Điều trị sẹo từ thiên nhiên
Sẹo là kết quả trực tiếp của những tổng thương trên bề mặt da như bị xé rách, bị bỏng hoặc bị thủng. Tuy không nguy hiểm về tính mạng nhưng sẹo lại gây ra sự mất thẩm mỹ cho bạn.
Hiểu rõ cơ chế hình thành sẹo cũng như biện pháp xử lý sẹo thì bạn sẽ không quá lo lắng về nó nữa.
Các loại sẹo và nguyên nhân hình thành
Sẹo lõm viêm nhiễm: bề mặt da có nhiều hố nhỏ li ti giống như bị đâm mạnh bằng đá nhọn hoặc vật gì đó sắc và mỏng. Nguyên nhân là do mụn bọc, u nang, thủy đậu làm phá hủy lỗ chân lông và cấu trúc da.
Sẹo trắng: thường gặp ở những người trị nám, loại bỏ nốt ruồi hoặc mụn thịt bằng phương pháp đốt laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúc bề mặt da mà còn tiêu diệt hết melanin ở vùng sẹo.
Sẹo lõm chấn thương: tổn thương quá mạnh và sâu làm mất đi lớp cơ, lớp mỡ và các cấu trúc bên dưới da và cả lớp da phía trên, khiến cho lớp da mới hình thành không có lớp đệm bên dưới và lõm xuống.
Sẹo lồi: tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương trên da (nhất là ở những người có cơ địa lồi), hoặc do đường khâu của vết mổ, do chất kích thích phát triển tế bào có trong một số loại thức ăn như rau muống, dược liệu…
Rạn da: Tăng cân quá nhanh, da quá khô, hoặc tăng tiết estrogen trong thời kyd mang thai làm giằng xé và phá vỡ lớp đệm collagen & elastin, gây hình thành các vết sẹo (rạn da) ở những vùng da mỏng yếu. Ban đầu, các vết rạn có màu đỏ tía, sau chuyển sang màu trắng.
Matxa
Một trong số những lợi ích không thể phủ nhận của matxa là kích thích máu lưu thông, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Thêm vào đó, với những vùng da bị tổn thương bạn cũng nên tiến hành matxa xung quanh để kích thích lượng máu dồn về khu vực này. Từ đó giúp cho vùng da nơi đây trở nên mềm mại và các tế bào mới khỏe mạnh dễ dàng hình thành nhanh chóng, đồng nghĩa những vết sẹo thâm sẽ ít có cơ hội xuất hiện.
Khi matxa bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, trước hết hãy matxa theo chiều kim đồng hồ, sau đó theo chiều ngược lại.
Video đang HOT
Không tự ý bóc lớp da bị tổn thương
Nhiều người thường có thói quen bóc đi lớp da bị tổn thương với hi vọng lớp da mới sẽ nhanh chóng hình thành và làm giảm nguy cơ bị sẹo xấu. Thế nhưng tất cả nỗ lực này thật sai lầm và đi ngược lại với những mong muốn của bạn.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên tự ý bóc đi lớp da bị tổn thương, thay vào đó hãy đợi đến khi nó tự bong đi.
Vệ sinh vùng da bị tổn thương mỗi ngày
Vùng da bị tổn thương nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng và khi ấy việc xuất hiện những nốt sẹo xấu là điều khó tránh khỏi.
Lời khuyên dành cho bạn là nên vệ sinh vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để vùng da tổn thương nhanh chóng lành.
Tăng cường vitamin và khoáng chất cho da
Vitamin và khoáng chất là những thành phần rất quan trọng cấu tạo nên các tế bào da. Sau thời kỳ da bị tổn thương sẽ là giai đoạn da bắt đầu lên da non, tức là hình thành những tế bào da mới. Vậy nên cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho da trong giai đoạn này sẽ rất cần thiết.
Bạn có thể bổ sung những vi chất này cho da qua dạng vitamin tổng hợp viên nén hoặc đơn giản chỉ cần biết cách đa dạng hóa chế độ ăn uống với các loại rau, củ, quả cũng đủ cung cấp cho cơ thể cũng như làn da những loại vitamin thiết yếu. Đặc biệt với những loại trái cây thuộc họ cam quýt, bạn nên ưu tiên bổ sung vì hàm lượng vitamin C dồi dào trong chúng đóng vai trò chính trong quá trình đẩy nhanh làm lành các vết sẹo.
Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng
Bởi những thực phẩm này rất giàu đạm, nó tham gia tích cực vào quá trình tái tạo collagen, thành phần thiết yếu trong kết cấu của da. Vậy nên một chế độ ăn uống giàu chất đạm với những món ăn được chế biến từ thịt, cá sẽ giúp vết thương mau lành và hạn chế sự xuất hiện của sẹo.
Trị sẹo bằng nguyên liệu tự nhiên
Nước chanh
Trong thành phần của nước chanh có chứa lượng lớn axit, vì thế nó có khả năng làm sáng da và làm mờ vết sẹo hiệu quả. Hơn nữa, nước cốt chanh cũng rất lành tính nên nó thích hợp với mọi loại da và mọi đối tượng.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm nước cốt chanh rồi thoa lên da. Kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu đáng mừng. Ngoài ra, nước cốt chanh cũng được ví như loại “mỹ phẩm” có khả năng làm se khít lỗ chân lông rất hiệu quả, cho nên bạn có thể tận dụng thêm tính năng này của nó.
Cà chua
Trong trái cà chua chín mọng hội tụ đầy đủ những loại vitamin và khoáng chất đa dạng. Vì thế cà chua cũng có thể được sử dụng như một loại nguyên liệu làm đẹp và nuôi dưỡng làn da. Với những vết sẹo thâm, bạn hãy dành cho chúng một “chế độ” chăm sóc đặc biệt là dùng nước ép cà chua thoa lên khu vực này.
Tinh dầu quả hạnh
Có chứa lượng lớn vitamin E, là loại vitamin “thân thiện” với làn da, vì thế khi da bị sẹo và trong quá trình lên da non nên thường xuyên dùng loại tinh dầu này thoa lên da với mục đích tránh sẹo. Nếu không có tinh dầu quả hạnh, bạn cũng có thể thay thế bằng tinh dầu dừa hoặc tinh dầu oliu cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.
Dưa chuột
Dưa chuột rất lành tính, mang lại cảm giác thanh mát cho da, hơn nữa nó cũng được coi là “khắc tinh” của những đốm sẹo, vì thế muốn khống chế sẹo bạn hãy dùng dưa chuột cắt lát mỏng đắp lên vùng da bị sẹo mỗi lần khoảng 15 phút, những vùng da thâm sẽ sáng dần tự nhiên trở lại.
Chuối
Dùng một trái chuối chín nghiền nhuyễn đắp lên da, khoảng 5 – 7 phút sau thì vệ sinh sạch lại vùng da bằng nước lạnh.
Mật ong
Mật ong có khả năng giúp những vùng da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi, điều này đã được khoa học làm rõ. Mật ong đặc biệt phát huy tác dụng giúp rút ngắn khoảng thời gian làm lành sẹo, thậm chí nó có thể “chinh phục” cả những vết sẹo lâu ngày.
Vậy nên để xóa vết tích của sẹo, mỗi ngày bạn hãy dùng mật ong thoa lên da một vài lần.
Lòng trắng trứng
Không chỉ là nguyên liệu dùng để nuôi dưỡng làn da bị lão hóa, mà thoa trực tiếp lòng trắng trứng lên vùng da bị sẹo do mụn trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước cũng là một liệu pháp trị sẹo hoàn hảo.
Theo tintuconline
Làm gì khi bị sẹo?
Khi bị tổn thương, bạn phải xử lý vết thương càng sớm bao nhiêu thì càng hạn chế được sẹo bấy nhiêu. Dù vêt thương có nhỏ đên đâu đi nữa thì điêu chị em lo lắng nhât vân là "đê lại sẹo". Tuy nhiên, nêu biêt cách xử lý kịp thời, đúng cách và ăn uông đúng môt sô thực phâm thì chị em hoàn toàn có thê tránh được sẹo xâu.
Theo bác sĩ đông y Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), các tổn thương ít nhiều đều để lại sẹo lớn hay nhỏ, có khi là những sẹo bất thường sẹo lồi, lõm, sẹo quá phát, sẹo trắng, sẹo thâm... Sẹo lồi thường do cơ địa hoặc ảnh hưởng di truyền, tỷ lệ tái phát cao sau khi phẫu thuật loại bỏ. Một số trường hợp tuy không thuộc tạng sẹo lồi nhưng do không được mổ tốt hoặc bị sang chấn, nhiễm trùng... cũng dẫn đến sẹo lồi. Sẹo trắng làm mô da bị mất màu. Sẹo thâm là do phản ứng của tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời.
