Điều trị dứt điểm bệnh gan bằng thuốc Nam
Trong cuộc sống hàng ngày, phần đông người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen tự chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình. Từ đó phát sinh rất nhiều bệnh và nếu không kịp thời theo dõi và phát hiện sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.
Bài viết dưới đây chúng tôi giúp các bạn cách phát hiện dấu hiệu nhận biết bệnh gan và cách điều trị theo phương thuốc Nam của thầy thuốc Dư Ba tại tỉnh Thanh Hóa.
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm và bạn nên theo dõi cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất, dễ dàng được thấy từ bên ngoài. Da có dấu hiệu đổi màu. Màu mắt và nước tiểu đều có màu vàng đục, đậm. Việc này gọi là hiện tượng vàng da và nó được coi như dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan.
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi và cơ thể dễ bầm tím, bạn có thể thiếu protein hoặc tệ hơn là bệnh gan.
Màu của phân thay đổi cũng là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan. Người mắc bệnh gan cũng thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất.
Có những dấu hiệu lạ ở vùng bụng. Ví dụ như sưng dưới xương sườn bên phải là dấu hiệu chung của bệnh nhân gan. Nó có thể gây áp lực nặng nề lên cơ hoành và khiến bạn đau khi thở.
Video đang HOT
Chế độ ăn uống thay đổi. Người bị gan sẽ cảm thấy kém ăn dẫn tới giảm cân, rối loạn chức năng gan, thiếu máu và hay có cảm giác buồn nôn.
Màu sắc và hình dạng móng tay cũng có thể chỉ ra bạn có mắc bệnh gan hay không. Nếu móng tay cong, màu trắng có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh gan. Chứng khát nước thường xuyên và thường xuyên đi tiểu cũng xuất hiện ở người bị gan. Người bị gan thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, co thắt, trầm cảm dễ cáu gắt.
Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu rất dễ nhận biết bên ngoài và bằng mắt thường.
Vậy điều trị bệnh gan bằng cách nào? Và có nhất thiết phải dùng thuốc Tây hay những phương pháp hiện đại, đắt tiền?
Sau bao thế hệ lưu truyền và giữ gìn. Gia đình thầy thuốc Dư Ba đã chữa thành công các loại bệnh về gan như: Xơ gan cổ chướng, viêm gan B, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, suy yếu chức năng gan… đặc biệt là hoàn toàn dùng bằng thuốc Nam.
Khuyến cáo cho bệnh nhân là: Khi đã mắc bệnh xơ gan cổ chướng bụng rất to, tuyệt đối không được dùng lợi tiểu các dạng, không được hút dịch. Khi tình trạng bệnh nguy kịch và tỷ lệ dẫn tới tử vong cao, thầy thuốc Dư Ba vẫn có thể chữa được với những bài thuốc Nam gia truyền.
Đã từ lâu đây là địa chỉ tin cậy của bà con xa gần và ngoại tỉnh, không gì ngoài mục đích cứu bệnh bằng khả năng được thừa hưởng, thầy thuốc Dư Ba đau đáu một điều là “phải làm sao đem sức lực và sự tâm huyết của mình để cứu lấy những nạn nhân bị bệnh gan không những ở tỉnh nhà mà còn những bà con không may mắc bệnh ở những tỉnh khác”.
Địa chỉ nhà thuốc gia truyền:
Thầy thuốc Dư Ba, số nhà 64, khu phố 6, phường Bảo Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Số điện thoại liên hệ của thầy thuốc: 0977 965 889
Nguồn: Nhà thuốc gia truyền Dư Ba
Theo VNN
"Bác sĩ là người lạ"!
Không chỉ tình trạng quá tải khiến bác sĩ không có thời gian để lắng nghe, giải thích cho bệnh nhân, mà một số yếu tố khác đang góp phần biến các bác sĩ từ mẹ hiền thành người lạ.
"Trên thế giới, đang có xu hướng sử dụng quá nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh khiến bác sĩ không còn thời gian để tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe tâm tư của người bệnh. Bác sĩ không còn là người mẹ hiền mà là một người lạ", GS.TS Phạm Thị Minh Đức chia sẻ tại Tại hội thảo "Y đức và những thách thức trong việc thực hiện y đức hiện nay tại Việt Nam" diễn ra 6/3 tại Hà Nội.
Theo GS Đức, trước đây bằng bàn tay khám của thầy thuốc có thể trò chuyện, cảm nhận nỗi đau của người bệnh. Còn ngày nay, sử dụng kỹ thuật nhiều (không thể phủ nhận rằng các kỹ thuật này vô cùng hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị bệnh), người bác sĩ tập trung quá nhiều vào kỹ thuật hóa thì càng không có thời gian để tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe người bệnh. Có sự chuyển đổi vai trò từ người mẹ sang người lạ. Tức là người bác sĩ chưa hiểu hết được những nhu cầu của người bệnh.
Còn tại Việt Nam, GS Đức cho rằng cũng đang có xu hướng như thế. Thậm chí ở Việt Nam lại có thêm một nguy cơ khác khiến sự tiếp xúc bác sĩ - bệnh nhân càng trở nên khó khăn hơn, đó là do lượng bệnh nhân quá đông, bác sĩ thì ít. "Một bác sĩ Việt Nam trung bình một ngày khám 80 - 120 bệnh nhân. Làm sao có thời gian để thực sự tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân, không có điều kiện để lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, giải thích cho người bệnh. Đây là điều kiện khách quan mang lại chứ không vì chủ quan của người thầy thuốc. Tình trạng bệnh viện không đủ chỗ, nằm 2 - 3 thì làm sao đảm bảo được tính chuyên nghiệp", GS Đức bày tỏ.
Đó là những thách thức nên khoảng 10 năm nay thế giới càng quan tâm tới vấn đề y nghiệp, dù y nghiệp đã có gần 2000 năm nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào mà vừa sử dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, vừa tiếp xúc nhiều với người bệnh.
Cũng tại hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Nâng cao y đức đối với cán bộ y tế là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngành y tế đã chủ động và có những biện pháp thiết thực như phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi "tuyên truyền về thực hiện Quy tắc ứng xử" ngành y tế...
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cùng với cơ chế đãi ngộ chưa thật phù hợp nên vấn đề y đức là một trong những thách thức lớn của ngành.
GS.TS Trần Quỵ cho rằng, xã hội có một cái nhìn rất khắt khe với ngành y. Có rất nhiều thành tựu, kỹ thuật mà ngành y đạt được thì không được nhắc nhiều tới, nhưng chỉ một số ít những sự cố, bộ phận nhỏ có biểu hiện tiêu cực lại đánh đồng cho tất cả các cán bộ y tế, đó là một điều thiệt thòi với họ.
GS. TS khoa học Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam rằng, để nâng cao y đức, ngành y tế cần tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về y đức đánh giá đúng những thành tựu của ngành để động viên kịp thời nhưng cũng chỉ ra được thực trạng vấn đề sai phạm, yếu kém về y đức của một số cán bộ y tế và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đưa y đức vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y tế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế...
Hồng Hải
Theo dân trí
Lời nói của bác sĩ cũng là thuốc Sau hơn 20 năm làm bác sĩ, tôi nhận thấy ngoài việc cho thuốc điều trị bệnh nhân, còn một loại thuốc không kém phần quan trọng chính là lời nói của người thầy thuốc. Chỉ một lời động viên của bác sĩ có thể cứu cả mạng sống của bệnh (Ảnh minh họa) Thứ nhất, lời nói của thầy thuốc giúp cứu...