Điều trị “dày sừng nang lông” bệnh da liễu hay gặp vào mùa đông
Dày sừng nang lông (keratosis pilaris) bệnh về da khá phổ biến vào mùa đông gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tuấn – chuyên khoa Da liễu, Phòng khám đa khoa Medicare Hà Nội cho biết, dày sừng nang lông là tình trạng bít tắc các lỗ nang lông bởi các vảy da, làm cho da cảm giác thô ráp bởi những tế bào da chết bị bít tắc lại.
Hình thành những chấm gồ nhỏ trên da như cách mọi người vẫn thường gọi là trông như có làn da ngỗng, nó có thể là các sẩn màu đỏ, màu da hay màu nâu ở vị trí nang lông. Tổn thương phân bố đối xứng 2 bên vị trí thường gặp ở mặt ngoài 2 cánh tay. Ngoài ra có thể gặp ở đùi, mông và 2 bên má.
Dày sừng nang lông ở 2 má. Ảnh minh hoạ: Stamford Skin Center
Bệnh thường gặp ở người trẻ và cải thiện dần theo tuổi, có thể nặng lên về mùa đông, khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Dày sừng nang lông là bệnh lý lành tính thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng đôi khi bệnh có thể gây ngứa, khó chịu, khác với dị ứng tùy từng nguyên nhân có thể có các biểu hiện lâm sàng khác nhau như các dát đỏ, mụn nước kèm theo mẩn hoặc bọng nước vỡ ra để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy.
Nguyên nhân là do bất thường phần trên của nang lông ( vùng cổ nang lông). Bệnh có tính chất di truyền trội nhiễm sắc thể thường 50% con có bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có thể sẽ có biểu hiện này. Những tổn thương tương tự như dày sừng nang lông có thể xuất phát như là những tác dụng phụ của liệu pháp nhắm đích trong điều trị ung thư (vemurafenib).
” Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris) là một tình trạng da khá thường gặp biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn màu đỏ nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi gây mất thẩm mỹ, khiến người bị tự ti. Dày sừng nang lông nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị bệnh ung thư, người bị dày sừng nang lông có thể thăm khám ở các cơ sở khám da liễu để được tư vấn điều trị, chăm sóc da tại nhà“, bác sĩ Tuấn cho hay.
Dày sừng nang lông là bệnh lý không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Người điều trị bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó giữ ẩm cho da là rất quan trọng nhất.
Video đang HOT
Bác sĩ Đỗ Quốc Tuấn đưa ra một số phương pháp để điều trị tại nhà như giữ ẩm cho da bằng cách thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh tắm lâu bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
Có thể ưu tiên lựa chọn loại dưỡng ẩm chứa ure. Đặc biệt, nên dùng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm 1 lần ngay sau khi tắm xong vài phút.
Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, kem tẩy da chết loại nhẹ có thể được sử dụng, chứa các thành phần: axit lactic, axit alpha-hydroxy, axit salicylic. Ngoài ra, khi bị dày sừng nang lông còn có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ có thành phần axit salicylic, vitamin A acid tùy từng trường hợp cụ thể.
Tiêm tiêu mỡ để lấy lại vòng eo con kiến, cô gái trẻ phải nhập viện cầu cứu
Theo cam kết giảm cân nặng và vòng eo sau 3 tháng tiêm thuốc tiêu mỡ bụng, cô gái trẻ bị hoại tử, chảy dịch, u xơ, biến chứng áp xe tại vị trí tiêm.
Chị Đ.T.T. (27 tuổi, TP.HCM) đến chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám vùng bụng và cánh tay bị nổi nhiều mụn chai cứng có gờ, đỏ tấy kèm đau, một số chỗ vẫn đang chảy dịch, viêm nhiễm.
TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu cho biết chị T. đã tiêm thuốc tiêu mỡ bụng tại một cơ sở thẩm mỹ sau khi lướt mạng xã hội, thấy cơ sở này rao: "giảm mỡ bụng, giảm cân nặng sau 3 tháng tiêm thuốc tiêu mỡ".
Thế nhưng, tuần đầu sau tiêm, ngay vị trí tiêm mặt trong bắp tay và vùng bụng xuất hiện 1 - 2 mụn cứng. Đặc biệt, mỗi lần massage theo liệu trình, mụn nổi nhiều hơn nhưng cơ sở thẩm mỹ giải thích do thuốc tác dụng chậm, tan từ từ.
Tuy nhiên, sau 2 tháng tiêm thuốc tiêu mỡ bụng, những cục mụn cứng chai cứng hơn, tấy đỏ, chảy dịch và đau. Mủ ứ đọng bên trong, khi sờ mụn như phình lên. Xung quanh bụng cũng xuất hiện nhiều mụn nhỏ rỉ mủ máu nhưng chị T. đã tự nặn ra.
Chị T. cho hay do làm công việc bán hàng mỹ phẩm nên cần duy trì vóc dáng. Lúc đầu, thẩm mỹ viện cam kết giúp chị giảm 2-4kg trọng lượng và 20-30cm vòng eo so với mức cân nặng và vòng eo hiện tại.