Cách xử lý khi bị sẹo
- Với những tổn thương nhẹ: Những tôn thường ngoài da như mụn trứng cá, các vết đứt tay... rât dê xử lý. Vì các vết thương này thường lành nhanh, phần da phải tái tạo không nhiều nên chị em chỉ cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối Natri Clorid là được.
Sau khi vết thương khô, chị em có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên vêt thương để thúc đẩy quá trình tái tạo da.
- Với tôn thương hở, mât da: Viêc đâu tiên chị em cân làm là giữ cho vêt thương luôn thoáng và đảm bảo vê sinh (rửa vêt thương bằng nước đun sôi, sau đó rửa lại bằng nước muôi). Nêu vêt thương có diên tích rông hoặc sâu và có biêu hiên xâu thì nên đên gặp bác sĩ đê được điêu trị thích hợp.
- Vêt thương sau phâu thuât: Trong nhiêu trường hợp, do là câp cứu nên vêt mô có thê không được đẹp. Khi đó, điêu bạn có thê làm sớm nhât cho vêt mô của mình là làm sao đê quá trình tái tạo da được nhanh chóng và không bị nhiêm trùng hoặc tôn thương nào.
Khi vết thương khô miệng hoặc cắt chỉ là lúc bạn có thể nghĩ đến việc hỗ trợ giảm sẹo đến mức thấp nhất bằng cách ăn nghệ và bôi trực tiếp lên vết thương.
- Tôn thương do bỏng: Vêt bỏng thường làm cho các cơ vùng lân cân bị co kéo lại, chính vì vây, vêt sẹo do bỏng đê lại là khủng khiêp nhât. Ngay khi bị bỏng, bạn cân dùng nước lạnh ngâm vêt bỏng trong vài phút đê làm co mạch, giảm đau và giải tỏa nhiệt tức thì.
Tuy nhiên, tránh ngâm nước quá lạnh, nêu không sẽ làm vêt bỏng trâm trọng hơn. Vết thương do bỏng cũng cân được giữ vệ sinh và thật thông thoáng. Khi vêt bỏng đã khô và đang có dâu hiêu liên da thì bạn có thê lây nước cốt nghệ tươi bôi lên vết thương đê kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng.
Những món ăn giúp tránh sẹo
Khi bị tổn thương, bạn xử lý vết thương càng sớm bao nhiêu thì càng hạn chế được sẹo bấy nhiều. Không nên ăn rau muống, rau rút... vì dễ để lại sẹo bất thường. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ cũng khuyên kiêng các loại rau này, cũng không nên dùng rượu, bia. Nên ăn các loạu rau có tính chất mát như rau ngót, các loại rau họ cải, diếp cá... để giúp vết thương chóng liền miệng. Khi da thịt đã tổn thương, cần tránh những món như cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng...
Trong dân gian lưu truyền rằng có một số món ăn cần kiêng trong quá trình hình thành sẹo, chẳng hạn món trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, thịt bò dễ gây co kéo da, hải sản, da gà hay gây ngứa... Nhưng đó chỉ là sự lưu truyền trong dân gian, chưa có cơ sở khoa học để khẳng định điều đó. Tốt nhất, khi da thịt bị tổn thương, cần luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo để chóng liền miệng.
Thịt lợn là món ăn lành nhất. Có thể chế biến thịt lợn thành những món ăn khác nhau cho đỡ ngấy và cung cấp kịp thời dinh dưỡng, giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non. Nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào. Diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Những tổn thương nhẹ như mụn trứng cá, các vết đứt tay... thường lành nhanh, phần da phải tái tạo không nhiều, chỉ cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ là được. Sau khi vết thương khô, có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên để thúc đẩy ngay quá trình tái tạo da.
Những vết thương hở, mất da cần được giữ thông thoáng và vệ sinh ngay từ đầu. Khi vết thương bắt đầu se mặt, có thể ép nước cốt nghệ tươi bôi trực tiếp lên khắp bề mặt. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, cố tránh gãi vì sự bong vảy vết thương vì có thể gây nhiễm trùng và sẹo lớn, lâu lành hơn.
Theo Đẹp
3 sai lầm khi điều trị sẹo rỗ Tìm mọi cách để xóa hết được những đốm sẹo rỗ trên mặt dù phải mất nhiều tiền bạc và dành nhiều thời gian, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và biết cách điều trị sẹo rỗ đúng cách. Dưới đây là 3 hiểu nhầm thường gặp khi điều trị sẹo rỗ. Sai lầm 1: Sẹo rỗ có thể điều trị...