Điều trị bướu mỡ thế nào?
Tôi 42 tuổi, trên người tôi có 4 bướu mỡ ở cánh tay, bụng, đùi… Bệnh làm tôi rất tự ti và lo lắng không biết có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào?
Hoàng Thuỳ (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Bướu mỡ gồm một màng mỏng bao bọc một khối tế bào mỡ, có mạch máu nuôi. Bướu có thể nhỏ chừng vài milimét nhưng cũng có thể lớn đến 10 – 15 centimét. Có thể có một hoặc nhiều bướu mỡ xuất hiện cùng một lúc và đa phần là lành tính. Nguyên nhân xuất hiện của bướu là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Để đánh giá rối loạn này, cần làm những xét nghiệm về chuyển hóa.
Do bướu mỡ không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không cần thiết phải bỏ chúng đi. Hiện chưa có biện pháp nào giúp ngăn chặn cho cơ thể đừng bị mọc bướu mỡ hoặc làm chúng nhỏ lại được.
Với những trường hợp như: bướu mỡ trở nên đau, bị nhiễm trùng tái đi tái lại, chảy dịch có mùi hôi, việc mọc bướu mỡ gây ảnh hưởng đến vận động hoặc chức năng của vùng cơ thể liên quan, gia tăng kích thước hoặc gây ảnh hưởng thẩm mỹ hay gây khó chịu cho người bệnh thì có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ, bóc tách.
Bạn có thể đang bị bướu tuyến bã hoặc bướu mỡ, cả hai đều là bướu lành, nhưng muốn biết những bất thường thì bạn nên đi khám ngay chuyên khoa ung bướu để được điều trị.
BS. Văn Bàng
Theo suckhoedoisong
Mẹ hay lo lắng khi mang thai khiến con dễ bị tăng động
Theo một nghiên cứu, những bà mẹ lo lắng khi mang thai và trong vài năm đầu đời của trẻ thì những đứa trẻ lớn lên sẽ có nguy cơ mắc các triệu chứng tăng động.
Video đang HOT
Đây là kết quả của một nghiên cứu lớn, được thực hiện trong một thời gian dài vừa được công bố lần đầu tiên tại Đại hội ECNP ở Copenhagen (Đan Mạch).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thành niên (độ tuổi 16) có nguy cơ mắc các triệu chứng tăng động cao hơn khi người mẹ thường xuyên lo lắng trong quá trình mang thai và trong những năm tháng phát triển đầu đời của trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng tình trạng thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trong giai đoạn lớn lên sau này của trẻ.
Gần đây, một nghiên cứu dài hạn áp dụng trên hơn 3.000 trẻ em trong Nghiên cứu dài hạn về cha mẹ và trẻ em Avon (Avon Longitudinal Study of Parents and Children - ALSPAC) đã chỉ ra rằng sự lo lắng của người mẹ có liên quan đến chứng hiếu động thái quá ở trẻ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra ít có sự liên quan giữa tình trạng lo lắng này với các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác như mất tập trung, thiếu chú ý.
ALSPAC là một dự án dài hạn được thực hiện tại Bristol (Vương Quốc Anh), cho phép các nhà khoa học theo dõi sự thay đổi sức khỏe của trẻ em theo thời gian.
Nghiên cứu đã ghi nhận mức độ của một số triệu chứng thực thể của chứng lo âu như đổ mồ hôi, run rẩy, hoa mắt chóng mặt và mất ngủ ở 8.727 bà mẹ trong giai đoạn từ thai kỳ sớm đến khi những đứa trẻ được 5 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã có thể phân loại mức độ lo lắng của các bà mẹ, tùy thuộc vào tần suất các bà mẹ báo cáo các dấu hiệu lo lắng. Theo đó, về tổng quan, họ phân ra mức độ lo lắng của phụ nữ ở mức thấp, trung bình và cao.
Mẹ hay lo lắng trong khi mang thai sẽ khiến trẻ dễ tăng động khi lớn lên. (Ảnh minh họa: Getty Images Contributor/Courtney Keating)
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cách trẻ em thực hiện các bài kiểm tra chú ý (khi chúng lên 8 tuổi rưỡi) và nhận thấy rằng không có sự khác biệt giữa trẻ em trong khả năng chú ý, bất kể các bà mẹ có lo lắng như thế nào.
Tuy nhiên, thử nghiệm một nhóm lớn hơn với 3.199 trẻ em ở độ tuổi 16 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các triệu chứng tăng động, tùy thuộc vào mức độ lo lắng của người mẹ.
Theo đó, tính trung bình, một đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ có biểu hiện lo lắng cao hoặc có mức độ vừa phải có khả năng có triệu chứng tăng động nhiều gấp đôi so với những đứa trẻ được sinh ra từ một bà mẹ có lo lắng thấp.
