Điều trị cận thị không cần phẫu thuật
Hiện nay, đa số những người cận thị đều lựa chọn điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật khá tốn kém và hạn chế đối tượng. Vì thế, cách điều trị cận thị không cần phẫu thuật đang dần được quan tâm hơn.
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Ở trẻ em trong độ tuổi từ 7-16 có độ cận thị tiến triển nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức độ tăng số kính càng nhanh.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị cận thị bằng phẫu thuật như phẫu thuật Laser excimer, phẫu thuật Phakic, phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo… Những phương pháp này đều có nhược điểm riêng của mình. Như phẫu thuật laser excimer chỉ phẫu thuật cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên… Khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên thì phương pháp điều trị cận thị không cần phẫu thuật đang dần được ưa chuộng. Đó chính là phương pháp dùng laser năng lượng thấp.
1. Phương pháp dùng laser năng lượng thấp là gì?
Phương pháp dùng laser năng lượng thấp sử dụng laser có độ dài bước sóng 1,3 micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi – kết hợp luyện tập điều tiết trên máy dựa trên nguyên tắc tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của cơ điều tiết giúp ổn định độ cận thị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được điều trị trong thời gian khoảng 10-15 phút/ngày, một ngày có thể điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 phút trong vòng 7 ngày.
2. Ưu điểm khi điều trị bằng phương pháp dùng laser năng lượng thấp
- Người bệnh được điều trị ngoại trú, điều trị lại sau 6 tháng trong khoảng 2 năm.
- Trong và sau điều trị, người bệnh không cảm thấy đau, không có biến chứng và tác dụng phụ.
Video đang HOT
- Sau mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ không phải đeo kính hoặc giảm được số kính cận thị, giảm triệu chứng mỏi mắt và tăng cường chức năng điều tiết của mắt.
- Quan trọng hơn, về lâu dài, người bệnh sẽ ổn định được tình trạng cận thị, hạn chế tăng số kính cận và ngăn ngừa những biến chứng ở mắt do cận thị gây ra.
- Phương pháp dùng laser năng lượng thấp có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi có độ cận thị từ -0,25 đến -6 điốp, điều trị các triệu chứng mỏi mắt do điều tiết, học, đọc sách, xem vô tuyến, làm việc nhiều bằng mắt, làm việc với máy vi tính. Điều trị triệu chứng do rối loạn chức năng điều tiết ở một số bệnh nhân có tật khúc xạ (đặc biệt những người có loạn thị), lác, rung giật nhãn cầu.
- Phương pháp dùng laser năng lượng thấp cũng có thể được áp dụng cho những trường hợp đã phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ bằng laser – lasik…
3. Một số lưu ý trong và sau khi điều trị
- Sử dụng laser năng lượng thấp kết hợp tập luyện trên máy không được thực hiện với những trường hợp đang có bệnh truyền nhiễm, viêm đường hô hấp, sốt cao, u ác tính, người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, có rối loạn tiền đình.
- Người bệnh cần thực hiện nghiêm túc những biện pháp bảo vệ mắt và giữ đúng phong cách sinh hoạt, học tập có lợi cho mắt. Cụ thể như ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách, vở trong khoảng 30- 40cm, học ở nơi đủ ánh sáng, không được nằm đọc sách. Khi làm việc 30 phút với máy tính thì nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách đi lại trong phòng hoặc nhìn ra xa từ 3- 5 phút. Khi xem tivi hoặc video, không nên để mắt làm việc quá sức và phải giữ khoảng cách an toàn, tốt nhất là khoảng 2,5- 3m. Khi tham gia giao thông (trên ô tô, tàu hỏa, tàu thủy…), không nên đọc sách, báo do chuyển động lắc lư gập ghềnh của phương tiện khiến mắt phải điều tiết liên tục gây mỏi.
Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị :
- Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 – 5 giây, mở ra 3 – 5 giây. Tập 6 – 8 lần.
- Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 – 2 phút.
- Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
- Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.
- Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.
- Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 – 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 – 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 – 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần.
Theo PNO
Cận thị cũng... giả?
Phòng khám các bệnh về mắt thường tiếp nhận các phản ánh: một vài bạn trẻ thấy mắt nhìn kém hẳn sau một đợt học hành thi cử căng thẳng; có nhân viên văn phòng nhức mỏi mắt khi làm việc nhiều, đeo thử kính cận của người khác thì thấy sáng hơn...
Hầu hết những người này đều nghĩ họ đã bị cận thị, cần đeo kính. Thực sự nhiều người đã phải đeo kính oan!
