Điều trị đau khớp bằng phương pháp thông thường có thể có hại hơn chúng ta nghĩ
Nghiên cứu mới vừa chỉ ra liệu pháp điều trị phổ biến cho bệnh đau khớp có thể không an toàn như các chuyên gia tin tưởng.
Tiêm corticosteroid thường được dùng để giảm đau và triệu chứng viêm do viêm xương khớp. Nhưng những mũi tiêm này có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Tiêm corticosteroid không phải là liều thuốc thần kỳ như nhiều người vẫn tưởng.
Báo cáo cho thấy, tiêm corticosteroid ở hông và đầu gối của bệnh nhân có thể đẩy nhanh tiến trình viêm xương khớp và thậm chí có thể đẩy nhanh nhu cầu phẫu thuật thay khớp, bác sĩ Ali Guermazi, giáo sư chuyên ngành X – quang đến từ Đại học Y Boston, Mỹ, cho biết.
Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy có trên 16.500 bệnh nhân đã trải qua việc phải thay khớp gối hoặc khớp háng ở Mỹ. Trong đó, một nửa đã được tiêm corticosteroid trong hai năm trước.
Video đang HOT
Để củng cố thêm kết quả của mình, các nhà nghiên cứu còn xem xét tài liệu hiện có về việc tiêm corticosteroid trong điều trị viêm xương khớp của 459 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Boston, có những người thậm chí đã tiêm một đến ba mũi tiêm corticosteroid vào hông hoặc đầu gối vào năm 2018.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 8% bệnh nhân bị biến chứng, bao gồm mất sụn, thoái hóa xương và hủy hoại khớp, trong 2 đến 15 tháng sau khi tiêm.
Tỷ lệ biến chứng cũng khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên còn liên quan đến thông tin về việc con số thực sự có thể là một sự đánh giá thấp bởi vì 218 bệnh nhân không có xét nghiệm hình ảnh theo dõi để đánh giá sức khỏe của khớp.
Mặc dù bệnh nhân có thể báo cáo giảm đau tạm thời từ việc tiêm corticosteroid nhưng thực tế việc tiêm thuốc có thể gây bất lợi về lâu dài cho bệnh nhân như việc có thể làm hại đầu gối hoặc hông.
Trang Phạm
Theo NBC News
Lạ lùng ngôi đền Nhật Bản đem robot triệu đô về làm thầy tu
Quyết định sử dụng robot làm một thầy tu tuy nhận được sự đồng tình từ nội bộ đền nhưng lại vấp phải nhiều phản đối từ phía dư luận.
Một ngôi đền 400 tuổi ở Nhật Bản mới đây đã khiến nhiều người sốc nặng khi biết họ chuẩn bị mang về một con robot trị giá 1 triệu USD làm thay công việc của các thầy tu. Không khó hiểu khi động thái này đã vấp phải rất nhiều tranh cãi.
Với tên gọi Kannon, robot này đã được đưa vào sử dụng với mục đích thuyết giáo các bài giảng một cách hoàn toàn nghiêm túc tại đền Kodaiji thuộc thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Trái với thái độ phản đối từ dư luận, những thầy tu đích thực tại nơi đây lại thống nhất đồng ý với quyết định này, đồng thời cho rằng với trình độ phát triển của trí tuệ nhân tạo hiện nay, Kannon có thể thu nạp được rất nhiều kiến thức mới trong tương lai.
"Robot sẽ không bao giờ chết đi như con người, nó sẽ cứ thể liên tục cải tiến và cập nhật những thứ mới mẻ," thầy tu Tensho Goto chia sẻ vời AFP. "Đó cũng là ưu thế mà robot có được cho mình, luôn luôn sở hữu trí tuệ một cách vô hạn định. Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang thực sự thay đổi mọi thú."
Thực chất, robot Kannon đã có mặt tại đền và đi vào hoạt động từ một thời gian trước đó. Chỉ có tay, vai và đầu của Kannon là có thể cử động, được bọc thêm silicon để mô phỏng da thịt con người cho trông tự nhiên hơn.
Vẻ ngoài thường thấy nhất của Kannon là tư thế chắp tay cầu khấn, đọc kinh cùng lúc. Miệng của Kannon cũng có thể cử động lẩm bẩm trong lúc đọc, nhưng chỉ là động tác tượng trưng, còn lại mọi thứ được phát ra từ loa thoại sẵn.
Kannon là sản phẩm làm ra từ kết quả dự án giữa đền Zen và nỗ lực đến từ Hiroshi Ishiguro - giáo sư chuyên ngành robot học tại Đại học Osaka. Chuyên ngành của Kannon là các bài giảng về lòng trắc ẩn, cám dỗ, cơn giận và cái tôi của mỗi người.
Mặc dù thầy tu Goto mong muốn Kannon sẽ đại diện cho một hình thức mới để đem Phật giáo tiếp cận dễ dàng hơn tới thế hệ trẻ, nhưng thầy cũng không đồng tình với bất kỳ quan điểm nào cho rằng Kannon được dùng để phục vụ lợi ích thu hút lợi nhuận từ khách tham quan, du lịch. Được biết, Kannon có thể thuyết giáo bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung cho những người ngoại quốc tới dự khán.
Tham khảo: SCMP
Theo Nhịp sống Việt