Điều trị cận thị tiến triển: Lựa chọn phương án sớm để giảm nguy cơ biến chứng
Điều trị cận thị tiến triển chính là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa các biến chứng xấu cho mắt trong tương lai.
Cận thị tiến triển là tình trạng cận thị tiếp tục xấu đi năm này qua năm khác. Sự tiến triển này có thể dẫn đến cận thị nặng và tiềm ẩn nguy cơ của các biến chứng xấu khác. Do đó, việc điều trị cận thị tiến triển là quan tâm hàng đầu của những người mắc căn bệnh này.
Tật khúc xạ cận thị thường xảy ra ở độ tuổi trẻ em nhưng có thể tiếp tục phát triển nặng trong giai đoạn trưởng thành. Thông thường, tình trạng cận thị ngày càng trầm trọng là do trục nhãn cầu tiếp dài ra. Tất cả các tật khúc xạ của mắt, bao gồm cả cận thị, được đo bằng diop (D). Cận thị nặng thường được xác định khi độ cận thị từ -5,00 đến -6,00 D hoặc cao hơn.
1. Nguy cơ biến chứng của cận thị tiến triển
Những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt liên quan đến sự giãn dài của nhãn cầu và giãn võng mạc, bao gồm:
Bong võng mạc: Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ bị bong võng mạc cao gấp 10 lần. Điều này là do sự giãn ra của nhãn cầu làm cho võng mạc bị giãn và mỏng, gây nguy cơ rách võng mạc ngoại vi và bong tróc mô võng mạc khỏi các lớp cơ bản bên trong mắt.
Tăng nhãn áp: Căn bệnh này đặc trưng bởi áp lực trong mắt tăng cao, bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực ngoại vi. Các triệu chứng bao gồm mờ mắt, đau đầu, thấy xuất hiện quầng sáng xung quanh bóng đèn và khó thích nghi với bóng tối.
Đục thủy tinh thể: Những người bị cận thị tiến triển đến giai đoạn nặng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn người bình thường. Ngoài ra, bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng xảy ra sớm ở những người có độ cận thị cao. Các triệu chứng bao gồm nhìn mờ, nhìn thấy quầng sáng xung quanh bóng đèn sáng và cảm nhận kém độ sống động của màu sắc.
Video đang HOT
Cận thị còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc thêm tại bài viết Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ bị bong võng mạc cao gấp 10 lần – Ảnh: thenewyorkeyedoctor
2. Điều trị cận thị tiến triển như thế nào?
Ở trẻ em, cận thị thường được điều trị bằng kính có gọng hoặc kính áp tròng. Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như LASIK, thường được sử dụng ở người lớn khi tật khúc xạ đã ổn định.
Cận thị có một yếu tố di truyền mạnh mẽ, vì vậy nếu một trong hai bố mẹ bị cận thị thì con cái cũng có nhiều khả năng bị cận thị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời ít có nguy cơ bị cận thị hơn. Vẫn chưa có lý giải cụ thể, nhưng người ta cho rằng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể có lợi cho sức khỏe của mắt.
Điều trị cận thị tiến triển nhằm làm chậm tốc độ tiến triển hoặc xấu đi của bệnh. Nhiều lựa chọn điều trị đã được thử nghiệm và nghiên cứu, bao gồm:
2.1. Atropine
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine 0,01% có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị một cách hiệu quả nhất, với ít tác dụng phụ hơn so với liều atropine cao. Ngoài ra, sự tái phát của bệnh cũng không được quan sát thấy sau khi ngừng điều trị atropine liều thấp.
Phương pháp điều trị cận thị tiến triển này yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày và đúng liều lượng thích hợp. Atropine hoạt động như thế nào để làm chậm sự tiến triển của cận thị vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Hiện có một số nghiên cứu lâm sàng liên quan đến atropine liều thấp đang được thực hiện.