Khi mắt bị mỏi hoặc cứ sau khi làm việc bằng mắt một giờ, nên cho mắt nghỉ ngơi 5 - 10 phút. Ảnh: jimborange
Chỉ là rối loạn thoáng qua
Song hành với khái niệm cận thị là khái niệm giả cận thị. Giả cận thị hay gặp ở lứa tuổi học đường, với tỷ lệ khoảng 20%. Giống như các thuật ngữ y khoa khác như giả u, giả mang thai, giả nghén... "giả cận thị" hàm ý không phải bệnh lý cố hữu mà là những rối loạn thoáng qua rất giống một bệnh hay một hội chứng nào đó. Trên những người tham gia thực nghiệm tình nguyện, khi bắt họ nhìn gần liên tục trong 7 tiếng sẽ có khoảng 60% bị cận thị ít nhất -0,5D.
Phân biệt cận thị thực sự hay giả cận thị, không quá khó đối với bác sĩ chuyên khoa mắt. Triệu chứng chủ yếu của giả cận thị là khó khăn khi ghi chép sau một thời gian dài làm việc trong cự ly gần, hay còn gọi là hiện tượng mệt mỏi thị giác. Thị lực có thể cải thiện nhất thời nếu đeo kính cận (kính trừ). Chẩn đoán phân biệt rất đơn giản: chỉ bằng nhỏ thuốc liệt điều tiết như atropin hay cyclopegic, làm liệt cơ thể mi, giảm năng lực điều tiết, mắt sẽ trở lại bình thường.
Việc điều trị giả cận thị cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu nhìn không rõ, mệt mỏi, nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa sớm để xác định chính xác bị cận thị giả hay thật.
Coi chừng giả thành thật
Giả cận thị nếu không điều trị kịp thời hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khiến mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài thì có thể dẫn đến suy nhược, trở thành cận thị thật. Trong thể giả cận thị thực thể do những nguyên nhân dùng atropine quá lâu, chấn thương mắt, chấn thương sọ não, viêm thể mi... ta cần dừng thuốc liệt thể mi và điều trị căn nguyên. Với thể chức năng thì cách khắc phục đơn giản là làm việc điều độ, trong điều kiện tối ưu cho mắt, giữ khoảng cách nhìn cho đúng, tập mắt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Khi mắt bị mỏi hoặc cứ sau làm việc bằng mắt một giờ, nên cho mắt nghỉ ngơi 5 - 10 phút. Có thể nhắm mắt, nhìn ra xa hoặc massage xung quanh mắt. Có thể dùng một số thuốc thuộc dòng vitamin để giúp đôi mắt đỡ mệt mỏi khi làm việc với cường độ cao, chống thoái hoá và lão hoá cơ quan thị giác. Có rất nhiều sản phẩm có tác dụng như vậy, ta có thể chia ra làm những nhóm sau đây: nhóm vitamin có bổ sung chorondine sufate; nhóm vitamine A, vitamine C, vitamin E có bổ sung sắc tố azeaxanthine, zeaxanthine...; vitamin có bổ sung khoáng vi lượng: đồng, kẽm, selene...; vitamin và cao bạch quả...
Để dùng đúng cách, lưu ý: người trên 50 tuổi có thể dùng thực phẩm chức năng bổ mắt lâu dài, liên tục. Người trẻ thì dùng đến khi thấy đạt hiệu quả thì thôi (trong đợt thi cử, khi làm việc quá nhiều bằng mắt, khi đang bị bệnh mắt...) Chỉ dùng một, hai loại thuốc bổ là cùng vì rất nhiều thuốc có thành phần gần giống nhau. Đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Các thuốc nhỏ mắt có thành phần làm êm dịu mắt, chống khô mắt, chống ngứa và sát trùng nhẹ dùng hỗ trợ cho mắt mệt mỏi cũng có rất nhiều, chỉ nên chọn một loại.
Mắt cũng như bất kỳ cơ quan nào có quyền mệt mỏi, lãn công khi bị làm việc quá nhiều. Ai trong chúng ta cũng có thể bị mệt mỏi thị giác, giả cận thị. Vì thế hãy làm việc bằng mắt điều độ và hợp vệ sinh.
Theo VNE
Cận thị lúc trẻ, già không viễn thị? Nếu lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị - điều này có đúng? Có người nói nếu lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị - điều này có đúng? Tôi thấy người già nào cũng phải đeo kính khi đọc báo. Tật viễn thị của người già có thể...