Điều trị giải mẫn cảm – “Cứu cánh” cho trẻ bị hen
Hen phế quản 70-80% là do căn nguyên dị ứng. Bệnh dị ứng không khỏi được nhưng có thể kiểm soát được, giải pháp chủ yếu là tránh yếu tố gây dị ứng.
Theo nghiên cứu, khỏang 70-80% trẻ hen dị ứng với mạt nhà. Mạt nhà thường xuyên hiện hữu trong môi trường sống của chúng ta nên việc tránh mạt nhà là vô cùng khó khăn. Ở bệnh nhân hen phế quản, giải mẫn cảm là phương pháp điều trị được căn nguyên của bệnh.
Đây có thể nói là phương pháp đỉnh cao của ngành dị ứng. Điều trị giải mẫn cảm mạt nhà là quá trình giúp bệnh nhân dị ứng với mạt nhà dung nạp không còn dị ứng khi tiếp xúc lại. Phương pháp này trên thế giới đã áp dụng từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ.
Giải mẫn cảm được biết đến như là liệu pháp miễn dịch, có hiệu quả làm giảm, mất triệu chứng dị ứng, trong một số trường hợp thực sự điều trị được dị ứng cho trẻ. Vì vậy, nếu yếu tố kích thích hen là yếu tố dị ứng, nên cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị giải mẫn cảm cho trẻ.
Nguyên tắc điều trị
Điều trị giải mẫn cảm tạo miễn dịch với dị nguyên, làm trẻ giảm mất triệu chứng, thường kéo dài vài năm. Tiến hành bằng cách sử dụng lượng nhỏ dị nguyên tăng dần về số lượng theo thời gian. Vì điều trị giải mẫn cảm giúp cơ thể tạo nên sự dung nạp hiệu quả với dị nguyên, cuối cùng là làm giảm và thậm chí có thể làm mất đi triệu chứng dị ứng của trẻ (đặc biệt là trong hen và trong viêm mũi dị ứng)
Hen phế quản hầu hết là do căn nguyên dị ứng.
Cách tiến hành phương pháp giải mẫn cảm
Video đang HOT
Giải mẫn cảm với mạt nhà chủ yếu theo 2 đường là đường tiêm và đường dưới lưỡi. Ở trẻ em, các bác sĩ ưu tiên sử dụng đường dưới lưỡi vì dễ tuân thủ hơn.
Cách dùng: Hàng ngày xịt dị nguyên mạt nhà dưới lưỡi. Yêu cầu trẻ không được nuốt trong 2 phút.
Thời gian điều trị: Theo các nghiên cứu trên thế giới, thông thường liệu trình điều trị cần khoảng từ 2-5 năm để đạt hiệu quả.
Một số phương pháp điều trị hen khác
Điều trị kháng IgE: Kháng IgE là một phương pháp điều trị làm ngừng phản ứng dị ứng trước khi nó bắt đầu, giúp ngăn ngừa đợt hen bằng cách ngăn chặn kháng thể gây ra phản ứng. Phương pháp điều trị này được áp dụng cho bệnh nhân hen từ 12 tuổi trở lên, bị hen dị ứng trung bình đến nặng.
Phương pháp sinh học khác: Sử dụng IL5,IL4, IL13… cho các bệnh nhân hen kháng trị. Phương pháp này có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Phương pháp phẫu thuật: Gần đây, FDA của Mỹ áp dụng thiết bị y học đầu tiên sử dụng năng lượng sóng radio để điều trị hen nặng và dai dẳng. Quy trình là đặt ống sợi quang học vào phổi với một đầu truyền năng lượng điện tử trực tiếp vào đường thở, làm giãn nở đường thở. Phương pháp này có thể áp dụng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị hen nặng dai dẳng không kiểm soát được bằng thuốc.
Mối liên quan bệnh hen suyễn và đái tháo đường
Đái tháo đường và hen phế quản là 2 bệnh gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhiều người mắc đồng thời cả 2 bệnh, nhất là người cao tuổi. Việc kiểm soát tốt cả 2 bệnh để không ảnh hưởng tới nhau là điều mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý.
Có tồn tại mối quan hệ giữa đái tháo đường và hen suyễn?
Hen suyễn là tình trạng viêm và co thắt đường thở do đáp ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Người mắc bệnh hen, đường thở bị thu hẹp lại và sưng lên, có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện.
