Điều trị thành công 14/16 ca nhiễm, phác đồ điều trị virus corona của Việt Nam có gì đặc biệt?
Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh do virus corona chủng mới (Covid-19). Tới nay, đã có 14/16 bệnh nhân được điều trị thành công.
Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đến thời điểm này, dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19. Ngành y tế Việt Nam đã điều trị thành công cho 14/16 ca dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Cũng theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong số các ca bệnh nhân được điều trị thành công có trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh nền như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường và từng cắt phổi do ung thư. Các bệnh nhân còn lại đang có sức khỏe tiến triển tốt và sẽ sớm được ra viện trong những ngày tới.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết để ứng phó với dịch bệnh, hệ thống khám chữa bệnh, ngành y tế đã họp ngay Hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Với căn bệnh này, thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết. Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện.
“Ngay sau khi điều trị khỏi cho 3 bệnh nhân ra viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị một lần nữa, đưa ra những chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện đại nhất. Có thể nói đối phó với dịch Covid-19, chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới”, PGS Khuê nhận định.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chúc mừng 2 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Ảnh: Dân trí
Video đang HOT
Trường hợp cháu bé 3 tháng tuổi được Bệnh viện Nhi Trung ương tích cực điều trị, không sốt, không ho, bú mẹ tốt, tình trạng sức khỏe ổn định. Kết quả xét nghiệm đã một lần âm tính. Nếu tiếp tục theo phác đồ điều trị, kết quả xét nghiệm âm tính tiếp, bé sẽ được ra viện sớm. Cả 16 bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam đều tiến triển tốt, nhiều ca đã khỏi bệnh và chắc chắn không có trường hợp nào tử vong.
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, việc phân tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện của Bộ Y tế như hiện nay là hợp lý, hiệu quả. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm về công tác phòng, chống dịch bệnh. Với những bệnh nhân có triệu chứng không nặng, chưa diễn biến nặng nên ở tuyến tỉnh điều trị. Tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã giữ bệnh nhân điều trị tại tỉnh, Vĩnh Phúc điều trị bệnh nhân tại tuyến huyện với sự hỗ trợ của bác sĩ tuyến trên và đã thành công khi điều trị khỏi cho bệnh nhân.
Ông Khuê cũng cho biết theo thông tin từ phía Trung Quốc, đã có hàng ngàn cán bộ y tế nhiễm bệnh và có ca tử vong. Đến giờ phút này chưa có thầy thuốc nào tại Việt Nam bị nhiễm COVID-19.
“Đối với bệnh truyền nhiễm, nguyên tắc số 1 là phải cách ly thật tốt. Đối với đại dịch này, đặc biệt trong khu vực bệnh viện, phải đảm bảo nguyên tắc tuyệt đối cách ly nguồn bệnh. Do vậy, khi tiếp nhận người bệnh (có thể là người bệnh nghi ngờ, có thể dương tính nhẹ, hay nặng) ở tất cả khu vực này, khi người bệnh bắt đầu bước chân vào, bệnh viện phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc cách ly của Bộ Y tế”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói thêm.
Liên quan tới những băn khoăn của người dân về khả năng lây nhiễm bệnh tiềm tàng của những bệnh nhân Covid-19 trở về cộng đồng sau khi được công bố khỏi bệnh, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, về nguyên tắc, khi bệnh nhân đã hết virus, nghĩa là hệ miễn dịch của bệnh nhân đã đủ mạnh để làm sạch virus, thì họ sẽ không có nguy cơ phát tán virus, nghĩa là không có nguy cơ lây lan cộng đồng.
Tuy nhiên, vì cộng đồng vẫn có sự lo ngại, e dè nhất định, nên các bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh, sẽ được giữ lại ở bệnh viện để chăm sóc, theo dõi thêm một thời gian. Những trường hợp khỏi bệnh đã trở về cộng đồng cũng liên tục được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Bảo Lâm
Theo vietQ
Hạn chế dùng máy lạnh để phòng virus corona
Các cơ sở lao động được Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo hạn chế sử dụng máy lạnh hoặc quạt hơi nước làm mát trong thời điểm có dịch Covid-19.
Sở Y tế TP.HCM vừa ra khuyến cáo về việc phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại nơi làm việc.
Văn bản được gửi tới Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố; Trung tâm Y tế quận, huyện.
Theo đó, nhằm chủ động phòng, chống và hạn chế mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, Sở Y tế đề nghị các đơn vị khuyến cáo cơ sở lao động hạn chế sử dụng máy lạnh hoặc quạt hơi nước làm mát trong thời điểm có dịch Covid-19.
Các cơ sở lao động cũng được yêu cầu đảm bảo xà phòng, nước rửa tay cho người lao động. Người lao động cần chủ động nghỉ làm, báo cáo cho người quản lý hoặc nhân viên y tế và đi khám bệnh khi có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi. Đồng thời, nếu cơ sở lao động xuất hiện nhiều người có triệu chứng viêm hô hấp cần báo cáo ngay cho ngành y tế địa phương để giám sát, xử lý kịp thời.
Lãnh đạo quận Bình Tân giám sát cơ sở y tế trong phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Q.H.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, virus corona sẽ suy yếu ở nhiệt độ ấm áp, nhất là trên 25 độ C. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TP.HCM và các địa phương có khí hậu nóng khác sẽ không có nguy cơ.
Người dân có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus như tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh, hạn chế bật điều hòa có nhiệt độ dưới 25 độ C, nhà cửa nên mở cửa thông thoáng.
Cùng nhận định về vấn đề này, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, cho biết trong một nghiên cứu năm 2011 về khả năng sống của virus SARS, ngoài môi trường, người ta cho thấy virus khô trên bề mặt nhẵn giữ được khả năng tồn tại trong hơn 5 ngày ở nhiệt độ 22-25 độ C, độ ẩm 40-50% (đây là môi trường phòng máy lạnh).
Tuy nhiên, khả năng sống của virus bị giảm nhanh chóng ở nhiệt độ và độ ẩm cao hơn (ví dụ, 38 độ C và độ ẩm trên 95% làm khả năng sống của virus giảm hơn 1.000 lần).
Theo Zing
Bé 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Phúc sắp được ra viện Với tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, sau khi xét nghiệm cho kết quả âm tính với Covid 19, dự kiến cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm Covid -19 sẽ sớm được ra viện. Thăm khám bệnh nhân Covid-19 tại huyện Bình Xuyên (Tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 17/2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết,...