Những điều chỉnh đưa trên các yếu tố xã hội và nhân khẩu học cũng cho thấy mối tương quan tương tự.
Điều này có nghĩa là 11% những đứa trẻ có các bà mẹ "lo lắng cao độ" và 11% những đứa trẻ có các bà mẹ "lo lắng vừa phải" có các triệu chứng tăng động.
Chỉ 5% trẻ em từ các bà mẹ "lo lắng thấp" cho thấy các triệu chứng hiếu động thái quá.
Tiến sĩ Blanca Bolea là người chịu trách nhiệm dẫn dắt nghiên cứu này khi bà đang làm việc tại Đại học Bristol. Hiện bà đang là Giáo sư tại Đại học Toronto (Canada).
Tiến sĩ Blanca Bolea cho biết: "Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu chỉ ra rằng sự lo lắng có liên quan đến sự hiếu động của trẻ trong cuộc sống sau này tuy nhiên không có sự liên quan đến sự mất chú ý ở trẻ.
Một cách giải thích được đưa ra là một số triệu chứng của ADHD có liên quan đến sự lo lắng của người mẹ nhưng không phải tất cả các triệu chứng.
Nhìn rộng hơn, nó cho thấy những căng thẳng mà người phụ nữ trải qua có thể xuất hiện ở đứa con của cô ấy, một thế hệ cận kề, điều đáng chú ý là tất cả các bà mẹ đều thông báo về sự gia tăng lo lắng khi mang thai.
Khoảng 28% phụ nữ thực hiện thử nghiệm của chúng tôi đều cho thấy mức độ lo lắng cao hoặc trung bình.
Chúng tôi quan sát chứng tăng động ở 3199 trẻ em và nhận thấy có 224 trẻ có dấu hiệu tăng động, với tỷ lệ tăng động tăng hơn gấp đôi nếu người mẹ bị chứng lo âu trung bình hoặc cao".
Tuy nhiên, ý tưởng này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trên động vật.Nghiên cứu này không thể kết luận chính xác 100% rằng các triệu chứng lo âu trong thai kỳ và đầu đời gây ra chứng tăng động sau này, các tác động di truyền, sinh học hoặc các yếu tố môi trường khác có thể đóng vai trò tác động.
"Chúng tôi không chắc tại sao điều này có thể xảy ra. Nó có thể là do một đứa trẻ đang phản ứng với sự lo lắng nhận thấy ở người mẹ, hoặc có thể có một số tác động sinh học gây ra điều này, ví dụ như hormone căng thẳng trong nhau thai có ảnh hưởng đến não bộ đang phát triển.
ADHD là một căn bệnh gây tranh cãi và dường như không có bất kỳ nguyên nhân nào, mặc dù chúng tôi biết rằng nó có thể là do di truyền.
Công trình này cho thấy sự lo lắng của người mẹ là một yếu tố có liên quan đến ADHD, nhưng chúng ta cần thêm một số nghiên cứu để xác nhận điều này và các nguyên nhân khác", Tiến sĩ Blanca Bolea chia sẻ.
Đưa ra ý kiến về nghiên cứu này, Giáo sư Andreas Reif (Bệnh viện Đại học, Frankfurt, Đức) cho rằng đây là một nghiên cứu rất thú vị với lượng mẫu phân tích lớn.
Tuy nhiên, Giáo sư Andreas Reif cũng lưu ý các nhà khoa học phải thận trọng tránh nhầm lẫn giữa sự liên quan của hai hiện tượng với nguyên nhân thực sự.
ADHD và các đặc điểm lo lắng là tương quan về mức độ di truyền, phát hiện này có thể phản ánh đúng các ảnh hưởng di truyền được chia sẻ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không phải là về rối loạn lo âu hoặc ADHD, mà là các đặc điểm liên quan.
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn những dữ liệu này thêm vào hình ảnh thể hiện rõ ADHD / tăng động, lo lắng và rối loạn lưỡng cực có mối liên quan với nhau.
Vương Thủy
Theo Sciencedaily/giaoduc.net
Chàng trai 21 tuổi thối nửa người do căn bệnh chưa có thuốc chữa 21 tuổi nhưng K. đã có thâm niên nằm viện 13 năm. Ngoài mất 1 chân, giờ chàng trai trẻ không thể ngồi do nửa người dưới đã bị loét. Đã 13 năm nay, Đào Văn K., 21 tuổi ở Thái Bình phải gắn chặt cuộc sống với bệnh viện do mắc căn bệnh Hemophilia (bệnh máu khó đông). Bệnh tật khiến K....