Điều trị huyết áp thấp bằng bài thuốc đơn giản
Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.
Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.
Gừng cũng là một trong những vị thuốc giúp tăng huyết áp
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực…
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.
Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:
Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.
Video đang HOT
Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 – 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.
Bài 3: Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.
Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.
Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
Theo Bác sĩ Thúy An
SK & ĐS
Khám phá các bài thuốc quí với sen
Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.
Toàn bộ cây sen đều có thể được dùng làm thuốc trong đông y. Hạt sen (liên nhục) có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng; tâm sen (liên tâm) có vị đắng tính hàn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao; gương sen (liên phòng) vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu tiện ra máu...; tua sen (liên tu) có vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen.
Lá sen (hà diệp) có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, đã được nghiên cứu hiện đại chứng minh có tác dụng an thần, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Công dụng mới được phát hiện của lá sen là trị béo phì, hạ cholesterol máu cao.
Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày một lá; ngó sen (ngẫu tiết) là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài... Sen có thể dùng riêng trong các toa thuốc hoặc bốc chung với một số vị khác để làm tăng dược tính:
Khó ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao: lấy từ 1,5 - 3g tâm sen pha trà uống. Cách khác, lấy lá sen, hoa hoè mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống hoặc lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.
Tiêu chảy, kiết lỵ: sen nguyên cọng chừng 60g, hai muỗng đường trắng. Cọng sen rửa sạch, sắc uống kèm với đường.
Chán ăn do suy nhược: hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thuỷ với hạt sen, dùng trong ngày.
Người nóng, nổi nhọt: hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.
Tuổi già hay uể oải trong người: củ sen tươi 100g nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều.
Băng huyết, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu: lá sen tươi 40g, rau má 12g. Sao vàng, thái nhỏ hai vị này, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Cách khác, lấy 10 ngó sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá có thể lấy nước ngó sen và nước ép củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
Rôm sẩy, ghẻ lở: lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn.
Máu hôi không ra hết sau khi sinh: lá sen sao thơm 20 - 30g tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Sốt xuất huyết: lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50 - 60g.
Giun kim: hạt sen 50g, hạt hướng dương 30g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30g, hạt cau 12g, đường phèn 20g. Xay nhỏ bốn loại hạt này rồi cho vào nồi nước 250ml, đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày ba lần, ăn trong năm ngày.
Chữa nôn: lấy 30g ngó sen sống, 3g gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày
Khi dùng sen, cần lưu ý người yếu đường ruột, rối loạn tiêu hoá mãn tính không nên dùng tâm sen bởi có tính hàn sẽ làm tình trạng sức khoẻ thêm xấu.
Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Bộ môn đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
SGTT
Hồng xiêm: Không chỉ ngon miệng, mà còn... Ngoài việc dùng quả để ăn, hầu hết các bộ phận của cây hồng xiêm đều sử dụng được để làm thuốc. Hồng xiêm là loại quả có dinh dưỡng cao và được xem là món tráng miệng lý tưởng, lúc quả chưa chín có chứa nhiều tannin nên rất chát, khi chín thì tannin được chuyển đổi hầu như hoàn toàn, chỉ...