Điều trị căn bệnh ung thư phổ biến ở châu Á
Những thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị mới nhất tại Singapore có thể chữa ung thư đại trực tràng.
Các triệu chứng đau nhức có thể là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng bạn cũng không nên xem thường những triệu chứng như đi tiêu ra máu hay thói quen đi tiêu thường xuyên thay đổi, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là gì?
Ruột kết là tên y học của đại tràng, hay còn gọi là ruột già. Phần cuối cùng của ruột già là trực tràng. Ung thư ruột kết hay ung thư trực tràng được gọi chung là ung thư đại trực tràng, là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở châu Á.
Thông thường, ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ những tổn thương nhỏ gọi là pô-líp. Các pô-líp này rất hiếm khi được phát hiện vì chúng không biểu hiện ra ngoài và không có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy, các chỉ dẫn y khoa và các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân từ 50 tuổi tiến hành nội soi để kiểm tra ung thư, hoặc thậm chí sớm hơn nếu như trong gia đình có người đã tiểu sử mắc bệnh này.
Khi khối u đã phát triển thành ung thư đại trực tràng, vị trí và kích thước khối u sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng ung thư:
Thay đổi thói quen đi tiêu (như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài)
Đi tiêu ra máu
Khó chịu ở bụng (đau bụng, đầy hơi)
Mệt mỏi, sụt cân đột ngột
Tuy nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng vẫn chưa được xác định nhưng các nhân tố làm bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn bao gồm:
Người trên 50 tuổi
Gia đình có người thân bị ung thư đại trực tràng
Đã từng xạ trị khi mắc bệnh tiểu đường hay bệnh về đường ruột
Khẩu phần ăn ít xơ – nhiều dầu mỡ
Ít vận động, thường xuyên hút thuốc hoặc sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia.
Video đang HOT
Xét nghiệm
Một trong những phương pháp xét nghiệm được yêu cầu là nội soi đại tràng – giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già và trực tràng. Một ống dẫn nhỏ, có độ dày bằng khoảng ngón tay cái, đính kèm một máy quay và đèn pin nhỏ, sẽ được đưa vào trực tràng khi nội soi.
Quy trình này cũng được sử dụng để làm sinh thiết hoặc để loại bỏ pô-líp và chẩn đoán các bệnh khác liên quan đến đường ruột. Vì vậy, phương pháp nội soi không chỉ dùng để chẩn đoán mà còn để điều trị bệnh, nhưng lại không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị
Ba phương pháp điều trị chính bao gồm:
Phương pháp hóa trị: thường được áp dụng khi tế bào ung thư đã lan ra khỏi ruột kết, hoặc lan đến hạch bạch huyết.
Phương pháp xạ trị: thường được áp dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng, bằng cách dùng tia X để loại bỏ các tế bào ung thư.
Phương pháp phẫu thuật: thường được áp dụng nhiều nhất. Tùy vào kích thước và vị trí của tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Bàn tay rô-bốt đáng tin cậy
Ở Singapore, một số ca phẫu thuật được thực hiện bằng hệ thống Vinci Surgical. Đây cũng là nơi có các bệnh viện áp dụng công nghệ mới này từ rất sớm trong khu vực Đông Nam Á, để phẫu thuật ung thư đại trực tràng.
Phẫu thuật bằng rô-bốt với hệ thống Vinci Surgical giúp việc phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ này cũng giúp cải thiện tính chuẩn xác và khéo léo của ca phẫu thuật, giảm thiểu đau đớn, rút ngắn thời gian hồi phục và đem lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Singapore – Đất nước nổi danh về điều trị ung thư đại trực tràng
Cảm thấy thoải mái và an toàn hơn trong khi điều trị
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại những trung tâm và bệnh viện hàng đầu trên thế giới, Singapore đã tạo nên uy tín trong lĩnh vực y tế ở khu vực Châu Á.
Từ những xét nghiệm cơ bản cho đến những ca phẫu thuật phức tạp, từ những quy trình hậu phẫu cho đến quá trình chăm sóc đặc biệt, mang đến cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc y tế và phương pháp điều trị tốt nhất.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái như ở nhà khi có thể tự do chọn lựa nơi ở và thưởng thức nền ẩm thực đa dạng tại Singapore.
Bảng thông tin
Để biết thêm thông tin về các trung tâm y tế và bệnh viện ở Singapore, bạn có thể liên lạc với những đại diện tại Việt Nam trong danh sách dưới đây:
Theo VNE
6 căn bệnh dễ mắc khi bạn thức khuya
Cuộc sống hiện đại, sức ép công việc nhiều, các phương tiện giải trí cũng nhiều... nên các sinh hoạt của mọi người ngày nay có phần thay đổi so với trước, và hậu quả là ngày càng có nhiều người thường xuyên phải thức khuya.
