Điều trị các bệnh lồng ngực – mạch máu tại Cần Thơ
Chuyên khoa ngoại lồng ngực – mạch máu là một trong những thế mạnh của Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ.
Thời gian qua, BV từng bước triển khai nhiều kỹ thuật cao trong lĩnh vực này, người bệnh trong vùng được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng với chi phí hợp lý tại Cần Thơ, đồng thời giảm tải cho tuyến trên.
ThS. BS Nguyễn Văn Trang thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân chuẩn bị xuất viện.
Chú M. H.Ngh (53 tuổi, ở huyện Cờ Đỏ) nhập viện với các triệu chứng của đường tiêu hóa, tuy nhiên trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị kén khí phổi, chỉ định phẫu thuật. ThS. BS Nguyễn Văn Trang, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu BV Đa khoa TP Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật, đánh giá tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, đồng thời, hướng dẫn bệnh nhân kiên trì tập thở và vận động sớm, đi đứng thường xuyên để mau hồi phục, tránh biến chứng.
Theo ThS. BS Nguyễn Văn Trang, bệnh kén khí phổi thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi đã được điều trị. Người bệnh có kén khí ở phổi rất ít triệu chứng lâm sàng. Một số trường hợp có kén khí to hoặc các kén khí vỡ ra sẽ gây tình trạng nặng ngực bên tổn thương, khó thở.
Video đang HOT
Khi xảy ra biến chứng tràn khí màng phổi do kén khí vỡ, bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ như suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh cần tầm soát bệnh lý này sớm để điều trị kịp thời, phòng tránh các nguy cơ biến chứng, đồng thời cải thiện chức năng hô hấp.
Phẫu thuật nội soi lồng ngực nói chung cũng như phẫu thuật nội soi cắt kén khí phổi được bác sĩ Khoa ngoại lồng ngực – mạch máu BV Đa khoa TP Cần Thơ thực hiện thường quy nhiều năm qua. Theo ThS. BS Nguyễn Văn Trang, đây là một trong những kỹ thuật thuộc lĩnh vực phẫu thuật nội soi cắt phổi, những kỹ thuật cao của chuyên ngành ngoại lồng ngực.
Bên cạnh đó, can thiệp mạch máu ngoại biên điều trị tắc động mạch ở tay, chân cũng là thế mạnh của chuyên khoa ngoại lồng ngực BV Đa khoa TP Cần Thơ. Kỹ thuật được triển khai năm 2019, điều trị cho rất nhiều trường hợp song song với kỹ thuật bắc cầu động mạch. Trước đây, bệnh nhân muốn can thiệp, phải chuyển lên TP Hồ Chí Minh, rất tốn kém chi phí, còn hiện nay có thể đến điều trị tại BV Đa khoa TP Cần Thơ, can thiệp tổng thể tắc mạch chi.
ThS. BS Nguyễn Văn Trang chia sẻ, đến nay, khoa đã thuần thục cấp cứu các trường hợp nguy kịch tính mạng như phình động mạch chủ bụng dọa vỡ, kể cả vỡ. Tuy nhiên, trường hợp phình động mạch chủ bụng trên thận và phình động mạch chủ ngực, BV phải chuyển người bệnh lên tuyến trên, với nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng trên đường chuyển viện.
Vì vậy, tập thể khoa nỗ lực để trong thời gian sớm nhất triển khai kỹ thuật can thiệp đặt stent-graft điều trị các bệnh lý này. Ưu điểm vượt bậc của kỹ thuật can thiệp là trong khoảng 2 giờ, so với cuộc mổ kéo dài từ 10 – 12 giờ, cứu người bệnh hồi sinh trong gang tấc, tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp. Tin vui cho người dân miền Tây là BV đã được thông qua kỹ thuật này, trong khi các BV trong vùng chưa đơn vị nào thực hiện.
