Điều trị lao kháng thuốc: Một số lưu ý
Bệnh lao kháng thuốc là khi vi trùng lao trong cơ thể người bệnh kháng lại với một hay nhiều loại thuốc lao đang điều trị trong chương trình chống lao quốc gia.
Thuốc điều trị lao hàng 1 gồm có 5 loại là : Rifampicin(viết tắt là RIF hay R),Isoniazid(INH hay H),Pyrazinamide(PZA hay Z),Ethambutol(EMB hay E) và Streptomycin(SM hay S). Khi các thuốc trên bị vô hiệu vi khuẩn lao được dịp sinh sôi phát triển trong cơ thể người bệnh làm bệnh tình trầm trọng và dẫn đến những hệ quả xấu về sức khỏe, cuối cùng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tử vong.
Nhiều bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn gọi là “ lao đa kháng thuốc”, và có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là “lao siêu kháng thuốc”. Tùy theo mức độ kháng thuốc mà thầy thuốc sẽ lựa chọn phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.
Hai loại thuốc mới trị bệnh lao kháng thuốc là bedaquilin và delamanid. Tuy nhiên, đây là hai loại thuốc mới, có khá nhiều tác dụng phụ và cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ nên người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn điều trị bằng các thuốc chống lao hàng 2 khác đang được các cơ sở y tế sử dụng cho bệnh lao kháng thuốc như Kanamycin, Capreomycin, Amikacin, Ethionamide, PAS, Cycloserin, Clofazimin, Ciprofloxacine, Ofloxacin, Levofloxacin, …
Đây là các thuốc được dùng khi bệnh nhân bị kháng với thuốc lao hàng 1, hay dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ hơn và việc sử dụng thuốc cũng phức tạp hơn thuốc kháng lao hàng 1. Ngoài ra, giá thành của các thuốc kháng lao hàng 2 cũng đắt hơn rất nhiều. Vi trùng lao dễ kháng thuốc, nên điều trị lao cần dùng kết hợp nhiều thuốc, chứ không thể chỉ dùng đơn thuần một loại thuốc lao mà điều trị khỏi bệnh được.
Lưu ý khi điều trị lao nói chung, lao kháng thuốc, kháng đa thuốc: Thời gian điều trị lao kháng thuốc có thể cần kéo dài đến 24 tháng. Điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp nhiều loại thuốc lao hơn bình thường, và các thuốc lao hàng hai dùng trong điều trị lao kháng thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, quá trình điều trị lao kháng thuốc sẽ phức tạp hơn, và cần được theo dõi nhiều hơn. Lao kháng thuốc có thể điều trị khỏi nếu dùng thuốc đầy đủ, đúng cách. Mặc dù lao kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị lao thành công, nhưng tùytheo mức độ nhẹ, nặng, hay nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc mà BS sẽ lựa chọn phác đồ điều trị lao phù hợp cho bệnh nhân.
Ngoài tác dụng điều trị bệnh lao thì thuốc kháng lao có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho người dùng thuốc. Các tác dụng phụ của thuốc lao có nhiều biểu hiện tùy thuộc vào loại thuốc lao mà bệnh nhân đang uống, cũng như tùy thuộc vào cơ thể và tình trạng bệnh lý riêng của mỗi người bệnh. Các ảnh hưởng bất lợi thường gặp là gây độc gan, độc thận, rối loạn tiêu hóa, và tình trạng mẫn cảm (hay tăng phản ứng). Người bệnh cần phải được theo dõi, làm các xét nghiệm chức năng gan thận, dùng phối hợp các thuốc giải độc gan, bảo vệ gan và các thuốc nâng cao thể trạng khác.
[Infographics] Việt Nam bắt đầu bước vào con đường chấm dứt bệnh lao
Ngày 24/3 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức về dịch bệnh lao toàn cầu và nỗ lực loại trừ bệnh lao.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm chương trình chống lao Quốc gia, bệnh lao và COVID-19 có cùng điểm chung là nếu giải quyết tốt được nguồn lây thì sẽ kiểm soát, chấm dứt được bệnh tật./.
Còn khoảng 5 vạn ca mắc lao mới chưa được phát hiện Mỗi năm hệ thống y tế Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao mới nhưng vẫn còn khoảng 50.000 ca mắc mới chưa được phát hiện, báo cáo trong cộng đồng. Cả nước có 99 bệnh viện chuyên khoa đủ khả năng áp dụng hiệu quả cao các kỹ thuật mới, thuốc mới, phác đồ điều...