Thức khuya không chỉ ảnh hưởng tới nhan sắc, tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là một số căn bệnh dễ mắc tiềm ẩn khi bạn có thói quen thức khuya:
1. U xơ cổ tử cung
Thức khuya là một yếu tố tác động đến đồng hồ sinh học của cơ thể, nó làm phá vỡ sự trao đổi chất của kích thích tố. Từ đó có thể trở thành nguyên nhân chính dẫn đến u xơ tử cung. Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang.
Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như: kỳ kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện thì chị em phải đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ cổ tử cung.
Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Kinh nguyệt không đều
Thức khuya nhiều, thần kinh căng thẳng, gây rối loạn oestrogen và các thói quen xấu khác là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Nhưng chúng ta cần chú ý, nếu là rong kinh thì đó là do sự mất cân bằng nội tiết tố, có thể dùng thuốc Tây điều trị, còn ếu đó là chảy máu bất thường thì cần đi khám ngay.
Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai thuận lợi ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.
3. Ung thư vú
Phụ nữ thức khuya, đặc biệt là làm việc hay sinh hoạt dưới ánh đèn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do ánh sáng của đèn đã ngăn cản cơ thể phụ nữ sản xuất ra chất melatonin - một nội tiết tố tự nhiên được sản sinh khi ngủ trong bóng tối, thường là từ 11h đêm đến 4h sáng. Chất melatonin là một trong những nhân tố chủ yếu giúp chống lại sự tấn công của bệnh ung thư vú.
Việc tự kiểm tra vú có thể giúp phát hiện sớm bệnh ở vú. Nên chọn thời điểm 7-10 ngày sau kỳ kinh nguyệt, đứng trước gương tự quan sát xem 2 bên nhũ hoa có đối xứng, đầu nhũ hoa có gì khác thường, phần da có chỗ nào lồi lõm bất thường. Sau đó, nằm trên giường, dùng 2 tay kiểm tra xem có khối hay cục cứng nào dị thường ở vùng vú.
Bạn nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng /lần. Đặc biệt nên rèn thói quen sinh hoạt điều độ, tạo tâm trạng thoải mái, giải phóng áp lực kịp thời.
4. Giảm trí nhớ
Quy luật tự nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh, đảo lộn quy luật này sẽ dẫn đến nhiều thứ bệnh.
Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm xuống. Ngày hôm sau bạn đến cơ quan, đầu óc luôn căng thẳng, không tập trung được trí nhớ, những cơn đau đầu cũng sẽ hành hạ bạn. Ít ngủ có thể gây tăng huyết áp bởi nó khiến các nơron thần kinh luôn ở trong tình trạng hưng phấn, tác động ngược lại cơ thể, bao gồm cả tim và các mạch máu.
5. Đau dạ dày
Người thức khuya thường hay ăn đêm, do cơ thể trong trạng thái tĩnh nên lượng mỡ không được giải phóng, dễ bị béo phì. Ăn vào ban đêm, không những khó ngủ mà sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn đêm ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Vì ban ngày, cơ thể hoạt động, thần kinh giao cảm sẽ giúp cho dạ dày co bóp mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Trong khi đêm đến là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, mức độ co bóp của dạ dày giảm đi rõ rệt, việc tái sinh tế bào niêm mạc dạ dày không diễn ra một cách thuận lợi. Ăn đêm khiến thức ăn ứ lại trong thời gian dài, dạ dày phải làm việc nhiều sẽ kích thích niêm mạc dễ dẫn đến viêm loét.
6. Tim mạch
Thức khuya khiến nguy cơ mắc bệnh tim cao. Bởi đêm là lúc nhịp tim hạ, mạch máu chậm, cơ thể phù hợp cho trạng thái nghỉ ngơi. Ngoài ra, thiếu ngủ làm mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác, nếu thiếu ngủ triền miên có thể bị điếc tai.
Do đó, lời khuyên là bạn nên ngủ đúng giờ giấc. Bởi nếu không tôn trọng đồng hồ sinh học sẽ làm cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Từ 0g đến 1g sáng, là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày tiêu hao năng lượng. Đây là thời gian quyết định xem ngày hôm sau, bạn thức dậy cơ thể có sảng khoái hay không. Do vậy, bạn nên đi ngủ trước đó khoảng 2 tiếng, để vào thời gian này thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. Với trẻ em, bạn cần phải cho đi ngủ sớm hơn, bởi thời gian sinh trưởng của trẻ tốt nhất là từ 8g đến 10g đêm.
Từ 1g đêm đến 5g sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Nếu bạn rút ngắn hoặc có thể bỏ qua giai đoạn này, cơ thể của bạn sẽ suy sụp một cách nhanh chóng.
Theo VNE
Mẹo hay trị ngứa Ngứa là biểu hiện thường gặp khi làn da có vấn đề, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Trong trường hợp nặng, các cơn ngứa có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Ảnh: flickr.com Có nhiêu loại thuôc tây giúp trị dứt triêu chứng ngứa. Tuy nhiên, môt sô người có thê dị ứng với...