Tuy nhiên, thực tế sau 3 tháng kèm phải ăn uống kiêng khem, cân nặng chỉ giảm 0,8 kg và vòng eo giảm 12cm.
Sau thăm khám, bác sĩ Bích nhận định, vùng bắp tay (2 bên) xuất hiện ổ viêm kích thước khoảng 1cm; vùng bụng phía trên hông bên trái có 5-6 cục u xơ cứng, còn phía bên phải cũng có các cục viêm.
Siêu âm cũng cho thấy có dịch trong những cục nốt ở vùng bụng và bắp tay, có biểu hiện áp xe, bề mặt viêm đỏ.
Ảnh minh hoạ.
Nếu để lâu sẽ gây nhiễm trùng và tiến triển thành ổ áp xe. Những nốt cục mà bệnh nhân nặn ra trước đó đang xẹp nhưng vẫn còn cục nhân cứng nhỏ do hình thành mô xơ.
Theo bác sĩ Bích, tình trạng của chị T. vẫn còn ở mức kiểm soát, chưa cần mổ lấy mô xơ ở bụng vẫn nốt cục còn viêm tấy, nhiễm trùng, tăng sinh mạch máu. Mô xơ có tác dụng bao bọc lấy ổ nhiễm trùng.
Nếu rạch lấy mô xơ từ ổ viêm/áp xe, vi khuẩn từ dịch mủ sẽ lan theo đường máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân.
Do đó, thời gian đầu, người bệnh cần điều trị viêm và tiêu dịch trong những cục nhọt/áp xe trước: sử dụng thuốc uống gồm kháng sinh (chống nhiễm trùng); kháng viêm (giúp tan mô xơ) và các thuốc kháng sinh bôi.
Sau khi uống thuốc, nếu nhọt hết viêm, hết mủ mà nốt xơ không biến mất thì sẽ áp dụng phương án mổ lấy mô xơ.
Sau 1 tuần điều trị, chị T. đến bệnh viện tái khám, bác sĩ nhận thấy những ổ dịch đã tiêu biến, các cục u xơ đã teo nhỏ, hết hẳn biểu hiện chảy dịch và viêm nhiễm.
Lý giải nguyên nhân thuốc tiêm mỡ bụng dẫn đến tai biến mô xơ, bác sĩ Bích cho rằng: sau khi đưa vào cơ thể, thuốc sẽ tác động vào mô mỡ chuyển thành nước, cơ thể sẽ hấp thu và đào thải ra ngoài theo đường bài tiết.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như chích sai kỹ thuật (không đưa được thuốc vào mô mỡ/dưới da); thuốc không được bảo quản đúng cách (thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5 độ C và khi vận chuyển cần được giữ trong thùng đá); thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng... khiến thuốc không thể tan sau khi tiêm vào cơ thể và hình thành những cục vật thể lạ, cơ thể sẽ phản ứng để loại trừ vật thể lạ và gây ra tình trạng nốt cục, nhọt hoặc ổ viêm.
Đối với kỹ thuật tiêm tiêu mỡ vùng bụng, nếu tiêm quá nông ở trên bề mặt da, thuốc có thể gây loét vùng da tại vị trí tiêm. Còn tiêm quá sâu, hệ quả không chỉ gây hoại tử tại chỗ tiêm mà còn lan đến các vùng khác của cơ thể như đùi, cơ quan sinh dục, lưng, khó kiểm soát.
Nhiều người lầm tưởng tiêm tiêu mỡ ở vùng bụng, đùi... để giúp giảm béo nhưng thực chất kỹ thuật này chỉ hiệu quả khi áp dụng cho những vùng mỡ cục bộ như cằm, lưng... và cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Trường hợp sau khi đi tiêm giảm béo, nếu xuất hiện biểu hiện sưng tấy, chảy mủ... người bệnh cần phải đến bệnh viện để điều trị các nốt viêm do tiêm thuốc càng sớm càng tốt.
Nhiều trường hợp, thuốc tiêm tan mỡ phá hủy luôn màng tế bào của các tổ chức mạch máu, thần kinh nơi thuốc đi đến, khiến tình trạng hoại tử lan rộng, ăn sâu vào trong càng gây khó cho quá trình điều trị khắc phục.
Lúc đó, cần cắt lọc ổ hoại tử, nguy cơ mất da-cơ, có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ. Những biến chứng khó lường cũng có thể xảy ra, ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể đối diện nguy cơ sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Thâm lỗ chân lông: Nguyên nhân và cách khắc phục từ thiên nhiên tại nhà Thâm lỗ chân lông là tình trạng da ở các khu vực như tay, chân, lưng ngực xuất hiện những đốm đen nhỏ như nốt mụn, gây mất thẩm mỹ cho làn da nuột nà của phái đẹp. Nếu các nàng đang gặp phải vấn đề tương tự thì hãy cùng Đẹp365 khám phá cách khắc phục lỗ chân lông bị thâm, trả...