Bạn thường nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở ra và thở nông. Bệnh biểu hiện bởi các cơn ho, khó thở và nặng ngực, xen kẽ các giai đoạn thở bình thường hoặc khó thở liên tục kéo dài nếu bệnh không được kiểm soát tốt.
Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, do có thể khởi phát cơn hen.
Đái tháo đường là tình trạng đường máu cao do cơ thể thiếu hormon insulin hoặc đề kháng với insulin. Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính dẫn tới các biến chứng nhiều cơ quan như: tim mạch, thần kinh, tâm thần, thận - tiết niệu, tăng tỷ lệ tử vong nếu không kiểm soát đường huyết ổn định.
Dù cơ chế chưa được rõ, nhưng những bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém) có nguy cơ mắc hen cao hơn người khỏe mạnh. Những bệnh nhân mắc cả 2 bệnh lý này có xu hướng kiểm soát đường huyết và kiểm soát cơn hen khó hơn trường hợp chỉ mắc 1 trong 2 bệnh đó. Ngược lại cũng có những nghiên cứu chỉ ra những người mắc hen suyễn cần được chú ý hơn khi nguy cơ mắc đái tháo đường của họ cũng cao hơn người bình thường.
Có mối liên quan nữa giữa 2 bệnh này là béo phì là nguy cơ chính của đái tháo đường, nhưng cũng liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc hen suyễn. Những bệnh nhân hen suyễn kèm thừa cân có nhiều cơn hen kịch phát hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn và đáp ứng với thuốc điều trị hen cũng kém hơn.
Mối liên quan đặc biệt cần lưu ý đó là bệnh nhân hen điều trị bằng steroid lại là trở ngại lớn cho bệnh đái tháo đường. Các thuốc steroid được chỉ định ở bệnh nhân hen nhằm giảm tình trạng viêm và phù nề đường hô hấp, có vai trò trong ngăn ngừa cơn hen xuất hiện và điều trị cơn hen kịch phát.
Tuy nhiên, thuốc steroid lại có tác dụng phụ làm tăng sự đề kháng insulin, tăng đường máu, khó kiểm soát cân nặng. Ở những bệnh nhân dùng steroid dạng hít ( như fluticasone, budesonide) là những thuốc sẽ tác động tại chỗ (đường hô hấp) thường không gây ảnh hưởng toàn thân, vì vậy sẽ không gây tăng đường huyết nếu được sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi được chỉ định đúng đường dùng, liều và thời gian sử dụng, steroid giúp kiểm soát cơn hen tốt mà không gây tăng đường huyết hay mất kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Với trường hợp bệnh nhân hen nặng, tình trạng khó thở xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn. Để kiểm soát cơn hen cấp, giúp bệnh nhân tránh khỏi tình trạng nguy kịch, đe dọa đến tính mạng, có thể bác sĩ kê đơn cho người bệnh dùng steroid đường uống hoặc tiêm (như prednisolone, methylprenisolon).
Thời gian dùng đường uống thường là những đợt ngắn ngày và đường huyết cũng sẽ được theo dõi sát nếu bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường. Nếu bệnh nhân hen dùng thuốc steroid không đúng chỉ định của bác sĩ, dùng kéo dài, liều cao, sẽ dẫn đến tăng đường huyết, mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, gia tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh hen cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Vậy cần làm gì để bệnh nhân mắc hen suyễn và đái tháo đường đồng thời cùng "chung sống hòa bình"? Điều đầu tiên là kiểm soát tốt 1 trong 2 bệnh trên sẽ giúp cải thiện và không làm nặng lên tình trạng bệnh còn lại. Ngoài ra nên thực hiện các biện pháp như:
Thay đổi lối sống: giảm cân, cai thuốc lá, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đường, dầu mỡ và giàu chất xơ, vitamin. Tập thể dục điều độ, vừa sức. Stress gây mất kiểm soát đường huyết và có thể làm khởi phát cơn hen, nên hãy học cách kiểm soát tốt stress.
Giữ môi trường sống trong sạch: loại bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây kịch phát cơn hen phế quản như: dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, thức ăn).
Khám bệnh định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
10 yếu tố khiến hen phế quản ở trẻ nặng lên Hen phế quản là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ bị hen, niêm mạc đường thở bị viêm nhiễm và sưng nề liên tục nên dễ bị kích thích bởi dị nguyên. Hình minh họa. Theo chia sẻ của TS.BS Lê Thị Thu Hương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, những yếu tố kích thích (được gọi là dị...