Bác sĩ CKII Trần Quốc Luận, Giám đốc BV Đa khoa TP Cần Thơ chia sẻ, BV xác định phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực chuyên khoa sâu. Riêng ngoại lồng ngực – mạch máu, BV đã có quá trình hơn 15 năm. Trước đó, nhiều bệnh nhân bị các chấn thương về ngoại lồng ngực phải chuyển lên tuyến trên.
Từ năm 2004, BV triển khai hàng loạt kỹ thuật cao như phẫu thuật bướu cổ nội soi, u phổi, u trung thất, cắt hạch thần kinh giao cảm qua ngã nội soi, điều trị suy tĩnh mạch bằng phương pháp đốt sóng cao tần (RFA), điều trị lõm ngực bằng phương pháp phẫu thuật Nuss…
Năm 2014, Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu được thành lập, đảm nhiệm chức năng phát triển các kỹ thuật chuyên ngành phẫu thuật lồng ngực, mạch máu, tim mạch. Năm 2016, với sự hỗ trợ của BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Khoa thực hiện mổ tim. Sau một thời gian gián đoạn, BV đang tái khởi động chương trình, mong muốn thúc đẩy tiến độ để có thể làm chủ kỹ thuật trong tương lai gần. Các bác sĩ chuyên khoa này thường xuyên phẫu thuật các cấp cứu tối khẩn như: vết thương tim, vết thương mạch máu lớn, phình động mạch chủ bụng vỡ, thủng khí quản, áp xe trung thất…
Theo thống kê, năm 2019, Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu BV Đa khoa TP Cần Thơ thăm khám, điều trị ngoại trú cho hơn 10.300 lượt; điều trị nội trú cho gần 1.500 bệnh nhân; thực hiện gần 800 ca phẫu thuật. “Thời gian tới, BV tiếp tục đầu tư nguồn lực cả về nhân lực, trang thiết bị, hợp tác với các đơn vị y tế tuyến trên, để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này. Cuối năm nay, BV sẽ triển khai thêm một số kỹ thuật cao về phổi và tuyến giáp” – Bác sĩ CKII Trần Quốc Luận cho biết thêm.
Ngã xe đạp, cụ ông 70 tuổi bị thanh gỗ dài 30cm đâm thủng phổi
Đạp xe đi chợ về nhưng do đường trơn trượt nên cụ ông 70 tuổi đã bất ngờ bị ngã và không may bị cây gỗ nhọn đâm xuyên qua vùng ngực phải gây thủng phổi.
Ngày 12/10, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa cứu sống cụ ông L.V.D (70 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) bị thanh gỗ đâm thủng phổi phải.
Theo người nhà ông D. trên đường đi chợ về, ông cụ bất ngờ bị ngã xe đạp do đường trơn trượt. Nhưng không may, ông ngã trúng vào cây gỗ nhọn dưới đất và bị đâm xuyên qua vùng ngực phải.
Ông D. nhập viện trong tình trạng thanh gỗ vẫn còn cắm vào ngực.
Ông D. nhập viện trong tình trạng còn nguyên dị vật cắm vào ngực vùng dưới xương đòn.
Thực hiện chụp CT, kết quả cho thấy, thanh gỗ dài 30cm đâm thủng thuỳ trên phổi phải và làm đứt một số tĩnh mạch trong nhu mô phổi phải của ông D. Tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định xử trí phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật cho bệnh nhân.
Thám sát vết thương thấy dị vật cắm vào thuỳ trên phổi phải sâu 4cm, đường kính 2x2cm, có tràn máu màng phổi phải lượng trung bình và gãy xương sườn số 4. Ekip mổ đã lấy lấy dị vật, lấy hết máu tụ ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Đồng thời, bơm rửa vết mổ, cầm máu, đặt ống dẫn lưu để theo dõi.
Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt và đang được tiếp tục điều trị tại phòng hậu phẫu.
Sốt xuất huyết tăng tại Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh Sáng 10-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát bệnh tật 6 tháng đầu năm 2020. Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2020, có một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2019, gồm: lao phổi, thương hàn,...