Điều trị cận thị tiến triển nhằm làm chậm tốc độ tiến triển hoặc xấu đi của bệnh – Ảnh: visioneyeinstitute
2.2. Dùng kính áp tròng
Kính áp tròng (kính tiếp xúc) là một loại thiết bị y tế tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt nhãn cầu; kính tiếp xúc gồm 2 loại: kính mềm và kính cứng. Nhờ tác dụng làm giảm ảnh mờ ở vùng võng mạc chu biên, một số loại kính đặc biệt sau giúp điều trị cận thị tiến triển hiệu quả:
- Kính tiếp xúc 2 tròng: Với thiết kế có 2 tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa và nhìn gần.
- Kính tiếp xúc mềm đa tròng: Với thiết kế đa tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa, nhìn gần và nhìn trung gian.
- Kính OrthoK: Là một loại kính áp tròng cứng thấm khí được đeo vào ban đêm nhằm tác dụng làm mỏng biểu mô giác mạc trung tâm, làm dầy biểu mô vùng cạnh ngoại vi giúp làm chậm phát triển trục nhãn cầu so với kính thấm khí đơn tiêu. Nhờ tác dụng tạm thời làm phẳng giác mạc trung tâm nên người sử dụng có thể nhìn rõ ban ngày mà không cần đeo kính.
2.3. Dùng kính gọng
Kính gọng đơn tròng khi đeo sẽ cho hình ảnh mờ ở vùng chu biên của võng mạc, cũng tác dụng giống như kính tiếp xúc 2 tròng và đa tròng.
Tăng cường hoạt động ngoài trời và giảm thời gian nhìn gần: Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nhóm trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn thì tỷ lệ cận thị tiến triển thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ ít ra ngoài. Ngoài ra, việc giảm thời gian cho các hoạt động yêu cầu nhìn gần cũng góp phần kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ.
Cuối cùng, hãy thảo luận về lợi ích cũng như rủi ro của các phương án điều trị cận thị tiến triển kể trên với bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được phương án tối ưu nhất.
Bị hỏng cả 2 mắt do không điều trị đục thủy tinh thể kịp thời
Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, nhưng được chẩn đoán và điều trị sai ở tuyến dưới dẫn đến hỏng cả 2 mắt
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)
Ngày 14/1, bác sĩ Hà Thị Dung, Khoa Liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt (BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Trịnh Thị H. (SN 1948, trú tại xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, Phú Thọ) bị hỏng cả 2 mắt do không điều trị đục thủy tinh thể kịp thời.
Trước đó, bệnh nhân đến khám trong tình trạng cả 2 mắt đau nhức, không nhìn thấy gì, không còn phân biệt được tối và sáng. Bệnh nhân cho biết, trước đây cả 2 mắt thị lực vẫn rất tốt. Cách đây khoảng 2 tháng, người bệnh thấy xuất hiện tình trạng đau nhức mắt, đã đi khám tại một cơ sở y tế tại địa phương nhiều lần với chẩn đoán viêm xoang và được kê đơn về nhà điều trị nhưng không đỡ. Đến khi cả 2 mắt không nhìn thấy gì nữa, tình trạng đau nhức ngày càng tăng người bệnh mới đến BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám.
Tại BV, qua thăm khám bác sĩ thấy nhãn áp cao, nguyên nhân do đục thủy tinh thể quá chín dẫn đến tăng nhãn áp, gây biến chứng bệnh glocom. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể, cắt bè củng giác mạc cả 2 mắt.
Theo bác sĩ Dung, trường hợp của người bệnh H. nếu được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời thì sẽ khỏi hoàn toàn, nhưng do đi khám trước đó không phát hiện ra bệnh nên không được điều trị kịp thời dẫn đến dây thần kinh bị liệt. Mặc dù người bệnh đã được phẫu thuật nhưng sau phẫu thuật chỉ giải quyết được vấn đề đau nhức, còn thị lực rất khó để hồi phục.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, người dân khi gặp vấn đề gì về mắt nên đến BV uy tín, có chuyên khoa về Mắt để được bác sĩ thăm khám, phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu dài dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
Làm gì để giảm biến chứng do đái tháo đường? Các biến chứng do đái tháo đường (ĐTĐ) thường rất nguy hiểm, gây tàn phế, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Dưới đây là những cách giúp hạn chế những biến chứng đó. ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng gì? Mắt: Bệnh ĐTĐ có thể làm tăng tỷ lệ các vấn đề liên quan đến thị lực đối...