nóng. Trong trường hợp này, cần cả văn hóa xử lý các tình huống phát sinh.
Ví như trường hợp cô giáo ở sơn La, cả lớp tập huấn là đồng nghiệp, nếu phát hiện sự việc cô giáo bị lộ hình ảnh nóng thì chỉ cần tắt đi, nhắc nhở cho giáo viên đó biết chứ nếu ngồi xem quay video hay chụp hình ảnh để tố nhau thì dưới định kiến cô giáo khó mà vượt qua những sang chấn tâm lý. Việc làm của cô là sai nhưng làm sao thấu tình đạt lý để cô có cơ hội sửa sai mới là nhân văn", chuyên gia Lê Thị Loan cho biết.
Đột ngột bị chuyển công tác ngay đầu năm học, 2 cô giáo chủ nhiệm gửi đơn 'kêu cứu' Hàng loạt phụ huynh, học sinh cùng giáo viên Trường THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân, TP Hải Phòng vừa có đơn gửi cơ quan chức năng phản đối quyết định điều chuyển công tác đột ngột 2 giáo viên chủ nhiệm khi năm học mới vừa bắt đầu được ít ngày. Hai nữ giáo viên của Trường THCS Ngô Quyền, TP Hải...